Thay đổi Canxi sau lọc máu

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thay đổi điện giải trong lọc máu tĩnh mạch - tĩnh mạch liên tục ở bệnh nhân ngộ độc cấp (Trang 73)

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 25 cuộc lọc có hạ Canxi máu tr−ớc lọc máu thì có 20 cuộc đ−a đ−ợc giá trị Canxi trở về bình th−ờng sau lọc máu chiếm tỷ lệ 80%, có 5 cuộc lọc vẫn còn hạ Canxi máu sau lọc. Các tr−ờng hợp này là đều sử dụng dịch thay thế là dịch tự pha, phải truyền Canxi bằng đ−ờng truyền riêng với một tốc độ hằng định là 0,5g muối CanxiClorua mỗi giờ. Do đó việc tính toán và theo dõi bù Canxi khi sử dụng dịch pha là ch−a thoả đáng, dẫn đến tình trạng hạ Canxi máu vẫn còn tồn tại sau khi kết thúc lọc máu do l−ợng Canxi bù v−ợt quá l−ợng Canxi mất đi qua màng lọc.

Trong số 34 cuộc lọc có Canxi máu bình th−ờng tr−ớc CVVH thì chúng tôi nhận thấy rằng có 4 cuộc lọc có hạ Canxi máu sau lọc, chiếm tỷ lệ 11,8%. Mức hạ Canxi thấp nhất trong nghiên cứu của chúng tôi là 1,77 mmol/l, đây là giá trị Canxi máu thấp nh−ng không gây nguy hiểm cho BN. So với nghiên cứu của Nguyễn Đăng Tuân (2006) thì kết quả của chúng tôi tỷ lệ hạ Canxi máu thấp hơn (nghiên cứu của Nguyễn Đăng Tuân năm 2006: hạ Canxi máu là 37,04 %, tăng Canxi máu: 9,26%) [3]. So sánh với một nghiên cứu khác ở n−ớc ngoài của nhóm tác giả Morimatsu, Uchino, Ronco (2002) cũng có một tỷ lệ hạ Canxi máu sau lọc là 30,9%, tăng Canxi máu là 0,4% [40] thì kết quả của chúng tôi cũng thấp hơn. Do trong nghiên cứu của chúng tôi là sử dụng dịch đệm bicarbonat và lactate, không có tr−ờng hợp nào sử dụng citrat nên biến chứng hạ Canxi ít xảy ra hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thay đổi điện giải trong lọc máu tĩnh mạch - tĩnh mạch liên tục ở bệnh nhân ngộ độc cấp (Trang 73)