Thay đổi Kali sau lọc máu

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thay đổi điện giải trong lọc máu tĩnh mạch - tĩnh mạch liên tục ở bệnh nhân ngộ độc cấp (Trang 71)

Biểu đồ 3.4 cho thấy rằng nhìn chung tình trạng rối loạn Kali tr−ớc lọc máu đ−ợc điều chỉnh hiệu quả với xét nghiệm giá trị Kali máu trung bìnócau CVVH của các cuộc lọc nằm trong giới hạn bình th−ờng. Tuy nhiên khi phân tích kỹ theo bảng 3.17 thì CVVH đã điều chỉnh về bình th−ờng 21 trong tổng số 27 cuộc lọc có hạ Kali máu tr−ớc lọc, chiếm tỷ lệ 77,8%. Các tr−ờng hợp hạ Kali còn lại không đ−ợc điều chỉnh về bình th−ờng có lẽ do tính toán bù Kali ch−a đủ, hoặc các tr−ờng hợp hạ Kali máu nặng không bù bằng đ−ờng truyền riêng mà pha Kali vào dịch thay thế nên số l−ợng và tốc độ bù ch−a phù hợp. Mặc khác theo các tác giả Bradberry và Vale thì hạ Kali trong ngộ

độc cấp là th−ờng gặp và khó kiểm soát do cơ chế điều hoà Kali bị rối loạn nên việc bù Kali khó khăn hơn những bệnh nhân hồi sức nội khoa khác [27].

Trong số 9 BN suy thận cấp có tăng Kali máu tr−ớc lọc chúng tôi nhận thấy tất cả đều đ−ợc đ−a về giá trị bình th−ờng nhanh chóng trong 6 giờ đầu. Tuy nhiên theo dõi trong suốt quá trình lọc máu chúng tôi nhận thấy có 4 trong số 9 BN này có biểu hiện hạ Kali máu sau lọc. Đây đều là những cuộc lọc kéo dài ở những BN suy thận cấp do tiêu cơ vân cấp, có nhiều cuộc lọc kéo dài trên 72 giờ nh−ng theo dõi Kali máu không chặt chẽ khi khởi đầu cuộc lọc không chú ý đến Kali máu do tính chất cần loại bỏ Kali ra khỏi cơ thể ngay từ đầu. Theo khuyến cáo của hai tác giả Ganda và Rahman (2008) thì trong tr−ờng hợp tăng Kali máu có chỉ định lọc máu liên tục thì nên pha vào dịch thay thế nồng độ Kali thấp khoảng 2 mEq/l để đề phòng hạ Kali máu xảy ra [30].

Kết quả bảng 3.18 cho thấy có 4 cuộc lọc bị hạ Kali máu sau lọc trong tổng số 24 cuộc lọc tr−ớc lọc có Kali máu bình th−ờng, chiếm tỷ lệ 16,7%, và không có cuộc lọc nào có biểu hiện tăng Kali máu sau lọc. Giá trị Kali máu thấp nhất sau cuộc lọc trong nhóm có Kali máu bình th−ờng là 3,0 mEq/l. Mức độ hạ Kali máu trong tr−ờng hợp này không ở mức nguy hiểm cho bệnh nhân. Kết quả này khác với nghiên cứu của Hoàng Văn Quang là không có BN nào hạ Kali máu xảy ra khi CVVH cho BN sốc nhiễm khuẩn [17], nh−ng so với kết quả nghiên cứu trong n−ớc khác tỷ lệ hạ Kali máu chúng tôi chiếm tỷ lệ cao hơn (Nguyễn Đăng Tuân: hạ Kali máu là 12,96%, tăng Kali máu là 5,56% [3], của Trần Thanh Cảng: hạ Kali máu 10,52%, tăng Kali máu 26,22% [4] ). So với nghiên cứu của các tác giả n−ớc ngoài thì tỷ lệ hạ Kali máu của chúng tôi cũng cao hơn (nghiên cứu của các tác giả Morimatsu, Uchino, Bellomo và Ronco là chỉ có 90,5% BN chỉ định CVVH có Kali máu bình th−ờng sau lọc [41]). Có sự khác biệt này là do trong nghiên cứu của chúng tôi áp dụng CVVH ở BN ngộ độc cấp hay có rối loạn Kali máu xảy ra [27]. Ngoài

ra áp dụng liệu pháp kiềm hoá n−ớc tiểu cũng góp phần gây hạ Kali máu ở những BN ngộ độc cấp. Kết quả này cho thấy sự theo dõi điều chỉnh điện giải th−ờng xuyên, đặc biệt là Kali máu là cần thiết để điều chỉnh kịp thời tránh biến chứng hạ Kali máu xảy ra.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thay đổi điện giải trong lọc máu tĩnh mạch - tĩnh mạch liên tục ở bệnh nhân ngộ độc cấp (Trang 71)