Những năm qua, ngành dệt may của Công ty được đánh giá có bước phát triển vượt bậc, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn doanh nghiệp dệt may đều làm gia công xuất khẩu, mà chưa chú trọng đến việc xây dựng thương hiệụ
Việc phát triển thêm bộ phận marketing trong năm 2011 đã mang lại bộ mặt mới cho Công ty, các hoạt động quảng bá được chuyên mông hóa hơn, các chương trình được triển khai nhiều hơn trước.
Cùng với việc phân tích kỹ thị trường, các giải pháp marketing cũng được phát triển ngay trong cuộc họp marketing đầu năm 2012, ban lãnh đạo đã chỉ rõ “Thương hiệu là vấn đề sống còn với bộ phận marketing, và việc triển khai các chương trình tại cuộc họp tháng 8/2011 là cần thiết”. Tính thời điểm ngày 31/10/2013, các chương trình marketing được trình bày trong luận văn của tác giả đã thực hiện được 5 trong tổng số 13 chương trình, với hiệu quả mang lại cao hơn so với thời điểm chưa thành lập bộ phận marketing là vào ngày 01/08/2011.
Bảng 4.1: So sánh doanh thu năm 2011 so với 2012 và 2013
Dệt may là ngành làm công ăn lương vì làm ra giá trị gia tăng thấp. Ví dụ, việc sản xuất áo sơ mi xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, nếu các doanh nghiệp trong nước mạnh dạn đầu tư hơn vào việc thiết kế, phân phối sản phẩm sẽ đem lại hiệu quả cao gấp 50- 70 lần so với làm gia công. Nhưng, hiện nay lượng tiêu thụ sản phẩm nội địa mới chiếm khoảng hơn 20% doanh số bán hàng của các doanh nghiệp, còn xuất khẩu vẫn chiếm gần 80%. Gần đây, một số doanh nghiệp trong nước như May 10, Việt Tiến, Nhà Bè... đã đi theo hướng phát triển thương hiệụ Tuy nhiên, đến nay sản phẩm thương hiệu cao cấp của nước ta còn rất ít, chỉ một vài doanh nghiệp có đủ điều kiện cạnh tranh với sản phẩm cao cấp nước ngoàị Công ty Việt Tiến tuy đứng đầu về doanh thu nội địa, nhưng chỉ chiếm trên dưới 30%. Công ty May Phương Đông với thương hiệu F-House cũng nhắm vào thị trường trong nước, nhưng vẫn chưa tạo được thương hiệu trên thị trường nội địa, nhất là trang phục dành cho giới trẻ, mẫu mã còn đơn điệu, chưa cạnh tranh được với sản phẩm nhập khẩụ
Trong định hướng phát triển, Công ty TNHH TM Khatoco đặt ra nhiệm vụ có tính chiến lược cho các viện nghiên cứu, các trường đào tạo coi trọng khâu đào tạo đội ngũ thiết kế thời trang, lấy Viện Mẫu thời trang Fadin làm nòng cốt trong định hướng cho các nhà thiết kế thời trang. Bên cạnh đó, Công ty đã, đang mời gọi các tập đoàn kinh tế mạnh trên thế giới tiếp tục đầu tư vào sản xuất vải, nhuộm hoàn tất, xơ sợi tổng hợp... đồng thời cũng khuyến cáo các nhà sản xuất cần tìm hiểu người tiêu dùng thích mặc kiểu dáng nào, loại vải gì, màu sắc ra saọ.. để từ đó có định hướng đầu tư và phát triển cho phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Việt Nam luôn đi sau khu vực, bởi nhiều lý do, trong đó có lý do là các nhà quản lý chưa có chiến lược bài bản, lâu dài để xúc tiến thị trường trong nước. Trong các cuộc thi về thời trang trong nước và quốc tế, có không ít nhà thiết kế đã thành danh, độc lập phát triển bán hàng trong nước, nhưng số này chưa nhiềụ Nếu Công ty không thay đổi, vẫn giữ nhịp độ như hiện nay sẽ không thể phát triển nhanh được. Nhận thức được điều đó, Công ty đã coi việc nghiên cứu, sản xuất và đưa ra thị trường những sản phẩm có tính khác biệt cao như một yếu tố để tăng hiệu quả kinh doanh và tăng năng lực cạnh tranh so với hàng nhập khẩụ Điều rất đáng mừng là bên cạnh sự khác biệt về thiết kế thời trang, có DN đã đầu tư tạo sự khác biệt sâu hơn về công năng sản phẩm. Chẳng hạn như vải chống cháy, quần áo và khẩu trang chống virus của Como, sản phẩm chống nhăn của Việt Thắng, sợi và vải chống tĩnh điện của dệt Thành Công...
