4.3.1.1. Thay đổi của nhóm hạ Natri máu tr−ớc lọc máu
Khảo sát 48 giờ đầu CVVH trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các BN đ−ợc chỉ định lọc máu có hạ Natri máu tr−ớc lọc tuy có sự thay đổi giá trị xét nghiệm Na có ý nghĩa thống kê nh−ng giá trị Natri máu trở về bình th−ờng chậm sau 48 giờ, có nghĩa là hạ Natri máu đ−ợc điều chỉnh về bình th−ờng chậm trong quá trình lọc máu. Hiện t−ợng này chúng tôi nhận thấy ở cả dịch Hemosol lẫn dịch tự pha. Trong n−ớc chúng tôi ch−a thấy có nghiên cứu nào đánh giá thay đổi Natri theo từng thời điểm để so sánh, ở n−ớc ngoài thì theo các tác giả Morimatsu, Uchino, Bellomo và Ronco (2003) trên 2 nhóm BN suy thận chỉ định CVVH và CVVHDF cho thấy không có hạ Natri trong và sau lọc máu ở cả 2 ph−ơng thức [41]. Trong một nghiên cứu của Han Khim Tan (2004) trên 8 BN suy thận cấp chỉ định CVVH có sự gia tăng Natri máu đáng kể ở cả hai loại dịch đệm lactate lẫn bicarbonat [52]. Giải thích cho sự điều chỉnh ion Natri chậm trong lọc máu liên tục, Kraus (2009) cho rằng do tốc độ dịch thay thế trong lọc máu liên tục là thấp nên Natri máu dần dần trở về bình th−ờng trong hầu hết các ph−ơng thức [36]. Theo chúng tôi tình trạng hạ Natri máu tr−ớc lọc đ−ợc điều chỉnh chậm trong CVVH ngoài lý do tốc độ thay thế chậm của dịch lọc, còn có thêm những lý do khác kết hợp nh− BN không đ−ợc kiểm soát dịch trong lòng mạch tốt, nguyên nhân ngộ độc ch−a đ−ợc giải quyết triệt để, những rối loạn nội môi vẫn còn nên Natri máu ch−a đ−ợc điều chỉnh sớm.
4.3.1.2. Thay đổi của nhóm tăng Natri máu tr−ớc lọc máu
Trong khảo sát của chúng tôi chỉ có 5 BN có tăng Natri máu tr−ớc lọc. Trong 5 BN này thì có 4 BN ngộ độc paraquat nặng, 1 BN còn lại là viêm gan nhiễm độc do ngộ độc thuốc nam. Các BN ngộ độc paraquat có tăng Natri máu đều là những BN ngộ độc rất nặng, có chỉ định lọc máu liên tục nh−ng phải dừng cuộc lọc sớm tr−ớc 12 giờ lọc máu do bệnh diễn biến nặng, rối loạn huyết động nặng và tử vong sau đó. Kết quả xét nghiệm cho thấy tình trạng tăng Natri máu đ−ợc điều chỉnh về bình th−ờng ngay trong 6 giờ đầu. Khảo sát đối với BN viêm gan nhiễm độc do ngộ độc thuốc nam chúng tôi thấy có sự điều chỉnh Natri máu theo h−ớng giảm dần và tiến đến thấp hơn giá trị bình th−ờng sau 30 giờ lọc máu, và BN này sau 36 giờ phải dừng cuộc lọc do rối loạn huyết động nặng.
Do bệnh cảnh ngộ độc nặng nề, cuộc lọc ch−a đủ thời gian để khảo sát sự thay đổi Natri trong quá trình lọc máu đối với BN có tăng Natri máu tr−ớc lọc, nh−ng theo tổng kết của các tác giả Morimatsu, Uchino, Bellomo (2003) thì trong lọc máu liên tục nồng độ Natri máu trở về bình th−ờng trong mọi ph−ơng thức [41].
4.3.1.3. Thay đổi của nhóm Natri máu tr−ớc lọc máu bình th−ờng
Tr−ờng hợp Natri máu bình th−ờng qua khảo sát chúng tôi thấy không có sự thay đổi nào đáng kể về Natri máu trong suốt 48 giờ lọc máu khi sử dụng cả hai loại dịch thay thế. Các giá trị Natri máu đều ở giới hạn bình th−ờng trong phần lớn các tr−ờng hợp. Tuy nhiên khi quan sát chúng tôi cũng nhận thấy rằng cũng có các tr−ờng hợp lọc máu liên tục có hạ Natri máu rải rác tại các thời điểm xét nghiệm trong 48 giờ theo dõi. Nh−ng hiện t−ợng này chỉ diễn ra trên một số ít cuộc lọc và mức độ hạ Natri máu ở đây chỉ ở mức độ nhẹ, thoáng qua và so với thời điểm tr−ớc lọc không có ý nghĩa thống kê. Có hiện t−ợng này theo chúng tôi có thể là do trong quá trình lọc có ảnh h−ởng của tốc độ
dịch thay thế, tốc độ rút dịch, và sự hoà loãng dịch sau màng làm giảm nhẹ Natri máu khi xét nghiệm. Ngoài ra do tác động của truyền dịch không có ion Na (ví dụ nh− truyền glucose, hoặc các dung dịch khác không chứa Natri khác) tại các thời điểm xét nghiệm có thể làm cho giá trị Natri máu giảm nhẹ.