Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng chưa được coi trọng đúng mức,

Một phần của tài liệu Đạo đức công vụ của đội ngũ công chức trong giai đoạn đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 56)

9. Kết cấu luận văn

2.3.2. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng chưa được coi trọng đúng mức,

mức, hoạt động kém hiệu quả.

Nhận thức chính trị, tư tưởng của cán bộ, đảng viên trước hết phải được bắt nguồn từ sự giáo dục, tuyên truyền của Đảng. Gần ba mươi năm đổi mới, công tác này còn nhiều bất cập, nhất là hàng thập niên đầu Đổi mới có nhiều lúng túng, xáo trộn. Trước hết, về hệ thống nhà trường đào tạo lý luận mở rộng ngày một nhiều; chương trình cũ, nhiều nội dung trùng lặp, chồng chéo, xa thực tế; đội ngũ giáo viên chưa kịp chuyển đổi để thống nhất, nên kiến thức cũ, phương pháp lạc hậu; việc thi cử thì dễ dãi “dong công, phóng điểm”, quản lý văn bằng lỏng lẻo, cộng với yêu cầu thái quá về bằng cấp đối với các đối tượng cán bộ, dẫn tới tình trạng “chạy bằng”. Vì thế, nhiều người có thái độ sai lệch trong học lý luận chính trị. Kết quả là ai cũng có “bằng” nhưng cái cần đạt được trong nhận thức lý luận chính trị để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới thì lại rất thấp.

Việc tổ chức học tập, nghiên cứu chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng chưa thật nghiêm túc, chưa truyền đạt được tính khoa học, tính cách mạng sáng tạo, tính thiết thực của nó tới cán bộ, đảng viên để tạo nên sự chuyển biến tích cực, niềm tin trong nhận thức làm cơ sở cho hành động đúng và thống nhất của họ. Hơn nữa, hiện nay âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực phản động cùng với những diễn biễn phức tạp của tình hình thế giới đang tác động mạnh tới tư tưởng, tình cảm đạo đức cán bộ, đảng viên. Điều này đặt ra yêu cầu buộc Đảng và Nhà nước ta phải theo dõi chặt chẽ, dự báo đầy đủ và kịp thời những diễn biến có thể xảy ra. Đồng thời đưa ra những giải pháp đấu tranh mạnh, có tổ chức để phản bác lại, giải tỏa hợp lý về tâm lý, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, công chức, tích cực phổ biến những nghị quyết, chủ trương, đường lối nhân văn của Đảng, Nhà nước vào trong nhận thức của cán bộ, đảng viên, tạo nên thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn trong họ. Chúng ta đều nhớ, có một quy luật là chỗ nào “ánh sáng” không tới thì “bóng tối” sẽ bao trùm. Nhận thức về chủ trương, đường lối của Đảng,

51

chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa dựa trên cơ sở khoa học, cách mạng thì khó có niềm tin vững chắc. Cho nên khi đứng trước sự vật, hiện tượng, vấn đề họ khó thấy được bản chất của nó để có nhận thức đúng, dễ ngộ nhận, và tất yếu hệ lụy là dao động, dễ thoái hóa, biến chất. Đó là cội rễ dẫn tới tiêu cực, sai trái trong hành vi của một bộ phận cán bộ, đảng viên.

Chuẩn mực và quy phạm đạo đức đòi hỏi tính tự giác của con người thông qua tự vấn lương tâm và xã hội. Do đó, phải có cơ chế kiểm soát quyền lực, trách nhiệm, nghĩa vụ của công chức thông qua dư luận xã hội. Chính dư luận xã hội sẽ tạo được “sức ép” lên những người công chức có hành vi xấu, vi phạm quy chế đạo đức. Sức ép này khiến họ cảm thấy lạc lõng, xấu hổ trước quần chúng, trước Đảng, trước tổ chức khi không thực hiện đúng các nguyên tắc, thể chế cũng như nghĩa vụ, trách nhiệm của mình gây thiệt hại lớn cho lợi ích của nhân dân, của đất nước. Điều này có thể dẫn đến hành vi “từ chức” – hành động cần được nâng lên thành “văn hóa từ chức” đối với những cán bộ, công chức phạm lỗi lầm nghiêm trọng trong tổ chức. Đây là một hành vi đẹp, thể hiện người đó có lòng tự trọng, biết tự hổ thẹn với Đảng, với nhân dân.

Một phần của tài liệu Đạo đức công vụ của đội ngũ công chức trong giai đoạn đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)