4.2 Tính mới của nghiên cứu
Với mục đích đưa ra những giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO, một số kết quả nghiên cứu mới có ý nghĩa khoa học và thực tiễn chủ yếu như sau:
Một là: Luận văn hoàn thiện thêm lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh, từ nghiên cứu các hiện tượng kinh tế nảy sinh trong nền kinh tế hàng hoá - kinh tế thị trường. Về năng lực cạnh tranh, luận án phân tích để có nhận thức đúng đắn về năng lực cạnh tranh, nghiên cứu các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Hai là: Luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận về sản phẩm dệt may, doanh nghiệp dệt may và ngành dệt may, những đặc điểm cơ bản của ngành dệt may để từ đó thấy rõ vị trí, vai trò của ngành dệt may trong nền kinh tế và cần được phát triển.
Ba là: Luận văn phân tích và làm rõ một số nội dung cơ bản về các chiến lược marketing để thấy được các cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTỌ
Bốn là: Luận văn nghiên cứu các giải pháp marketing mới, và nhận thấy sự tác động của các biện pháp này mang lại cái nhìn mới cho Công ty và cả người tiêu dùng.
Năm là: Luận văn nghiên cứu một số kinh nghiệm của các doanh nghiệp có bề dày về marketing của các doanh nghiệp như: Công ty TNHH SanMiguel, Công ty TNHH P&G, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cần được áp dụng đối với tình hình cụ thể của doanh nghiệp.
KIẾN NGHỊ
1. Đối với các cơ quan Nhà nước
- Cần sớm phát động chương trình hỗ trợ xây dựng thương hiệu Việt như hỗ trợ chi phí, phương tiện truyền thông, các chương trình biểu dương thương hiệu Việt.
- Các nguồn nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng dệt là yếu tố rất quan trọng và ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng các sản phẩm thời trang. Vì vậy đề nghị các cơ quan Nhà nước cần có các chính sách và biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ thuế nhập nguyên liệu, tránh để xảy ra tình trạng làm độn giá thành tăng đột biến bất thường gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
- Có những biện pháp hữu hiệu để chống hàng giả, hàng nháy bằng cách xây dựng chính sách hữu hiệu về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa đã đăng ký, rút ngắn thời gian và thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóạ Hiện nay để biết được một nhãn hiệu đã làm thủ tục đăng ký có được bảo hộ hay không thì doanh nghiệp phải chờ từ 12 tháng – 18 tháng từ Cục sở hữu trí tuệ.
- Qui định về mức hạch toán chi phí quảng cáo, khuyến mãi mà doanh nghiệp được tính không quá 10% là chưa hợp lý, qui định này gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu, nhất là trong giai đoạn đầụ Vì vậy, đề nghị cơ quan quản lý nhà nước cần điều chỉnh lại mức hợp lý hơn về chi phí quảng cáo, khuyến mãi, đề nghị cần tăng lên mức 15% - 20%.
2. Đối với Hiệp hội dệt may
- Hiệp hội Dệt May Việt Nam cũng nên tích cực thực hiện công tác xúc tiến xuất khẩu, tìm khách hàng và đơn hàng mớị Thông qua các hoạt động của mình, Hiệp hội Dệt May Việt Nam cũng khuyến khích các doanh nghiệp đưa công nghệ mới vào hoạt động của mình, đồng thời định hướng tăng thị phần trên phân khúc thị trường với thu nhập cao hơn, cảnh báo các doanh nghiệp chủ động phòng, chống với nguy cơ bị áp dụng chống phá giá từ các nước nhập khẩu đặc biệt là Hoa Kỳ.
