Việc tạo ra những lời giới thiệu bán hàng không phải là công việc thể làm qua loạ Hãy luôn sử dụng những lời giới thiệu bán hàng đã được soạn thảo sẵn, xây dựng những câu hỏi cần thiết để thăm dò phản ứng và nhu cầu của khách hàng cho từng điểm một. Điều này sẽ giúp bạn xác định được khách hàng có thể phàn nàn hay khó chịu về điều gì, qua đó bạn sẽ cho các khách hàng thấy được sản phẩm/dịch vụ của bạn đáp ứng tốt những nhu cầu của họ như thế nàọ
Mọi người có thể không tin rằng sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ làm được những điều mà bạn nóị Vì thế, bạn hãy sử dụng những chứng nhận xác thực về việc các khách hàng hiện tại hay quá khứ tán dương, khen ngợi bạn và công ty bạn như thế nàọ Những chứng nhận này nên được viết thành văn bản bằng chính chữ viết của khách hàng, được trình bày trong ngoặc kép. Chúng có thể được sử dụng trong các lá thư chào hàng, bản giới thiệu sản phẩm và trong các quảng cáọ
Các khách hàng luôn mong đợi bạn thấu hiểu về công việc, về sản phẩm/dịch vụ của họ và cả đối thủ của họ. Hãy nghiên cứu về lĩnh vực hoạt động của khách hàng, các vấn đề và chiều hướng phát triển của nó, tìm ra ai là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của khách hàng… Bạn có thể sử dụng một vài công cụ nghiên cứu như bản báo cáo thường niên, hướng dẫn của phòng thương mại địa phương, thông cáo kinh doanh đại chúng và chính những bản giới thiệu, thư và catalogue của khách hàng…
Bắt đầu từ tháng 09 năm 2011 Công ty đã bắt đầu triển khai “Phần mềm thư bán hàng” như hình ảnh 3.10, với mục đích đưa tới khách hàng sự chuyên nghiệp và tính hữu dụng. Thông qua nó nhà sản xuất và nhà phân phối sẽ gần lại với nhiều nhau hơn, đặc trưng của phần mềm này là sẽ thể hiện các sản phẩm cũ cũng như mới tại công ty, bao gồm: giá cả, màu sắc, mã hàng và chất liệu sản phẩm; thông qua đó nhà phân phối sẽ lựa chọn các sản phẩm phù hợp với nhu cầu tại địa bàn của mình và truyền tới tay người tiêu dùng một cách hiệu quả hơn như hình ảnh 3.12
Hình ảnh 3.12: Phần mềm thư chào hàng
Và sau đó hãy viết một tấm thiệp cảm ơn, gọi điện cho khách hàng sau khi họ mua sắm để đảm bảo rằng khách hàng thực sự được thoả mãn với sản phẩm của bạn. Hãy cố gắng duy trì mối liên hệ thường xuyên trong tương lai bởi khách hàng tiềm năng là những người rất quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn, họ cũng là những người có quyết định mua sắm rất nhanh chóng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trước khi bắt tay vào triển khai các giải pháp xây dựng một thương hiệu, điều đầu tiên và hết sức quan trọng đó là doanh nghiệp phải xác định rõ ràng về quan điểm, cơ sở, tầm nhìn và sứ mệnh của việc xây dựng thương hiệụ
Trong lĩnh vực tiếp thị có rất nhiều công cụ và giải pháp để xây dựng một thương hiệụ Các giải pháp mà tác giả đề xuất trong phạm vi đề tài này được dựa trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa: thực tiễn và đặc điểm thị trường ngành dệt may tại Việt Nam, thực trạng hoạt động thương hiệu và nguồn lực nội bộ của công ty để đề ra các giải pháp có tính khả thi nhất với góc nhìn của người làm công tác marketing trực tiếp tại công tỵ
Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế khu vực và thế giới dẫn đến áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, môi trường cạnh tranh diễn biến ngày càng phức tạp hơn không chỉ là sự thay đổi của người tiêu dùng (thị hiếu, hành vi, thói quen, …) mà còn cả ở góc độ kinh tế vĩ mô, chính trị - xã hội, khoa học – công nghệ - kỹ thuật tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, công ty phải thường xuyên theo dõi diễn biến của thị trường để vận dụng linh hoạt các giải pháp theo từng thời điểm phù hợp.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN