Hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa

Một phần của tài liệu Đạo đức công vụ của đội ngũ công chức trong giai đoạn đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 77)

9. Kết cấu luận văn

3.1.2. Hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa

Toàn cầu hoá là xu thế phát triển tất yếu của xã hội loài người, mở cửa hội nhập là yêu cầu khách quan cho sự phát triển phồn vinh của mỗi dân tộc. Hội nhập kinh tế quốc tế, giao lưu văn hoá, xã hội giữa các cộng đồng dân tộc trong khu vực cũng như trên toàn thế giới ngày càng gia tăng. Trong quá trình đó, dân trí được nâng cao, tầm vóc trí tuệ con người Việt Nam có điều kiện thử thách và tôi luyện. Sự biến động của thị trường thế giới cũng tác động đến cách làm ăn, suy nghĩ, tính toán của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức. Lối sống phương Tây - lối sống của một nền đại công nghiệp tràn vào, qua quan hệ kinh tế, xã hội, phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày hàng giờ tác động, đòi hỏi phải có sự tiếp thu có chọn lọc, biết kế thừa những tinh hoa văn hoá tiến bộ, bổ sung, làm giàu và hiện đại hoá các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc.

Một điều không thể phủ nhận là đạo đức có quan hệ mật thiết với kinh tế trên mọi mặt. Song trong quá trình chuyển đổi cơ chế hiện nay, dưới tác động của kinh tế thị trường và sự xâm nhập của các nền nền văn hóa ngoại lai, đạo đức người công chức có nhiều biến động phức tạp. Có thể nêu một cách khái quát những ảnh hưởng tích cực trong sự tác động của kinh tế thị trường đối với đạo đức người công chức biểu hiện ở chỗ, nó góp phần thúc đẩy quá trình hình thành, phát triển nhân cách tự chủ tự lập, rèn luyện ý thức lao động và sáng tạo cũng như các phẩm chất đạo đức khác, chẳng hạn như tinh thần trách nhiệm, ý chí, lòng dũng cảm, tính nguyên tắc và tính khiêm tốn ở mỗi người công chức. Một trong những tác động tích cực của toàn cầu hóa là việc soi chiếu các giá trị đạo đức dưới góc độ cá nhân, phẩm chất cá nhân. Nhưng cũng chính mặt tích cực này khi bị con người đẩy lên quá mức sẽ trở thành tiêu cực. Ý thức đề cao cá nhân, một khi bị tuyệt đối hóa sẽ dẫn đến việc cái cá nhân lấn át cái cộng đồng. Điều đó dẫn đến việc người công chức dễ đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích xã hội, coi lợi ích cá nhân là trên hết; lúc đó, lợi ích tập thể sẽ bị lấn át, thậm chí bị phế bỏ, từ đó mà nham nhũng, lãng phí ngày càng có cơ hội gia tăng. Điều này làm tha hóa phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức; gây giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. Do đó,

72

vấn đề quan trọng đặt ra là phải gắn liền quyền hạn với trách nhiệm của người công chức, trong đó có trách nhiệm đạo đức [39; 42].

Như vậy, có thể thấy, những hiện tượng tiêu cực diễn ra trong đời sống xã hội Việt Nam như phân tích ở trên là biểu hiện của sự xa rời những chuẩn mực đạo đức truyền thống, những chuẩn mực vẫn còn giá trị trong xã hội hiện đại. Một khi những chuẩn mực đó không được giữ vững như là định hướng trong hoạt động của con người thì sự suy thoái là điều không tránh khỏi. Chính việc giữ vững định hướng chính trị và định hướng giá trị tinh thần trong thực tiễn xây dựng đất nước, cũng như trong hoạt động thực tiễn đạo đức là yêu cầu cấp thiết

để góp phần ngăn chặn sự suy thoái và nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống người công chức trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Vì vậy, đội ngũ công chức trong xu thế toàn cầu hóa cần có “cái nền”, “cái gốc” đạo đức vững chắc để giữ phẩm chất, nhân cách của mình trong biến thiên thời đại. Cao hơn thế, họ không chỉ giữ được mình mà cần phải phát triển tư duy, nâng cao khả năng nhận thức, tự chủ của mình trong thời đại mới, biết chắt lọc điều hay, lẽ phải để nâng tầm đất nước trên chính trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Đạo đức công vụ của đội ngũ công chức trong giai đoạn đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)