- Bên cạnh đó, Hiệp hội Dệt May Việt Nam cũng cần xúc tiến các hoạt động xây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu gây nhiều khó khăn cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp dệt may, Hiệp hội và doanh nghiệp cần chung tay hành động nhằm chuyển hướng sang
thị trường nội địạ Đây chính là thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp không chỉ trong thời kỳ khủng hoảng, mà cả trong điều kiện kinh tế bình thường. [12]
3. Đối với công ty
- Công ty cần xác định rõ và kiên trì thực hiện các mục tiêu và chiến lược đã hoạch định. Trong suốt quá trình hoạch định, tổ chức, thực hiện và giám sát các chiến lược, Ban Tổng giám đốc cần theo sát từng công đoạn thực hiện, từng bộ phận phụ trách, kịp thời điều chỉnh, sửa đổi khi có vấn đề trở ngại hoặc biến động đối với quá trình thực hiện chiến lược và sự kết hợp giữa các bộ phận.
- Công ty cần có các chế độ chính sách hoàn hảo nhằm thu hút và giữ nhân tài trong chiến lược mục tiêu lâu dài của công tỵ Để các chiến lược thực hiện mang lại hiệu quả mong muốn, công ty cần th ường xuyên quan tâm, khuyến khích động viên các thành viên thực hiện chiến lược và phát huy các tiềm năng và sáng kiến trong đội ngũ cán bộ công nhân vi ên. Các chiến lược cần cụ thể hóa thành các mục tiêu ngắn hạn, đảm bảomọi thành viên nắm vững nội dung chiến lược cần triển khai và quyết tâm đồng lòng thực hiện.
- Xây dựng quan điểm kinh doanh định hướng thị trường: Trước khi triển khai chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu, lãnh đạo công ty cần phải quán triệt quan điểm kinh doanh định hướng thị trường theo các nội dung như:
+ Người mua hàng chỉ mua cái mà họ cần chứ chưa chắc đã phải là cái mà công ty có. Vì vậy, tất cả quá trình sản xuất, kinh doanh phải xuất phát từ người mua hàng.
+ Phải coi đầu tư vào thị trường là bắt buộc và cần thiết. Các khoản đầu tư này không đem lại lợi nhuận ngay mà phải mất một vài năm sau mới thu nhận lại được.
+ Luôn luôn tìm thế mạnh của công ty trong việc cạnh tranh với các nhãn hiệu mạnh khác trên thương trường. Cụ thể ở đây là nên tập trung đầu tư chiến lược cho dòng sản phẩm dành cho đối tượng thành đạt.
- Tự khẳng định thương hiệu trong nội bộ công ty:
+ Xây dựng chiến lược phát triển trên cơ sở thị trường và nguồn lực của doanh nghiệp, điều này sẽ giúp cho công ty có định hướng phát triển rõ ràng, giúp cho lãnh đạo công ty có những quyết định mang tính khả thi caọ
+ Tái cấu trúc lại bộ máy nhân sự: cơ cấu tổ chức phải hợp lý, gọn nhẹ nhưng thực hiện đầy đủ các chức năng, linh hoạt. Phân định rõ ràng một số bộ phận như:
Bộ phận Tiêu thụ, Bộ phận Marketing, Bộ phận Thiết kế, Bộ phận Xuất nhập khẩu, Bộ phận Sản xuất, Tổ phân hàng, Tổ may mẫu, Tổ vảị
+ Xây dựng chính sách phân phối thu nhập, phúc lợi, chế độ khen thưởng – động viên, kỷ luật…phù hợp, rõ ràng và công bằng.
+ Triển khai ngay phần mềm quản lý kế toán – tài chính và bán hàng.
+ Tạo môi trường làm việc năng động, hài hòa và bình đẳng, tránh yếu tố gia đình trong quản lý và điều hành.
