Kỹ thuật lọc

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thay đổi điện giải trong lọc máu tĩnh mạch - tĩnh mạch liên tục ở bệnh nhân ngộ độc cấp (Trang 59)

Trong 60 lần lọc máu có tới 19 lần không dùng chống đông chiếm tỷ lệ 31,7%. Tỉ lệ không dùng chống đông trong quá trình lọc máu liên tục thay đổi theo từng nghiên cứu và tùy thuộc vào đặc điểm BN ở mỗi đơn vị nghiên cứu khác nhau. Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Mạnh T−ởng trên

bệnh nhân hồi sức nội khoa là 11% [21], nh−ng thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Anh Dũng (59%) [7]. Trong nghiên cứu của Bellomo, Shigehiko và H.K Tan tỷ lệ không dùng chống đông lần l−ợt là 47,7%; 50% [26] [47].

Về sử dụng dịch thay thế trong nghiên cứu của chúng tôi có sử dụng dịch thay thế chuẩn của hãng B-Braund (dịch Hemosol) và ở một số bệnh nhân có sử dụng dịch tự pha. Tỷ lệ sử dụng dịch tự pha trong nghiên cứu của chúng tôi là 23,3%. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Gia Bình và Nguyễn Đăng Tuân năm 2005 – 2006 là 95,8% [3], nh−ng vẫn còn cao so với tình hình sử dụng dịch thay thế hiện nay. Sở dĩ có tình trạng sử dụng dịch tự pha cho nhiều bệnh nhân ở Trung tâm Chống độc do đa số bệnh nhân ngộ độc cấp đều ở nông thôn, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn không đủ chi phí cho một cuộc lọc máu liên tục nên phải dùng dịch pha để tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân mà vẫn đảm bảo mục tiêu điều trị. Mặc khác trong ngộ độc cấp những chất độc nh− Gardenal, hoặc suy thận cấp do ong đốt thì lọc máu liên tục có tác dụng rất tốt đối với tiên l−ợng bệnh nhân. Do vậy dùng dịch tự pha đ−ợc sử dụng vì mục tiêu cứu sống bệnh nhân trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn mà tính mạng bệnh nhân bị đe doạ.

Thời gian lọc trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 32,7 giờ, trong đó cuộc lọc ngắn nhất là 6 giờ, dài nhất là 102 giờ. Những cuộc lọc ngắn, phải kết thúc cuộc lọc sớm do tình trạng bệnh diễn biến rối loạn huyết động nặng nh− trong ngộ độc paraquat, hoặc thời gian cuộc lọc đạt đ−ợc mục đích điều trị nh− trong ngộ độc gardenal dừng lọc máu khi bệnh nhân tỉnh để tránh những biến chứng do lọc máu gây ra trên bệnh nhân. Những cuộc lọc kéo dài đ−ợc thực hiện ở bệnh nhân suy thận cấp do tiêu cơ vân do ong đốt hoặc rắn hổ cắn để tránh nguy cơ quá tải thể tích. Thời gian lọc trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với những nghiên cứu khác: của Tr−ơng Ngọc Hải là 20,8 giờ [12], của Nguyễn Đăng Tuân là 22,3 giờ [3], của Lê Thị Diễm Tuyết là 23,2 giờ [22].

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thay đổi điện giải trong lọc máu tĩnh mạch - tĩnh mạch liên tục ở bệnh nhân ngộ độc cấp (Trang 59)