Trung thực và thẳng thắn

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho con trong gia đình đô thị hiện nay ( Qua nghiên cứu tại trường THCS quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 68)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.3.5. Trung thực và thẳng thắn

Trong đời sống, sự thể hiện lòng trung thực thông qua hành vi con người giúp ta nhận biết phẩm chất đạo đức của họ. Chưa bao giờ lòng thành thật của con người và sự trung thực trong lối sống, lối làm việc lại tụt dốc thảm hại như ngày nay. Chỉ vì đồng tiền, danh lợi, địa vị cao sang, cuộc sống mưu sinh và vì cái “tôi”,... mà bao người đã bất chấp tất cả để đạt được ý nguyện của mình. Lòng trung thực không được giáo dục sẽ sản sinh ra biết bao con người xấu xa, biết bao hiện tượng tiêu cực và tệ hại. Không có lương tâm sẽ không có sự trung thực, không có tinh thần trách nhiệm, không có sự công bằng nơi ý thức của mỗi thành phần xã hội. Vì thế, vì tương lai của các thế hệ mai sau, chúng ta hãy bình tĩnh nhìn lại mình, nhìn lại những hiện tượng xấu xa ấy để tìm phương thức điều trị sao cho hiệu quả. Giáo dục đạo đức thường xuyên và có phương pháp khoa học sẽ là biện pháp giúp chấn chỉnh lần hồi đạo đức con người.

Chúng ta có thể củng cố, phục hồi và nâng cao đạo đức đang bị suy thoái trầm trọng. Những hiện tượng suy thoái về đạo đức trong đó lòng trung thực bị xói mòn và nhiều người xem là "chuyện bình thường" khiến cho chúng ta không khỏi lo lắng cho các thế hệ tiếp nối.

Điều tra ở quận Hà Đông cho thấy, so với tất cả những đức tính trên thì đức tính này không được đánh giá cao. Chỉ có 13,6% số người được hỏi cho rằng đây là điều rất quan trọng; 46,8% cho rằng khá quan trọng; 32,8 cho rằng bình thường và 6,8% số người không có ý kiến.

Bảng 2.11. Nhận thức về tầm quan trọng của lòng trung thực, thẳng thắn

Số lượng Tỷ lệ (%) Rất quan trọng 10 13,6 Khá quan trọng 34 46,8 Bình thường 24 32,8 Không có ý kiến 5 6,8 Cộng: 73 100,0

68

Nhìn vào bảng số liệu trên thấy rõ điều này. Vì sao lại nghịch lý như vậy? Để giải thích thêm cho vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu:

“Nói thật với chị ai chẳng smuốn con mình học được đức tính thật thà, nhưng còn tùy từng nơi, từng lúc chứ. Thời buổi bây giờ ra ngoài xã hội nói thật thì chỉ chết thôi. Người ta cứ nói dối đầy ra đấy có sao đâu. Miễn là được việc của mình là tốt rồi” (Nữ, buôn bán, 32 tuổi).

Phỏng vấn thêm đối tượng khác với trình độ học vấn khác chúng tôi cũng nhận được ý kiến tương tự như vậy: Dạy con thì cũng vẫn dạy thôi, chứ tuyệt đối quá, thẳng thắn quá cái gì cũng đứng ra nói tuột là chết có ngày. Nói chung là phải lựa. Ví dụ trong cuộc họp phải lựa lời mà nói chứ nghĩ sao nói vậy nhiều khi là nguy. Biết đâu những đóng góp thiết thực của mình ngày hôm nay lại là nguyên nhân của việc mình bị hạ chức ấy chứ” (Nam, 52 tuổi, cán bộ nhà nước).

Nhiều người trong nhiều lĩnh vực khác nhau và nghề nghiệp khác nhau được hỏi có ý kiến gần giống nhau về vấn đề này. Không ai ủng hộ việc dối trá, rõ ràng là họ nhận thức được tầm quan trọng của tính thẳng thắn, trung thực, nhưng không phải ai cũng khuyên con cái mình nhất nhất phải như vậy. Phần lớn họ đều nói rằng con người phải biết lựa thời cơ để nói, để thể hiện quan điểm của mình. Nhưng đối với trẻ vị thành niên thì chúng khó mà biết được thế nào là lựa lời mà nói, mà thể hiện, ranh giới giữa những điều đó thật mù mờ. Nếu các bậc cha mẹ khuyên bảo, dạy dỗ con cái không đúng phương pháp về vấn đề này thì sẽ dễ dàng nhận được kết quả ngược lại.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho con trong gia đình đô thị hiện nay ( Qua nghiên cứu tại trường THCS quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)