+ Hoàn thiện bộ máy kinh doanh tiếp thị, đầu tư nhân sự có chất lượng cao tại các showroom.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế, thương hiệu được xem như một loại tài sản rất có giá trị của công tỵ Vì vậy, việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu là một trong những nhiệm vụ cấp thiết, mang tính sống còn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp còn non trẻ hay các doanh nghiệp Nhà nước vừa mới được cổ phần hóạ Và nó cũng là nhiệm vụ cơ bản của bộ phận marketing. Một số kết luận được rút ra từ luận văn này như sau:
- Thương hiệu và xây dựng thương hiệu là một trong những lĩnh vực còn mới mẽ ở Việt Nam, còn có nhiều quan điểm khác nhau ở góc độ lý luận. Tuy nhiên để thương hiệu Khatoco muốn tồn tại và phát triển nhất thiết phải đầu tư cho công tác xây dựng và bảo vệ thương hiệụ
- Từng bước hoàn thiện đội ngũ marketing và coi việc nghiên cứu triển khai các hoạt động marketing là một hướng đi sống còn đối với doanh nghiệp, từ khâu xây dựng tầm nhìn, xác định sứ mệnh cho đến việc xác định khách hàng mục tiêu, thiết kế thương hiệu, định vị thương hiệu rồi mới đến công tác quảng bá thương hiệụ
- Muốn tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp sáng tạo trong ngành dệt may thì trước hết cần thay đổi một thói quen vận hành cũ kỹ của doanh nghiệp sản xuất-gia công-kinh doanh may mặc trở thành doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất thời trang, thay đổi quan niệm sáng tạo thiết kế của đội ngũ thiết kế từ thiết kế tác phẩm thành thiết kế sản phẩm tiêu dùng sử dụng tính sáng tạo cá nhân và gắn kết họ với doanh nghiệp sản xuất.
- Xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu phải là công việc đòi hỏi có thời gian, tốn kém rất nhiều nguồn lực và cũng không phải là công việc riêng của Bộ phận Marketing, Bộ phận Tiêu Thụ hay lãnh đạo công ty mà là công việc đòi hỏi sự thấu hiểu và đồng lòng của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, từ anh bảo vệ cho đến Ban giám đốc và kể cả đối tác kinh doanh, đồng thời cần có sự quan tâm, tạo điều kiện và sự hỗ trợ từ các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế và tổ chức hiệp hội nghề.
Xuất phát từ thực trạng và tâm quyết của lãnh đạo công ty mong muốn phát triển công ty trở thành một đơn vị sản xuất hàng dệt may hàng đầu tại Việt Nam, kết hợp với những kiến thức trong lĩnh vực quản trị thương hiệu cũng như kinh nghiệm thực tiễn, tác giả mạnh dạng đề xuất các giải pháp marketing cho công ty Khatocọ
Để thực hiện được Luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô trường Đại Học Nha Trang đã tận tình truyền đạt kiến thức cho chúng tôi, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Xuân Thủy và ThS. Phan Thị Xuân Hương đã tận tình giúp đỡ, chỉnh sửa và hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Bên cạnh đó, tôi cũng chân thành cảm ơn ông Lê Tiến Anh – Phó tổng giám đốc Tổng công ty Khatoco, kiêm Giám đốc Công ty TNHH TM Khatoco; ông Lê Văn Hùng – Trưởng phòng dệt may Công ty TNHH TM Khatoco đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn nàỵ
Mặc dù tác giả đề tài này là người trực tiếp làm công tác marketing tại công ty Khatoco do còn hạn chế về thời gian, kiến thức nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận ý kiến đóng góp của Quý Thầy, Cô và đồng nghiệp để bổ sung hoàn thiện luận văn nàỵ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Liên Diệp & Th.S Phạm Văn Nam. (2006), Chiến lược và Chính
sách kinh doanh, NXB Lao Động – Xã Hộị
2. Dương Hữu Hạnh. (2005), Quản trị tài sản thương hiệu, NXB Thống Kê,
TP.HCM.
3. Hồ Đức Hùng. (2004), Tài liệu Quản trị marketing, Viện nghiên cứu kinh tế phát triển, Trường Đại học kinh tế TP.HCM.
4. Joe Grimaldi Et Al. (2006), Nghệ thuật quảng cáo – Bí ẩn của sự thành công, NXB Lao Động – Xã Hộị
5. Công ty TNHH Thương mại Khatoco, Tài liệu sao vàng đất Việt năm 2012.
6. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang. (2007), Nghiên cứu thị trường, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, TP.HCM
7. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang. (2007), Nguyên lý marketing, NXB