Nguyên nhân từ phía gia đình

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho con trong gia đình đô thị hiện nay ( Qua nghiên cứu tại trường THCS quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 52)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.1.2.3. Nguyên nhân từ phía gia đình

* Gia đình có mối bất hòa, không khí tiêu cực xâm lấn

Không ít người khẳng định môi trường không lành mạnh ngay trong mỗi gia đình cũng rất quan trọng. Đó là sự bất hoà, xử sự thô bạo, không tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên, không khí gia đình căng thẳng, tình cảm lạnh nhạt, bố mẹ không gương mẫu, bố mẹ ly hôn, cuộc sống tình cảm thiếu thốn, đời sống vật chất, tinh thần có nhiều khó khăn… đã làm cho các em bị hẫng hụt, bi quan sinh ra chán nản trong học tập rồi rơi vào các tệ nạn xã hội trong đó có bạo lực học đường.

Có 35,0% trẻ em trả lời trong gia đình mình mọi người đối xử với nhau có tình yêu thương; 64,4% trả lời không có tình yêu thương và có 0,6% không trả lời. 41,7% cho rằng trong gia đình mình có sự đối xử thiếu công bằng giữa các con trong cùng một nhà; 57,8% đối xử công bằng. Mỗi thành viên trong gia đình cũng sống rất tùy tiện chiếm khá lớn: 28,5%; 71,1% sống không tùy tiện. 36,7% mọi người đối xử với nhau có gia giáo, quy tắc; 62,8% không có gia giáo, quy tắc.

52

Biểu đồ 2.3. Quan hệ ứng xử trong gia đình

Như vậy, trong các gia đình trên, nền móng của sự cố kết không mấy vững chắc, sợi dây tình cảm mong manh, cuộc sống thiếu giáo dục có hệ thống, cộng thêm những tính toán cá nhân ích kỷ, sống thiếu bình đẳng, không chăm sóc đến những người thân khác. Đó chính là nguồn gốc của sự đổ vỡ, bất hạnh của bao gia đình. Đồng thời đó cũng là những nguyên nhân sâu xa từ gia đình, tác động đến những nhận thức sai lệch và hành vi sai lệch của trẻ em.

Mọi người ai cũng cần có một gia đình hạnh phúc bền vững. Đối với trẻ em, không chỉ thế, gia đình hạnh phúc còn là tổ ấm nâng đỡ từng bước trưởng thành. Trong một gia đình hạnh phúc điều làm cho người ta cảm nhận được đầu tiên là không khí của gia đình.

Kết quả khảo sát về tình trạng gia đình của các em cho thấy: chỉ có 36,2% gia đình có sự hòa hợp; 20,0% gia đình đầm ấm.

Số liệu trên còn cho ta thấy các gia đình sống thiếu hòa hợp, thiếu bầu không khí đầm ấm còn chiếm tỷ lệ rất cao. Đặc biệt còn 63,2% gia đình sống thiếu sự hòa hợp. Một gia đình không hòa thuận tất yếu phải có nguyên nhân từ các mâu thuẫn chưa giải quyết được trong gia đình. Kết quả khảo sát cũng cho biết, những bất hòa xảy ra trong gia đình các em có nhiều lý do khác nhau: 45,6% là do mọi người không hiểu nhau từ chuyện bình thường; 42,8% do bố, mẹ không nhường nhịn nhau; 35,0% do tiền bạc làm mất tình cảm trong gia đình; 26,1% do mẹ không quan tâm tới gia đình; 16,1% do bố uống rượu, nghiện mà túy; 7,3% do

53

gia đình quá khó khăn; 6,1% do bố, mẹ chơi cờ bạc; 2,8% do bố, mẹ ngoại tình và 20,6% do những nguyên nhân khác.

Biểu đồ 2.4. Nguyên nhân bất hòa trong gia đình

Ở đây nổi bật lên nguyên nhân mọi người trong gia đình không hiểu nhau (45,6%). Tiếp đến là gia đình có bố, mẹ hay cãi nhau (42,8%). Điều trên phải chăng là vì trong các gia đình có vấn đề thiếu dân chủ, thiếu bình đẳng (41,1%), mọi người ít quan tâm chăm sóc nhau (35,0%).

