4.3.4.1. Thay đổi của nhóm có hạ Clo máu tr−ớc lọc máu
Kết quả ở bảng 3.14 cho thấy 5 BN chỉ định CVVH có hạ Clo máu tr−ớc lọc máu trở về giá trị bình th−ờng sau 12 giờ và không có giảm hay tăng Clo máu trong 36 giờ tiếp theo. Trong số 5 BN này có 2 BN bị rắn độc cắn, 2 BN viêm gan nhiễm độc do ngộ độc thuốc nam, và 1 BN ngộ độc paraquat. Chúng tôi ch−a có tài liệu nào nói đến những rối loạn Clo máu trong BN ngộ độc, viêm gan hay suy thận cấp. Mặc dù chỉ có 5 BN có hạ Clo máu nằm trong những bệnh cảnh khác nhau, nh−ng qua kết quả nghiên cứu cũng b−ớc đầu cho thấy hiệu quả của CVVH trong việc điều chỉnh rối loạn hạ Clo máu tr−ớc lọc ở những BN ngộ độc cấp.
4.3.4.2. Thay đổi của nhóm có tăng Clo máu tr−ớc lọc máu
Bảng 3.15 cho thấy kết quả sau 6 giờ CVVH nhóm tăng Clo máu tr−ớc lọc đã trở về giá trị bình th−ờng, sau đó đ−ợc duy trì ổn định trong suốt quá trình lọc máu. Ba BN tăng Clo máu tr−ớc lọc máu đều đ−ợc điều chỉnh hiệu quả sau CVVH. Điều này cho thấy CVVH cũng có tác dụng điều chỉnh rối loạn tăng Clo máu t−ơng tự các ion khác.
4.3.4.3. Thay đổi của nhóm có Clo máu bình th−ờng tr−ớc lọc máu
ở nhóm BN tr−ớc lọc máu có Clo máu bình th−ờng không thấy có sự biến đổi nào trong suốt quá trình theo dõi ở cả 2 loại dịch Hemosol và dịch tự pha. Kết quả này có khác biệt so với nghiên cứu của Han Khim Tan và Uchino (2004) trên 8 BN suy thận cấp có chỉ định CVVH cho thấy có tăng Clo ở nhóm dùng dịch đệm bicarbonat nh−ng có mất Clo ở nhóm dùng dịch lactate [51]. Có sự khác biệt này là do trong nghiên cứu của chúng tôi phần lớn là sử dụng dịch Hemosol, trong đó có cả 2 thành phần lactate và bicarbonate nên có thể sự thay đổi Clo không xảy ra, còn dịch tự pha đơn thuần là dịch đệm bicarbonat nh−ng chúng tôi không thấy sự biến đổi rõ ràng nào về Clo máu trong quá trình theo dõi.