Lòng hiếu thảo đối với cha, mẹ

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho con trong gia đình đô thị hiện nay ( Qua nghiên cứu tại trường THCS quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 61)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Lòng hiếu thảo đối với cha, mẹ

Trong gia đình truyền thống Việt Nam, giáo dục đạo đức được đặc biệt coi trọng, trong đó chữ “hiếu” luôn đứng ở vị trí đầu tiên. Mỗi cá nhân đều phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc, chuẩn mực đạo đức của gia đình, gia tộc, tuân theo nề nếp gia phong “trên bảo dưới nghe”, “trên kính, dưới nhường”, khác đi thì đều bị coi là bất hiếu và bị trừng trị nghiêm khắc.

Thế nhưng thời nay khi kinh tế gia đình khá giả, cuộc sống được nâng cao thì cha mẹ coi việc làm sao cho con mình được đầy đủ, sung sướng hơn ngày xưa là điều hợp lý. Đưa đón học hành, chăm chút vật chất, tiền bạc... không để thua kém chúng bạn cùng trang lứa, cho con tha hồ vui chơi mà chẳng khi nào yêu cầu con giúp cha mẹ các chuyện bình thường trong gia đình. Những sự cưng chiều, lo lắng, bảo bọc thái quá đã tạo cho các con tâm lý ỷ lại, biếng nhác, lạm dụng sự đáp ứng của cha mẹ. Nhiều bậc cha mẹ lao động vất vả, nhưng luôn bao biện cho con tất cả mọi việc trong nhà và cho rằng chúng còn phải nghỉ ngơi để lấy sức học hành cho tốt để sao bằng bạn bằng bè, thay vì phân công chúng làm những công việc tùy theo độ tuổi, khả năng, để tạo ý thức

61

trách nhiệm với gia đình. Chính vì những lý do đó, trẻ em ngày nay dần trở thành những đứa con chỉ biết học và tiếp thu những tri thức khoa học tiên tiến mà gần như bỏ qua phần học trở thành một người con hiếu thảo.

Theo số liệu điều tra xã hội học cho thấy lòng hiếu thảo của con với cha mẹ đã bị giảm xuống còn 86,4% số người được hỏi cho rằng rất quan trọng và 13,6% cho rằng khá quan trọng.

Ngoài số liệu được điều tra, khi tiến hành phỏng vấn sâu, chúng tôi cũng thu được những thông tin có ý kiến tương tự: “Thực ra trong lòng ai chẳng muốn con cái hiếu thảo với cha, mẹ, nhưng bây giờ chẳng mong chờ được gì ở chúng nó đâu. Sau này mong cho chúng nó độc lập được không phải nhờ cậy đến bố, mẹ là may rồi”(Nữ, 38 tuổi, kinh doanh).

Quan niệm và thái độ của các bậc cha mẹ về việc giáo dục lòng hiếu thảo cho con thời nay thật đáng buồn và đây chính là một hồi chuông cảnh tỉnh cho những bậc phụ huynh nào có những suy nghĩ sai lầm. Giờ đây, họ có thể cân nhắc lại cách nuôi dạy con của mình vẫn chưa muộn.

2.3.2. Tình yêu thương, trách nhiệm đối với anh, chị, em, trong gia đình

Hiếu thảo với bố mẹ là một đức tính quan trọng mà bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng mong muốn con mình có. Bên cạnh đó, tình yêu thương, sự quan tâm và trách nhiệm đối với anh chị em trong gia đình cũng là một đức tính rất quan trọng. Trong mỗi gia đình, dòng họ thì sự đoàn kết giữa các thành viên là quan trọng nhất. Tình thương yêu là một nhân tố quan trọng để gắn kết mỗi cá nhân trong gia đình và xã hội, là nền tảng để tạo nên một xã hội văn minh. Chính vì thế, giáo dục tình yêu thương cho mỗi người là một trong những mối quan tâm không những của gia đình, dòng họ, làng xã, mà cả trong toàn xã hội. Chính vì vậy mà đoàn kết, yêu thương và trách nhiệm giữa các anh chị em với nhau là một phẩm chất quan trọng cần được truyền dạy cho con cháu cũng như được các gia đình truyền thống đã quan tâm giáo dục. Theo đánh giá của cuộc khảo sát có 69,9% số người được hỏi trả lời tình yêu thương và trách nhiệm đối với anh, chị, em là rất quan trọng; 28,8% cho là khá quan trọng và 1,4% cho rằng bình thường.