Trong cuộc sống, thông thường bất hòa giữa mọi người với nhau đều có nguồn gốc liên quan các vấn đề kinh tế. Khảo sát này cũng không nằm ngoại lệ, mối bất hòa do tiền bạc chiếm khá cao (35,0%). Phải chăng khi các gia đình đã kiếm được nhiều tiền rồi thì sự tôn trọng lẫn nhau trong gia đình không còn được như xưa. Qua tìm hiểu chúng tôi cũng được biết rõ hơn về điều này: „„Ngày trước gia đình cái Nga có thế đâu. Kể từ khi ông, bà cho chồng nó ít tiền đền bù đất đai để lấy vốn làm ăn. Nay làm ăn được, về coi vợ như mẻ ấy. Hơi tí lại dở giọng tiền, cái gì cũng tiền. Tóm lại thà nghèo một tí còn hơn có tiền rồi mà cuộc sống tinh thần khổ vậy thì sống sao được và làm sao làm gương tốt cho con cháu sau này chứ‟‟ (Nữ, 45 tuổi, buôn bán).

Những số liệu chỉ ra trên đây chính là đầu mối của những bất hòa trong gia đình, là nguyên nhân sâu xa dẫn đến những hành vi sai lệch của con cái trong gia đình và là căn nguyên của sự thiếu hạnh phúc trong gia đình.

54

* Mối quan hệ tình cảm của cha, mẹ đối với con

Khoảng cách tâm lý, tình cảm giữa các thành viên trong gia đình gia tăng, liên kết giữa họ trở nên lỏng lẻo, sự cân bằng tâm lý, củng cố - tình cảm giữa các thành viên gia đình chưa được quan tâm, củng cố. Một mặt, do lối sống công nghiệp khẩn trương, yếu tố kĩ trị làm con người sống duy lý hơn tình, ít quan tâm đến những người xung quanh, mặt khác, trong cơ chế thị trường các thành viên trong gia đình dành thời gian không đủ giao lưu tâm lí, tình cảm và tin tưởng. Vì vậy mà uy tín của cha mẹ đối với con cái giảm, đồng thời cha mẹ không thể hiểu con mình nên không thể có phương pháp phù hợp. Chính trong quá trình giao lưu các thành viên của gia đình mới hiện thực hóa nhiều chức năng của gia đình: ở đó có cả sự thống nhất xúc cảm, sự trao đổi thông tin và sự truyền kinh nghiệm sống từ thế hệ trước cho thế hệ sau, sự thiện cảm và sự ủng hộ lẫn nhau về mặt đạo đức giữa họ.

Qua cuộc khảo sát về tình trạng bạo lực trong học sinh chúng tôi cũng quan tâm đến thái độ của những người làm cha, làm mẹ khi con cái có hành vi bạo lực, bởi điều này có ảnh hưởng quan trọng tới diễn biến tâm lý và việc điều chỉnh hành vi của các em. Kết quả thật đáng buồn: Có 41,7% các em nói rằng bị cha mẹ “mắng chửi và đánh”; 9,4% cha mẹ “khuyên bảo nhẹ nhàng”; 6,3% yêu cầu phải “xin lỗi bạn”; và có đến 42,6% nói rằng “cha mẹ không quan tâm đến hành vi đánh nhau của con cái”.

Khi được hỏi: “Khi em đánh nhau với bạn thì bố, mẹ em có biết được điều này hay không”? Trả lời: “Úi dào, ông ấy có biết gì đâu. Suốt ngày chỉ quan tâm đến thằng con của bà vợ kế chứ có quan tâm gì đến em đâu. Thế nên có biết hay không cũng không quan trọng” (Nam, lớp 8, trường THCS Nguyễn Trãi).

Hoặc: “Làm sao mà ông, bà ấy biết được. Đi suốt ngày, rồi đi công tác nước ngoài, nước trong có ngồi ăn cơm cùng gia đình được mấy bữa vậy thì lúc nào mà quan tâm, hỏi han cơ chứ. Cần gì thì cứ nói sẽ được đáp ứng ngay”

(Nam, lớp 7, trường THCS Lê Hồng Phong).

Những con số và lời tâm sự rất thật của các em trên đây đáng gióng lên hồi chuông báo động về vai trò làm cha mẹ trong gia đình hiện nay. Chính sự thờ ơ, vô cảm và vô trách nhiệm của nhiều bậc làm cha làm mẹ đối với con cái,

55

cộng thêm phương pháp giáo dục sai lầm sẽ là mảnh đất nuôi dưỡng hiện tượng bạo lực phát triển trong học sinh.

