9. Kết cấu luận văn
2.1.4. Các văn bản đặc thù do Bộ, ngành ban hành
Ngoài các văn bản Luật quy định về đạo đức, các nguyên tắc thực thi công vụ của người cán bộ, công chức. Mỗi bộ ngành, tùy theo đặc thù chuyên môn trong công việc, tùy theo yêu cầu của thời đại, đều chú trọng đưa ra những quy tắc ứng xử, những chuẩn mực đạo đức và quy phạm riêng cho ngành mình. Tiêu biểu có thể kể đến là nội dung 12 Điều y đức (Ban hành kèm theo Quyết định số 20881BYT-QĐ ngày 06/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế) hay Quyết định số 29/2008/QĐ-BYT ngày 18/8/2008 về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế; Quy định số 61/2008/QĐ- BVHTTDL ngày 31/07/2008 của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch về Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức ngành Văn hóa, thể thao và du lịch; Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 quy định về Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương, cũng theo đó, ngày 22/10/2008 xét theo đề nghị của Vụ trưởng vụ tổ chức cán bộ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ra Quyết định số 1354/QĐ-BNV Về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Nội vụ…
Nghề nào cũng cần nêu cao đạo đức nghề nghiệp. Riêng với nghề y, đạo đức đóng vai trò quan trọng hàng đầu, bởi đây là nghề chữa bệnh cứu người. Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế, ngày 06/11/1996 Bộ trưởng Bộ y tế đã ban hành 12 điều y đức dành riêng cho cán bộ ngành Y. Trong đó nội dung chủ yếu nhấn mạnh cán bộ y tế cần phải có phẩm chất tốt đẹp, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ phục vụ, hết lòng thương yêu chăm sóc người bệnh, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:"Lương y phải như từ mẫu". Đồng thời, trong Điều 1 và 2, văn bản cũng nhấn mạnh, người thầy thuốc muốn tinh thông nghề nghiệp phải tự mình có ý thức học tập, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao y thuật, rèn luyện y đức suốt đời để mỗi ngày một giỏi hơn, hết lòng tận tụy, tận tâm với nghề. Để nâng cao y đức của đội ngũ thầy thuốc, rất cần xây dựng mối quan hệ giữa thầy thuốc với bệnh nhân một cách trong sáng và lành mạnh trên tinh thần trách nhiệm. Do vậy, sự quan tâm của toàn xã hội trong việc nâng cao y
35
đức của người bác sĩ có vai trò rất quan trọng giúp người bệnh và gia đình họ biết trân trọng tinh thần lao động của người thầy thuốc trong khám chữa bệnh.
Quyết định số 61/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 31/07/2008 của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch cũng là một văn bản tiêu biểu trong việc quy định những quy tắc ứng xử cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức ngành văn hóa, thể thao và du lịch. Nội dung trong đó đã nhấn mạnh phẩm chất, tinh thần, hành vi, thái độ của người công chức trong việc thực thi nhiệm vụ. Đồng thời văn bản cũng đặt ra yêu cầu đối với công chức trong việc “không ngừng học tập, tu dưỡng và rèn luyện để nâng cao năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, ứng
xử có văn hóa để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao” (Điều 1) hay “Có thái độ
thận trọng, khách quan, toàn diện khi xem xét, đánh giá sự việc; lắng nghe, tôn trọng các ý kiến giải trình hợp lý của đối tượng tiếp xúc, hướng dẫn cho đối
tượng khi tiếp xúc hiểu và thực hiện đúng quy định của pháp luật” (Điều 2).
Những nội dung này đã cho chúng ta thấy ý thức và trách nhiệm của người cán bộ, công chức trong việc đề cao lợi ích của nhân dân, định hướng những giá trị tích cực trong thi hành công vụ.
Trong các quy chuẩn về nguyên tắc ứng xử của cán bộ công chức, không thể không nhắc đến hai quyết định quan trọng của ngành Nội vụ: Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV và Quyết định số 1354/QĐ-BNV. Như chúng ta đã biết, Bộ Nội vụ là bộ đi đầu trong việc thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020. Với nhiệm vụ này, lần đầu tiên trong quá trình cải cách, Chính phủ đã xây dựng một chương trình có tính chiến lược, dài hạn, xác định rõ 4 lĩnh vực cải cách là cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính công, định rõ các mục tiêu, nhiệm vụ cải cách và xác định các giải pháp thực hiện nhằm bảo đảm thắng lợi công cuộc cải cách. Chương trình tổng thể sẽ là công cụ quan trọng để Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương và chính quyền địa phương các cấp đẩy mạnh cải cách hành chính. Trong đó, đáng chú ý là nội dung đổi mới, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức - nội dung mang tính “động lực” cho quá trình cải cách hành chính.
36
Với phương châm khắc phục tệ nạn quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, hách dịch, lãng phí và xa dân, khẩn trương xây dựng luật công vụ. Ban lãnh đạo Bộ đã nhấn mạnh bốn đức tính “cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư” của người cán bộ, công chức phải là cốt lõi xuyên suốt toàn bộ đạo luật này. Trên tinh thần đó, Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV đã nêu rõ những điều cán bộ, công chức được làm và không được làm trong giao tiếp với nhân dân và với đồng nghiệp. Tại Điều 8 có quy định:” Trong giao tiếp tại công sở và với công dân, cán bộ,
công chức, viên chức phải có thái độ lịch sự, hoà nhã, văn minh”, hay “Trong
quan hệ đồng nghiệp cán bộ, công chức, viên chức phải chân thành, nhiệt tình bảo đảm sự đoàn kết; phối hợp và góp ý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ để công việc được giải quyết nhanh và hiệu quả”. Những việc họ không được làm cũng được hệ thống một cách tương đối cụ thể, bao gồm:”Cán bộ, công chức, viên chức không được trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm khi nhiệm vụ, công vụ do mình thực hiện gây ra hậu quả ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, đơn vị mình hoặc của cơ quan, đơn vị, tổ chức khác hoặc vi phạm tới quyền lợi chính
đáng, danh dự và nhân phẩm của công dân” (Điều 10), hay “Cán bộ, công chức,
viên chức không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn, mạo danh để tạo thanh thế khi tham gia các hoạt động trong xã hội” (Điều 14)…Trong những điều kể trên, dễ nhận thấy quy tắc ứng xử của các cán bộ hành chính ở địa phương chủ yếu tập trung vào nội dung liên quan đến thái độ, hành vi ứng xử, giao tiếp với nhân dân, đồng nghiệp của cán bộ, công chức. Những nội dung này phần nào thể hiện nỗ lực của các nhà làm luật trong việc đưa ra các chuẩn mực đạo đức của người cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay.
Điều này cho ta thấy vai trò quan trọng của việc xây dựng quy phạm đạo đức đối với cán bộ, công chức. Dù tồn tại ở hình thức nào, dưới nội dung nào, những chuẩn mực này đã cho chúng ta thấy nỗ lực của các Bộ, ngành trong việc xây dựng những quy phạm đạo đức nói trên. Với ý nghĩa đó, đối với nền hành chính chúng ta đang xây dựng hiện nay thì việc thực thi đạo đức công vụ là yếu tố có vai trò mang tính quyết định nhằm đảm bảo cho xã hội một sự quản lý không thiên lệch, trong sáng và tối đa hóa lợi ích của nhân dân.
37