Nếu trong một gia đình mà ở đó các anh chị em thường xuyên mất đoàn kết và sống vô trách nhiệm với nhau thì không thể gọi là một gia đình hạnh phúc. Dù có một cuộc sống vật chất đầy đủ thế nào mà con cái không yêu

62

thương nhau thì bất cứ cha mẹ nào cũng đều thấy phiền lòng. Họ không bao giờ có cảm giác hạnh phúc và yên ổn. Khi nói về điều này, chúng tôi được nghe tâm sự sau đây: “Có cơm ngon, áo đẹp, có xe cộ đi lại, có tiền tiêu thoải mái nhưng con cái đối xử với nhau không ra gì thì bố mẹ nào mà không chán. Con cái là tương lai của bố mẹ, chúng nó mà mất đoàn kết, đánh, cãi, chửi nhau suốt ngày thì bố mẹ cũng khổ tâm lắm. Coi như thế là không dạy được con” (Nữ, 46 tuổi, công nhân).

Xét theo tương quan về trình độ học vấn của các bậc phụ huynh : ở trình độ THPT và BTVH chiếm tỷ lệ 66,0% ; đại học, cao đẳng chiếm 66,7% và trên đại học 84,6%.

Bảng 2.5. Tương quan học vấn và việc đánh giá về tầm quan trọng của việc giáo dục tình yêu thương và trách nhiệm giữa con cái (%)

Mức độ Trình độ học vấn

THPT ĐH, CĐ Trên ĐH

Rất quan trọng 66.0 66.7 84.6

Khá quan trọng 32.0 33.3 15.4

Bình thường 2.0 0.0 0.0

Ngày nay, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, trước sự xói mòn của các giá trị đạo đức truyền thống, nên trình độ học vấn có ảnh hưởng đến cách nhìn nhận về việc giáo dục tình yêu thương cũng khác nhau. Quan sát bảng trên ta thấy bố, mẹ có học vị càng cao thì càng có ý thức giáo dục tình yêu thương cho con càng lớn. Tuy nhiên, con số lớn nhất cũng chỉ tới 84,6% bố, mẹ cho rằng giáo dục tình yêu thương là quan trọng và tỷ lệ thấp hơn đáng kể chỉ có 66,0%. Điều này cũng chứng tỏ rằng dù có ý thức thế nào đi nữa mà ý thức đó không đi đôi với hành động thì giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục tình yêu thương nói riêng cũng sẽ không những được cải thiện mà còn có chiều hướng đi xuống.

Ngoài yếu tố học vấn thì nghề nghiệp cũng là một yếu tố dẫn đến sự khác nhau trong quan niệm của các bậc cha, mẹ trong vấn đề này.

63

Bảng 2.6.Tương quan nghề nghiệp và việc đánh giá về tầm quan trọng của việc giáo dục tình yêu thương và trách nhiệm giữa con cái

(%) Mức độ Nghề nghiệp Công nhân Giáo viên Bộ đội/ công an Cán bộ nhà nước Buôn bán/DV Khác Rất quan trọng 66.7 75.0 77.4 68.8 54.5 60.0 Khá quan trọng 33.3 25.0 19.4 31.3 45.5 40.0 Bình thường 0.0 0.0 3.2 0.0 0.0 0.0

Tuy nhiên, do tác động từ nhiều yếu tố khác nhau nhưng đặc biệt là nghề nghiệp nên việc giáo dục tình yêu thương không tránh khỏi có những nhận định khác nhau. Đối với bậc cha, mẹ có nghề buôn bán họ coi rằng đức tính này không mấy quan trọng nên thang đánh giá đầu tiên chỉ có tới 54,5%. Cao nhất vẫn là nghề bộ đội/công an và nghề giáo viên lần lượt là 77,4% và 75,0% .

Tóm lại, việc giáo dục cho con cái tình yêu thương và trách nhiệm với nhau là một nội dung mà đa số các bậc cha mẹ giờ đây không còn chú ý nhiều đến nữa. Đó là do ngày nay đời sống « vật chất » đã dần thay thế cho đời sống « tinh thần ». Cuộc sống hối hả, bận rộn lo cơm, áo, gạo, tiền và luôn đề cao cái « tôi » của mình nên họ đã có những nhận thức kém hơn đức tính này so với trước kia. Trẻ em sống trong một gia đình có bố, mẹ nhận thức như vậy thì làm sao mà giáo dục con và lưu giữ, duy trì được truyền thống quý báu của cha ông ta để lại.

2.3.3. Lễ phép, kính trọng đối với người trên

Trong xã hội ngày nay khi nhiều vấn đề kỷ cương phép nước chưa được tôn trọng thì việc giáo dục về phép tắc, lễ nghĩa đối với trẻ em chính là hướng tới việc giáo dục những công dân biết tuân thủ đúng đắn pháp luật trong tương lai.