* Gia đình thiếu sự liên lạc với nhà trường

Tuyệt đại đa số trẻ em được thu hút học tập trong các trường phổ thông từ cấp trung học cơ sở trở xuống. Trong nhà trường, các em có mối liên hệ với thầy, cô và bè bạn. Những kết quả tu dưỡng học tập và rèn luyện của các em được phản ánh thường xuyên qua các chỉ số về điểm học tập và những nhận xét đánh giá của các thầy, cô và tập thể lớp. Vì vậy, không ai có thể phủ nhận những đánh giá của nhà trường về các em qua hoạt động theo dõi, giám sát các em trong học tập và tu dưỡng đạo đức.

Đối với gia đình, việc liên hệ thường xuyên để kết hợp với nhà trường trong theo dõi, giám sát để kịp thời động viên, uốn nắn những sai lệch của con em mình là rất cần thiết. Theo kết quả khảo sát, chỉ có 38,3% trẻ em trả lời bố, mẹ thường xuyên liên lạc với nhà trường; 54,4% em trả lời bố, mẹ không liên lạc với nhà trường; và 7,2% không trả lời.

2.2. Vai trò của gia đình trong giáo dục đạo đức cho trẻ em

Gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên, là môi trường đầu tiên và cũng là tiểu môi trường trọn đời của mỗi con người. Trước đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Gia đình không những là môi trường đầu tiên mà còn là môi trường quan trọng trong việc giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách cho mỗi con người. Nói cách khác, gia đình là môi trường không thể thiếu và cũng không thể thay thế được đối với sự phát triển của mỗi con người. Bởi, “gia đình là trường học đầu tiên” trước khi con người đến với trường đời. Gia đình ở thời nào cũng có chức năng tái sản xuất con người, nuôi dưỡng và giáo dục thế hệ trẻ thành những thành viên hữu ích cho cộng đồng. Chức năng giáo dục của gia đình cũng được gọi là việc xã hội hóa cá nhân, đó là quá trình dạy dỗ đứa trẻ từ con người sinh học thành con người xã hội.

Từ ấu thơ đến khi trưởng thành, bố mẹ và gia đình đã nuôi nấng, dạy bảo để tạo ra một người con có thể chất khỏe mạnh, có tư cách đạo đức phù hợp với xã hội, có đủ tài năng để đảm đương công việc ngoài xã hội cũng như trong gia

56

đình. Trong ba tiêu chuẩn nêu trên, gia đình có vai trò quyết định trong việc tạo lập cho trẻ một nhân cách và một thể lực khỏe mạnh. Qua điều tra tại quận Hà Đông, có 89% số người được hỏi cho rằng gia đình không chỉ là môi trường đầu tiên mà còn là nơi quan trọng nhất hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em.

Giáo dục gia đình tạo ra những cơ sở mang tính chất nền tảng đạo đức, tư tưởng, trí tuệ, tính cách cho đứa trẻ. Trên những nền tảng đó con người tiếp thu sự tác động của các yếu tố khác thông qua nhà trường và xã hội. "Giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội vốn đòi hỏi đồng bộ cho việc hình thành nhân cách học sinh. Những giá trị được trang bị giúp các em hình thành các phẩm chất giá trị của nhân cách..."

Để thấy được tầm quan trọng của gia đình đối với việc giáo dục đạo đức cho con, có 74% các bậc cha mẹ được hỏi trả lời rằng việc một đứa trẻ hư thì lỗi đầu tiên thuộc về gia đình. Nhưng trong đó vẫn có một số lớn người đổ lỗi hoàn toàn cho xã hội (chiếm 15,1%) và nhà trường (11,0%). Khi phỏng vấn sâu chúng tôi được biết: “Bố, mẹ cũng quan tâm đến con đấy nhưng bận tối ngày rồi chỉ hỏi han và nhắc nhở học hành được ít thôi. Với lại tôi cũng tin tưởng vào nhà trường vì phần lớn thời gian chúng nó được nhà trường quản lý, dạy dỗ rồi còn gì ” (Nữ, 37 tuổi, kinh doanh buôn bán).

Với suy nghĩ trên, hầu hết các bậc phụ huynh cho rằng như vậy là mình đã quan tâm đến con rồi. Nhưng thế vẫn chưa đủ vì điều kiện không cho phép nên không giám sát được con mình có đi học hay không và chúng kết thân với bạn thuộc loại nào thì làm sao có thể ngăn chặn kịp thời khi có những hành động xấu xảy ra. Bên cạnh đó, trẻ em còn ảnh hưởng rất lớn của truyền thông đại chúng như : Internet, băng, đĩa hình mang nội dung bạo lực, đồi trụy,.... nếu bố, mẹ cứ thấy con xin tiền đi học mà không kiểm soát chặt chẽ chúng sử dụng tiền ấy như thế nào thì cũng dễ dẫn đến những tiêu cực không thể lường trước được.

