Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Một phần của tài liệu Đạo đức công vụ của đội ngũ công chức trong giai đoạn đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 38)

9. Kết cấu luận văn

2.1.3. Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Ngay từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Nhà nước Việt Nam đã thực thi chính sách nhất quán là tiết kiệm và tuyên chiến với mọi hình thức tham ô, lãng phí, tham nhũng, tệ quan liêu, hách dịch của bộ máy nhà nước. Hệ thống pháp luật Việt Nam đã có những điều khoản quy định về việc nghiêm cấm mọi hành vi tham nhũng, lãng phí. Những hành vi này được coi là những tội danh nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội, sự ổn định chính trị và cơ hội thụ hưởng thành quả phát triển của người dân. Tất cả những tư tưởng đó được cụ thể hóa thông qua Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số 48/QH/2005 ra ngày 29/11/2005 quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên... Chính vì vậy, các tội danh liên quan đến tham nhũng có thể lĩnh hình phạt cao nhất là tử hình.

Tinh thần chung của Luật số 48/QH/2005 là “Tập trung nghiên cứu, làm rõ hơn các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong tất cả các lĩnh vực. Trong đó, đặt ra yêu cầu cao độ về chống lãng phí trên cả nước, đồng thời làm rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, trách nhiệm của thủ trưởng

đơn vị trong tổ chức thực hiện” [24; 3]. Luật đã quy định rõ việc xác định mục

tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí chung trên cả nước gắn với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội trong chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm và dài hạn, đồng thời đặt ra yêu cầu cho các Bộ ngành, Ủy ban Nhân dân các cấp trong việc phải xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá thực hành tiết kiệm chống lãng phí thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý. Đây là vấn đề có tính chất cốt lõi trong việc đổi mới cơ chế tổ chức điều hành thực hành tiết kiệm, chống lãng phí qua đó, sẽ đánh giá được hiệu quả, kết quả cụ thể của từng địa phương, ngành, lĩnh vực và của cả nước.

Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí cũng đã cụ thể hóa các quy định về thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhằm tăng tính hiệu quả, hiệu lực của các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Ví dụ như trong nội dung quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, tài sản nhà nước của các cơ quan, tổ chức

33

quy định tại Điều 10:Việc lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán kinh phí ngân sách nhà nước phải đúng thẩm quyền, trình tự, nội dung, đối tượng và thời gian theo quy định của pháp luật; đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan

nhà nước có thẩm quyền ban hành; bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch

[24, Điều 10]. Có thể thấy, Quốc hội đã có nhiều nỗ lực trong việc đưa ra một số quy định cụ thể để bảo đảm việc sử dụng nguồn kinh phí này chặt chẽ, đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ.

Bên cạnh những quy định về quản lý, sử dụng hiệu quả tiết kiệm, Luật cũng có quy định rất mới liên quan đến chế tài xử phạt đối tượng có hành vi lãng phí nhằm tăng cường sự kiểm tra giám sát của nhà nước và xã hội theo hướng khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát hiện cũng như cung cấp kịp thời thông tin về lãng phí; quy định trách nhiệm của người phát hiện lãng phí về tính trung thực của các thông tin; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi có lãng phí trong việc xem xét xử lý, khắc phục kịp thời và thực hiện việc giải trình về việc để xảy ra lãng phí. Tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, thậm chí nếu có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật [24; Điều 84].

Ngoài ra, để khuyến khích việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bên cạnh kế thừa các quy định hiện hành, Luật đã rà soát các quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng để đảm bảo phù hợp. Theo đó, Luật số 48/QH/2005 đã quy định chi tiết về việc khen thưởng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Có thể nói trong nhiều đích đến đặt ra, đích đến về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay đã được quy định rất rõ. Song song với việc nâng cao ý thức và hành động của cán bộ, công chức, việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài khóa, thực hiện công khai minh bạch để bảo đảm tăng cường sự kiểm tra giám sát của nhà nước và xã hội sẽ mang lại những kết quả tốt trong quá trình thực thi công vụ. Những nỗ lực trên nhằm đáp ứng yêu cầu của cải cách nền hành chính nhà nước hiện nay, đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.

34

Một phần của tài liệu Đạo đức công vụ của đội ngũ công chức trong giai đoạn đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)