Yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính

Một phần của tài liệu Đạo đức công vụ của đội ngũ công chức trong giai đoạn đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 78)

9. Kết cấu luận văn

3.1.3. Yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính

Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001 – 2010 đã được thực hiện với bốn nội dung trọng tâm: cải cách thể chế, cải cách bộ máy, cải cách tài chính công và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Thực tiễn cho thấy rằng, nếu cải cách thể chế được xem là cái gốc của mọi cuộc cải cách thì cải cách con người được xem là yếu tố quyết định đối với sự thành, bại của công cuộc cải cách hành chính nói chung bởi những yếu tố sau đây:

Thứ nhất, cán bộ, công chức là chủ thể quyết định đến nội dung văn bản

quy phạm pháp luật để quản lý xã hội. Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, họ là những người trực tiếp xây dựng, ban hành các văn bản quản lý, đồng thời họ cũng chính là những người áp dụng văn bản trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Do đó dễ phát sinh hiện tượng người ban hành văn bản đưa ra những quy định, tiêu chuẩn, định mức có lợi cho bản thân mình và ngành của mình. Ngoài ra có không ít những trường hợp cán bộ, công chức vận dụng các chủ

73

trương, chính sách một cách tự do, tùy tiện theo hướng bất lợi hay có lợi cho người dân tùy theo mối quan hệ, sự thân tình và cả những khoản hối lộ mà họ được nhận.

Thứ hai, một khía cạnh khác của đạo đức công vụ là tinh thần, thái độ

phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức quyết định đến chất lượng thực thi công vụ. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn không ít cán bộ, công chức giải quyết công việc cho dân theo kiểu ban ơn, tỏ thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, nhũng nhiễu…trách nhiệm xử lý công việc chưa cao, còn hiện tượng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm

Thứ ba, quá trình thực hiện cải cách trong những năm qua đã đạt được

những kết quả đáng ghi nhận về cải cách thủ tục hành chính bằng cách cắt giảm đáng kể các thủ tục hành chính. Trong 10 năm thực hiện Đề án 30 của Chính phủ, các Bộ, ngành đã rà soát được 5.565 thủ tục hành chính, trong đó đề xuất bãi bỏ 453 thủ tục; sửa đổi, bổ sung 3.749 thủ tục; đã xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê thủ tục hành chính trong toàn quốc3. Thế nhưng người dân vẫn bức xúc bởi hành vi sách nhiễu, gây phiền hà, khó khăn của công chức khi họ tới cơ quan công quyền làm thủ tục. Đặc biệt là trong những lĩnh vực “nhạy cảm” như xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở; cấp phép xây dưng; cấp phép kinh doanh; thủ tục đầu tư,…Như vậy, có thể khẳng định rằng cho dù thủ tục hành chính có được cải cách nhưng trách nhiệm, thái độ của người cán bộ, công chức còn kém thì cũng không làm cho cải cách hành chính đạt tới mục tiêu đã xác định. Do đó, cải cách thủ tục hành chính không chỉ đơn giản là cắt giảm một cách hình thức một số loại thủ tục hành chính gây phiền hà cho người dân mà điều quan trọng và có ý nghĩa hơn là cần có sự thay đổi về nội dung của thủ tục hành chính. Để có sự thay đổi này một cách tích cực thì vấn đề trọng tâm là cần nâng cao năng lực và đạo đức của người ban hành ra những thủ tục đó – đội ngũ cán bộ, công chức.

Thứ tư, trên thực tế, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả một

số cán bộ cao cấp thiếu tu dưỡng, rèn luyện bản thân, phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, kém ý thức tổ chức kỷ luật, tha hóa về đạo đức, lối

3 Bộ Nội vụ (2011), Hội nghị trực tuyến về Tổng kết thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 -2010 với 63 tỉnh, thành, ngày 05/4/2011

74

sống. Một bộ phận cán bộ, công chức né tránh, thiếu bản lĩnh đấu tranh với những hành vi tiêu cực. Một số khác chưa thực sự lấy việc phục vụ nhân dân làm mục tiêu hàng đầu, làm thước đo cho mức độ cam kết và kết quả thực thi công vụ. Từ đó dẫn đến tình trạng lợi dụng chức trách, thẩm quyền được Nhà nước giao cho để nhận hối lộ, tham nhũng, làm biến dạng những giá trị và tiêu chuẩn đích thực của người cán bộ, công chức, khiến họ rơi vào chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng làm suy giảm uy tín của Đảng và niềm tin của nhân dân đối với Nhà nước.

Do vậy, trong công cuộc cải cách hành chính cần xác định nhân tố con người đóng vai trò then chốt. Xây dựng được một đội ngũ cán bộ, công chức giỏi về nghiệp vụ và đáp ứng được những chuẩn mực của đạo đức công vụ là một trong những yêu cầu cấp bách góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân và vì dân.

Một phần của tài liệu Đạo đức công vụ của đội ngũ công chức trong giai đoạn đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)