Ảnh h−ởng đến cân bằng Natri

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thay đổi điện giải trong lọc máu tĩnh mạch - tĩnh mạch liên tục ở bệnh nhân ngộ độc cấp (Trang 25)

1.2.1.1. Cân bằng Natri trong cơ thể [13] [15] [44]

Natri là ion chính của dịch ngoại bào, nồng độ Natri trong máu bình th−ờng từ 135 - 145 mEq/l. Muối Natri chiếm 90 - 95% chất hoà tan trong dịch ngoại bào. Natri có vai trò duy trì cân bằng n−ớc của cơ thể và tạo nên áp suất thẩm thấu của huyết t−ơng. Sự thay đổi của nồng độ Natri ở dịch ngoại bào sẽ dẫn đến sự thay đổi thể tích dịch ngoại bào và áp suất thẩm thấu huyết t−ơng.

Hằng ngày Natri nhập vào cơ thể qua thức ăn và thức uống. L−ợng Natri nhập vào hằng ngày thay đổi trong một l−ợng rất lớn: từ 10 - 350 mEq, phụ thuộc vào khẩu vị và thói quen ăn uống của từng ng−ời. Ng−ời tr−ởng thành và khoẻ mạnh tiêu thụ khoảng 60 - 200 mEq mỗi ngày. Sự bài xuất Natri ra khỏi

cơ thể qua n−ớc tiểu, mồ hôi và phân. N−ớc tiểu là nguồn bài xuất chính của Natri và thận là cơ quan duy nhất thiết lập cân bằng xuất nhập Natri của cơ thể. L−ợng Natri mất qua thận hằng ngày từ 50 – 150 mEq, còn lại qua đ−ờng tiêu hoá 0 – 10 mEq, qua mồ hôi 10 – 40 mEq.

Tất cả mọi rối loạn tăng hoặc giảm Natri đều diễn ra ở dịch ngoại bào. Sự thay đổi đẳng tr−ơng của dịch nội bào là do tăng hoặc giảm Natri và n−ớc giới hạn trong dịch nội bào, ng−ợc lại sự thay đổi về tr−ơng lực ở dịch nội bào do thay đổi không t−ơng xứng Natri và n−ớc làm Natri dịch chuyển vào trong hoặc ra ngoài tế bào. Natri duy trì cân bằng acid - base bởi cơ chế trao đổi Na+/H+ ở ống thận. Natri còn giữ vai trò trong kích thích thần kinh cơ. Hằng ngày l−ợng natri đ−a vào cơ thể đ−ợc hấp thu tích cực ở ruột non. Thận là cơ quan điều hòa Natri của cơ thể. Natri của huyết t−ơng đ−ợc lọc ở cầu thận và tái hấp thu ở ống thận d−ới sự điều hòa của hormon Aldosteron. Một yếu tố nữa ảnh h−ởng tới nồng độ Natri là peptid hormon của tâm nhĩ (ANP). ANP làm tăng tốc độ lọc cầu thận, làm tăng bài xuất Natri và n−ớc ra n−ớc tiểu. Có 2 hình thức rối loạn Natri máu trên lâm sàng:

- Hạ Natri máu: khi nồng độ Natri máu d−ới 135 mEq/l. - Tăng Natri máu: khi nồng độ Natri máu lớn hơn 145 mEq/l.

1.2.1.2. nh hởng của dịch lọc lên cân bằng Natri

Bệnh nhân có tình trạng quá tải dịch hoặc có chỉ định lọc máu liên tục th−ờng có giảm Natri máu thứ phát sau hòa loãng máu. Dung dịch natriclorua 0,9% cần dùng để hồi sức cho bệnh nhân có tình trạng huyết động không ổn định và cũng đ−ợc sử dụng nh− là dịch thay thế trong quá trình lọc máu. Nồng độ Natri trong dịch thay thế cũng t−ơng đ−ơng với nồng độ Natri trong huyết thanh (135 – 145 mEq/l) [24].

Hiện nay trên thế giới ch−a có nghiên cứu nào về sử dụng Natri trong dịch thay thế để điều chỉnh Natri máu bệnh nhân dựa vào mức độ rối loạn

Natri máu tr−ớc lọc. Điều này hình nh− không đ−ợc khuyến cáo do tính an toàn khi sử dụng trên bệnh nhân. Trong đa số các tr−ờng hợp lọc máu liên tục có rối loạn Natri máu thì nồng độ Natri về mức bình th−ờng chậm do thể tích dịch thay thay thế tính theo giờ thấp [36]. Theo nghiên cứu của các tác giả Morimatsu, Uchino, Bellomo nồng độ Natri máu trở về bình th−ờng trong mọi ph−ơng thức [41].

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thay đổi điện giải trong lọc máu tĩnh mạch - tĩnh mạch liên tục ở bệnh nhân ngộ độc cấp (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)