Như vậy, vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục đạo đức cho con là không thể thay thế. Hơn ai hết, cha mẹ là những người sinh ra, nuôi dưỡng và gần gũi nhất đối với con cái. Nên con cái ngoan hay hư phụ thuộc cơ bản vào sự giáo dục của cha mẹ. Ông bà hay những người khác trong gia đình cũng có thể giáo dục trẻ nhưng không thể thay thế được cha mẹ vì hơn ai hết, cha mẹ là những người gần gũi, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của con cái từ đó

57

mới có thể đưa ra những lời khuyên giải, dạy dỗ mà con cái có thể chấp nhận một cách hiệu quả nhất. Kết quả điều tra cho thấy 50,7% những người được hỏi nói rằng người có ảnh hưởng lớn nhất trong việc giáo dục đạo đức đối với con cái trong gia đình chính là cha và mẹ của chúng tiếp đến là người mẹ (chiếm 30,1%); bố chiếm 16,4%. Điều này một lần nữa khẳng định vai trò lớn lao của cha, mẹ trong giáo dục đạo đức đối với con cái. Dù ở thời đại nào, trong hoàn cảnh xã hội nào thì giáo dục đạo đức trong gia đình cũng giữ một vai trò quan trọng không thể thay thế. Qua các số liệu điều tra đã nêu ra ở trên, đa số các bậc cha mẹ nhận thức được tầm quan trọng của gia đình trong giáo dục đạo đức cho con.

Nhưng quay lưng lại với giáo dục gia đình truyền thống, không ít bậc cha mẹ do không xác định được nội dung giáo dục gia đình đã đi tới chỗ đồng nhất giáo dục gia đình với giáo dục nhà trường. Giáo dục của họ đối với con cái nếu có chỉ là sự tiếp tục, sự kéo dài giáo dục của nhà trường, đoàn thể xã hội. Như vậy, họ đã không nhìn nhận giáo dục gia đình với tư cách là một thiết chế, một môi trường giáo dục có nội dung và phương pháp riêng biệt. Nhiều bậc cha mẹ hoàn toàn tin tưởng rằng giáo dục trẻ em là công việc của nhà trường và xã hội và họ yên tâm về tương lai của con cái khi gửi con vào hệ thống giáo dục xã hội. Chính vì vậy “Thiết chế gia đình Việt Nam đang chuyển tiếp từ truyền thống sang hiện đại và nó đã xuất hiện những bất ổn”.

Có khá nhiều người cho rằng giáo dục đạo đức trong nhà trường không chỉ là sự tiếp tục của giáo dục gia đình mà còn là môi trường đào tạo cho con người có trình độ năng lực, có phẩm chất đạo đức, có bản lĩnh chính trị vững vàng, nhằm phát triển toàn diện con người. Giáo dục nhà trường là giáo dục có bài bản, có hệ thống và kết hợp với nhiều loại hình giáo dục khác. Cho nên, giáo dục nhà trường có một ý nghĩa độc đáo và quan trọng trong việc hình thành ý thức và nhân cách đạo đức. Qua khảo sát tại quận Hà Đông, khi hỏi nhà trường có thể thay thế gia đình để giáo dục đạo đức cho trẻ em không, có tới 45,2 % trả lời là có thể; 53,4% nói không thể và 1,4% trả lời không biết. Xét theo mối tương quan giữa học vấn với câu trả lời trên có 48,0% gia đình có bố, mẹ tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT); 44,4% gia đình có bố, mẹ tốt nghiệp Đại học, cao đẳng và 30,8% gia đình có bố, mẹ tốt nghiệp từ Đại học trở lên trả lời là có thể. Những tưởng tỷ lệ phần trăm tin và phó thác con em mình

58

cho nhà trường như vậy chỉ thuộc những bậc phụ huynh tốt nghiệp THPT và BTVH thôi, nhưng con số đưa ra dưới đây đã phản ánh số lượng khá lớn những người làm cha, làm mẹ có học vấn cao từ CĐ, ĐH và trên ĐH cũng có thể phó thác con mình cho nhà trường. Hầu như đa phần trong số họ giờ cũng tin tưởng vào nhà trường vì họ cho rằng nhiều trường có danh tiếng, có chương trình giảng dạy tốt và học phí họ phải đóng cho con hàng tháng cao nên chất lượng giảng dạy không có gì phải lo nữa. Qua phỏng vấn sâu để làm rõ hơn thực trạng

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho con trong gia đình đô thị hiện nay ( Qua nghiên cứu tại trường THCS quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)