Bối cảnh mới đặt ra yêu cầu phải nâng cao đạo đức công vụ

Một phần của tài liệu Đạo đức công vụ của đội ngũ công chức trong giai đoạn đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 75)

9. Kết cấu luận văn

3.1. Bối cảnh mới đặt ra yêu cầu phải nâng cao đạo đức công vụ

3.1.1. Yêu cầu về việc xây dựng nhà nước pháp quyền

Trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, vấn đề nâng cao đạo đức công vụ là hết sức quan trọng. Đảng và Nhà nước đã và đang đẩy mạnh cải cách hành chính, nhằm xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa; hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng, bảo đảm quá trình hiện thực hóa quyền lực Nhà nước trong nhân dân. Đây là khâu đặc biệt quan trọng nhằm củng cố, hoàn thiện bộ máy công quyền, quan hệ trực tiếp đến lợi ích của nhân dân, mà cán bộ, công chức là nhân tố bảo đảm sự vận hành bộ máy công quyền đó. Trên cơ sở đó "Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân". Đây là yếu tố cơ bản đầu tiên của mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tính pháp quyền đòi hỏi các cơ quan hành chính, công chức phải nắm vững quy định pháp luật, sử dụng đúng quyền lực, thực hiện đúng chức năng và thẩm quyền trong thực thi công vụ. Mỗi cán bộ, công chức cần chú trọng vào việc nâng cao uy tín về chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực thực thi để phục vụ nhân dân. Yếu tố này thể hiện nguồn gốc, bản chất, sức mạnh và tính chính đáng của quyền lực nhà nước, đồng thời nó cũng thể hiện tính nhân văn của nền công vụ. Do vậy, chúng ta không thể nói về nhà nước pháp quyền là nhà nước của dân, do dân và vì dân mà không đề cập tới vai trò của đội ngũ này trong việc làm cầu nối giữa Đảng với nhân dân [33; 42].

Thêm vào đó, việc xây dựng đội ngũ công chức trong sạch, có phẩm chất và năng lực chính là đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn đổi mới ở nước ta hiện nay. Bổ sung, hoàn thiện quy chế quản lý công chức, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của họ ở từng vị trí công tác. Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhà nước. Ðổi mới chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ, có cơ chế loại bỏ những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, không có uy tín với nhân dân. Hơn

70

nữa, cần thực hiện công khai, minh bạch về kinh tế, tài chính trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước, các dự án đầu tư, mua sắm từ ngân sách nhà nước, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công; thực hiện kê khai, công khai tài sản, thu nhập của công chức. Xử lý nghiêm cán bộ tham nhũng, tịch thu tài sản do tham nhũng mà có. Có cơ chế bảo vệ, khuyến khích người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Phát huy vai trò của nhân dân, của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các phương tiện thông tin đại chúng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí [38; 16].

Ngày nay, nhìn nhận và đánh giá một cách tổng quan có thể thấy, đại bộ phận đội ngũ công chức đã cố gắng để vượt qua khó khăn, thử thách trong thực hiện và phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, giữ vững đạo đức, phẩm chất cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm, chấp hành sự phân công của tổ chức, có lối sống lành mạnh, giản dị, gắn bó với nhân dân và góp phần quyết định vào thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới đất nước. Tuy nhiên, vấn đề đạo đức, lối sống hiện nay của một bộ phận không nhỏ công chức đang bị suy thoái với những biểu hiện khác nhau như: sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, thiếu bản lĩnh đấu tranh với những hành vi quan liêu, tham nhũng, tiêu cực. Chưa thực sự lấy việc phục vụ nhân dân làm mục tiêu hàng đầu, làm thước đo mức độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình. Lợi dụng chức vụ, vị trí để ức hiếp gây khó dễ với người dân trong việc thực hiện các thủ tục hành chính. Ngoài ra, số lượng công chức bị xử lý kỷ luật những năm gần đây ngày càng tăng… Thực trạng này đã và đang ảnh hưởng đến uy tín và làm giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Do vậy, việc xây dựng nhà nước pháp quyền đi đôi với nâng cao đạo đức công vụ là yêu cầu bức thiết nhằm phát huy vai trò của một thiết chế duy nhất có khả năng bảo đảm công bằng xã hội bằng phương tiện pháp luật. Nó đặt ra mục tiêu phải xây dựng đội ngũ công chức đủ mạnh để thực thi chính sách pháp luật một cách hiệu quả, đồng thời đủ khả năng tổ chức và quản lý việc thực hiện các chính sách pháp luật đi vào đời sống nhân dân; bảo vệ được quyền con người, an ninh và an toàn xã hội.

71

Một phần của tài liệu Đạo đức công vụ của đội ngũ công chức trong giai đoạn đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)