64

Tuy nhiên, số người ủng hộ ý kiến cho rằng cần phải giáo dục sự lễ phép và kính trọng đối với người lớn là cao song thực tế lại không đáp ứng được mong muốn đó. "Trong những năm gần đây, những chuẩn mực giá trị trong đó có chuẩn mực về sự lễ phép bị giảm sút về ý nghĩa và vai trò trong cuộc sống thực tiễn, 67,5% số người được hỏi có nhận định như vậy" [8, tr.128]. Sự giảm sút này là một cảnh báo đối với xã hội nói chung và đối với mỗi gia đình nói riêng. Khi điều tra tại quận Hà Đông, 67,2% những người được hỏi cho rằng đức tính này là rất quan trọng; 32,8% đánh giá là khá quan trọng.

Việc dạy trẻ lễ phép và kính trọng người lớn là điều rất quan trọng trong việc hình thành phẩm chất đạo đức cho trẻ. Qua tâm sự về vấn đề này chúng tôi cũng hiểu rõ hơn nhận định của người dân nơi đây:

“Để hình thành thói quen lễ phép và kính trọng với người lớn cho trẻ thì ngay từ khi trẻ biết giao tiếp với mọi người, cha mẹ cần dạy trẻ có những cử chỉ giao lưu thân thiện như: cười, vẫy tay chào… Khi trẻ biết nói, cha mẹ cần tập cho trẻ thói quen chào hỏi mọi người; đối với trẻ trẻ lớn hơn, hãy tập cho trẻ cách nói cảm ơn, xin lỗi và nhắc nhở trẻ nói kèm theo các từ “ạ”, “vâng”, “dạ”… với người lớn tuổi”. (Nữ, 40 tuổi, giáo viên)

Do đó, cha mẹ cần là tấm gương sáng cho trẻ về hành vi lễ phép và kính trọng với người lớn. Từ đó, trẻ sẽ học hỏi được sự lễ phép và kính trọng người lớn từ chính hành vi và thái độ của cha mẹ. Khi cha mẹ tỏ thái độ không tôn trọng, không lễ phép với ai đó thì trẻ nhỏ rất dễ học hỏi điều này. Vì vậy, cha mẹ phải luôn chú ý tới hành vi và thái độ của mình đối với mọi người. Khi cha mẹ mâu thuẫn với một ai đó, tốt nhất không để trẻ thấy thái độ này, tránh việc trẻ bắt chước và làm theo.

Có sự khác biệt về vấn đề này giữa những người có trình độ học vấn khác nhau. Bảng số liệu sau sẽ cho thấy điều này.

Bảng 2.7. Tương quan học vấn và việc đánh giá về tầm quan trọng của việc giáo dục con cái sự lễ phép và kính trọng đối với người trên (%)

Tầm quan trọng

Trình độ học vấn

THPT/BTVH ĐH, CĐ Trên ĐH

65

Khá quan trọng 43,5 29,6 21,3

Phần lớn các bậc cha mẹ đều đánh giá đức tính này là rất quan trọng, cần phải giáo dục cho con cái, riêng đối với những người có trình độ học vấn THPT/BTVH thì chỉ có 52,5% số người nhận định như vậy. Rõ ràng là trình độ học vấn có tác động nhất định đến nhận thức của người dân.

Yếu tố nghề nghiệp cũng tạo ra sự khác biệt lớn. Nếu 76,9% giáo viên cho rằng đây là vấn đề rất quan trọng thì chỉ có 54,6% những người buôn bán nhận định như vậy. Đó là một sự chênh lệch khá lớn.

Bảng 2.8. Tương quan nghề nghiệp và việc đánh giá về tầm quan trọng của việc giáo dục con sự lễ phép và kính trọng đối với người trên (%)

Tầm quan trọng Nghề nghiệp Công nhân Giáo viên Bộ đội/ công an Cán bộ nhà nước Buôn bán/DV Nghề khác Rất quan trọng 69,7 76,9 72,1 70,3 54,6 59,6 Khá quan trọng 30,3 23,1 27,9 29,7 45,4 40,4

Nhìn chung, các bậc phụ huynh ý thức được tầm quan trọng của việc dạy dỗ con về sự lễ phép và lòng kính trọng đối với người trên, nhưng so với hai đức tính: hiếu thảo với cha mẹ và yêu thương, trách nhiệm đối với các anh chị em thì tầm quan trọng đã giảm đi rất nhiều.

