Luật Cán bộ, côngchức

Một phần của tài liệu Đạo đức công vụ của đội ngũ công chức trong giai đoạn đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 34)

9. Kết cấu luận văn

2.1.1. Luật Cán bộ, côngchức

Ngay từ năm 1950, trong điều kiện khó khăn, gian khổ của công cuộc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 76/SL ngày 20/5/1950 ban hành Quy chế công chức Việt Nam. Với văn bản này có thể nói, đây là lần đầu tiên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành một hệ thống các quy phạm pháp luật khá hoàn chỉnh, làm cơ sở pháp lý cho việc xây dựng đội ngũ công chức cách mạng Việt Nam. Trong đó, tại Lời nói đầu, nội dung về công chức và đạo đức công vụ đã được thể hiện rất rõ: “Công chức Việt Nam là những công dân giữ một nhiệm vụ trong bộ máy nhà nước của chính quyền nhân dân…Công chức Việt Nam phải đem tất cả sức lực và tâm trí, theo đúng đường lối của Chính phủ và nhằm lợi ích của nhân dân mà làm việc”. Hiến pháp 1992 tại Điều 8 cũng quy định: “Các cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh

chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng”.

Căn cứ vào Hiến pháp 1992, để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ, năng lực và tận tụy phục vụ nhân dân, trung thành với Tổ quốc, Nhà nước ta đã ban hành Luật cán bộ, công chức, trong đó, những chuẩn mực đạo đức - pháp lý được thể hiện một cách tập trung và rất cụ thể ở các quy định về nghĩa vụ của công chức, như: trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia; tôn trọng nhân dân, tận tâm phục vụ nhân dân; liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Về đạo đức đối với người thực thi công vụ, Luật có quy định như sau:”

Cán bộ, công chức phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong

hoạt động công vụ” [22; Điều 15]. Ở Việt Nam, những chuẩn mực đạo đức của

29

hoá, tâm lý xã hội truyền thống của dân tộc, đồng thời được đúc kết kinh nghiệm trong quá trình đấu tranh, bảo vệ, xây dựng và phát triển mô hình nhà nước dân chủ nhân dân. Rộng hơn, người cán bộ, công chức phải có đạo đức cách mạng, như Hồ Chí Minh khẳng định: “Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì

lợi ích của Đảng, của dân tộc, của loài người” [25; 252]

Các nhà làm luật cũng chú ý đưa văn hóa giao tiếp hành chính của công chức vào các Điều 16, 17. Theo đó, yêu cầu người cán bộ, công chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp, gần gũi với nhân dân; đồng thời có tác phong làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc. Đặc biệt, Điều 17 của Luật nhấn mạnh “ Cán bộ, công chức không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi

thi hành công vụ” [22; Điều 17]. Đây là một trong những nội dung quan trọng

quy định khung ứng xử liên quan đến thái độ, hành vi của người công chức với đồng nghiệp và với nhân dân trong giao tiếp hàng ngày. Trên thực tế, hầu hết các công việc thuộc lợi ích công đều được tiến hành thông qua con đường giao tiếp. Trong các cơ quan nhà nước, khi thái độ ứng xử, hành vi thi hành công vụ của công chức trở thành những chuẩn mực văn hóa, điều này sẽ đảm bảo cho nền hành chính hoạt động hiệu quả và phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn,

Như vậy có thể thấy Luật Cán bộ, công chức (2008) đã pháp luật hóa được cơ bản những chuẩn mực liên quan đến hành vi, thái độ, ứng xử của người cán bộ, công chức trong hoạt động chuyên môn, hướng họ đến chân giá trị nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên, cần thấy rằng, các quy định của Luật Cán bộ, công chức chỉ là những quy định có tính chất “quy định khung” về đạo đức công vụ. Do vậy, cần thiết phải có một quy chế đạo đức công vụ cần thiết quy định về những giá trị đạo đức của nền công vụ phụng sự Tổ quốc, nhân dân, dân tộc, bộ quy tắc mẫu về ứng xử trong công vụ nhằm tạo nên tính đồng bộ trong quá trình điều chỉnh các quan hệ công vụ. Trên cơ sở bộ quy tắc mẫu, các cơ quan nhà nước vận dụng, cụ thể hóa xây dựng quy chế đạo đức công vụ phù hợp với những yêu cầu cụ thể của công vụ do cơ quan mình đảm nhiệm.

30

Một phần của tài liệu Đạo đức công vụ của đội ngũ công chức trong giai đoạn đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)