2.3.4.Tôn sư, trọng đạo

Dân tộc ta có truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Thời phong kiến, trong bậc thang giá trị, nhà giáo xếp sau vua nhưng trước cha mẹ: “Quân – Sư– Phụ”. Tuy nhiên, do đất nước trải qua chiến tranh, qua nhiều thời kỳ với nhiều khó khăn, thử thách, nhà giáo VN cũng trải qua nhiều bước thăng trầm. Thời bao cấp, cũng như các nghề khác, nhà giáo không thể sống được bằng nghề, phải làm thêm nhiều công việc khác không liên quan gì đến dạy học để kiếm sống.

Trong xã hội hiện đại, tri thức và trí tuệ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội và được đề cao hơn so với thời đại trước đó. Vì vậy, việc đầu tư vật chất và tinh thần để giáo dục kiến thức cho con cái đã được các gia đình chú ý. Tuy nhiên, vẫn còn tới 70,8% số gia đình được hỏi khẳng định rằng cần phải truyền dạy

66

thái độ "tôn sư trọng đạo" cho con cháu. Mặc cho việc khẳng định tầm quan trọng của việc giáo dục con cái sự tôn trọng và lòng biết ơn các thầy cô giáo, trong số những nhận định cho rằng giá trị đạo đức truyền thống bị xói mòn mạnh mẽ nhất, theo những người được điều tra thì 66,6% trong số họ cho rằng truyền thống "tôn sư trọng đạo" ngày nay kém hơn so với trước kia.

Bảng 2.9. Tương quan học vấn và sự đánh giá về tầm quan trọng của việc giáo dục con về tinh thần tôn sư trọng đạo (%)

Tầm quan trọng Trình độ học vấn THPT/ BTVH ĐH, CĐ Trên ĐH Rất quan trọng 66.7 83.0 84.6 Khá quan trọng 33.3 17.0 15.4

Bảng số liệu trên cho thấy tinh thần"tôn sư trọng đạo" chưa được người dân ở quận Hà Đông đánh giá cao. Trình độ học vấn khác nhau giữa các bậc phụ huynh làm cho họ cũng có nhận thức khác nhau về vấn đề này. Có thể thấy, đa số những người có học vấn cao hơn thì đánh giá cao tầm quan trọng của tinh thần "tôn sư trọng đạo" và ngược lại.

Bảng 2.10. Tương quan nghề nghiệp và sự đánh giá về tầm quan trọng của việc giáo dục con cái tinh thần tôn sư trọng đạo (%)

Tầm quan trọng Nghề nghiệp Công nhân Giáo viên Bộ đội/ công an Cán bộ nhà nước Buôn bán/DV Rất quan trọng 81.3 80.0 81.8 83.3 71.0 Khá quan trọng 18.8 20.0 18.2 16.7 29.0

Như vậy, chiếm tỷ lệ cao và cách biệt là những CBNN, họ đánh giá cao tinh thần "tôn sư trọng đạo"; đánh giá thấp nhất đức tính này là những người làm nghề buôn bán. Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta thấy rõ hơn điều này. Có một sự liên quan giữa yếu tố học vấn và nghề nghiệp trong tương quan so sánh này. Thường là những người có trình độ học vấn cao hơn làm việc trong cơ quan nhà nước, họ đánh giá cao tinh thần "tôn sư trọng đạo", điều này cũng

67

phù hợp với việc vì sao những người là CBNN lại có tỷ lệ cao cách biệt so với những người có ngành nghề khác.

2.3.5. Trung thực và thẳng thắn

Trong đời sống, sự thể hiện lòng trung thực thông qua hành vi con người giúp ta nhận biết phẩm chất đạo đức của họ. Chưa bao giờ lòng thành thật của con người và sự trung thực trong lối sống, lối làm việc lại tụt dốc thảm hại như ngày nay. Chỉ vì đồng tiền, danh lợi, địa vị cao sang, cuộc sống mưu sinh và vì cái “tôi”,... mà bao người đã bất chấp tất cả để đạt được ý nguyện của mình. Lòng trung thực không được giáo dục sẽ sản sinh ra biết bao con người xấu xa, biết bao hiện tượng tiêu cực và tệ hại. Không có lương tâm sẽ không có sự trung thực, không có tinh thần trách nhiệm, không có sự công bằng nơi ý thức của mỗi thành phần xã hội. Vì thế, vì tương lai của các thế hệ mai sau, chúng ta hãy bình tĩnh nhìn lại mình, nhìn lại những hiện tượng xấu xa ấy để tìm phương thức điều trị sao cho hiệu quả. Giáo dục đạo đức thường xuyên và có phương pháp khoa học sẽ là biện pháp giúp chấn chỉnh lần hồi đạo đức con người.

Chúng ta có thể củng cố, phục hồi và nâng cao đạo đức đang bị suy thoái

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho con trong gia đình đô thị hiện nay ( Qua nghiên cứu tại trường THCS quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)