Chính sách tiền lương chưa đảm bảo được tính hợp lý, khoa học và

Một phần của tài liệu Đạo đức công vụ của đội ngũ công chức trong giai đoạn đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 59)

9. Kết cấu luận văn

2.3.4. Chính sách tiền lương chưa đảm bảo được tính hợp lý, khoa học và

công bằng

Tiền lương của cán bộ, công chức nhà nước là vấn đề có ý nghĩa lớn cả về kinh tế, chính trị, xã hội, quan hệ tới đời sống của nhân dân, ngân sách nhà nước, trình độ phát triển kinh tế, công bằng và định hướng phát triển của xã hội. Tiền lương phải xứng với nhiệm vụ, với cống hiến của cán bộ, công chức, theo đúng nguyên tắc phân phối theo lao động, đồng thời bảo đảm tái sản xuất mở rộng sức lao động, phù hợp với việc nâng cao từng bước mức sống trong xã hội, để mọi người được yên tâm, chuyên cần với công việc ở vị trí công tác của mình trong bộ máy tổ chức.

Ở Việt Nam nhiều văn bản, báo cáo của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua đều khẳng định chủ trương cải cách tiền lương cho cán bộ, công chức. Gần đây nhất, Nghị quyết số 30c/2011/NQ-CP ngày 08/11/2011 ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 có xác định mục tiêu: “…đến năm 2020 tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức được cải cách cơ bản, bảo đảm được cuộc sống của cán bộ, công chức,

viên chức và gia đình ở mức trung bình khá trong xã hội” [5; 7].

Tuy nhiên, thực tế trong nhiều năm qua, những nỗ lực của Nhà nước trong vấn đề cải cách tiền lương chủ yếu tập trung vào tăng lương tối thiểu nhưng không mang lại những thay đổi đáng kể về lương thực tế nếu gắn với tốc độ gia tăng giá tiêu dùng như hiện nay. Do đó, việc nâng lương tối thiểu thực ra không cải thiện được về chất lượng đời sống của cán bộ, công chức và cũng không làm thay đổi được hiệu quả, chất lượng của công việc theo chiều hướng tích cực hơn.

Hơn nữa, việc thực hiện chính sách bảo hiểm, bảo trợ xã hội, chính sách người có công lại gắn với chế độ tiền lương làm cho quỹ lương Nhà nước ngày càng phình to ra, trong khi nguồn ngân sách hạn hẹp, ví như cái bánh nhỏ phải chia ra quá nhiều phần. Việt Nam còn là một nước nghèo trên thế giới, ngân sách huy động hàng năm chưa đạt đến 24% GDP, lại gánh trên vai một số người ăn lương theo ngân sách Nhà nước hơn 7 triệu người. Do vậy, nếu muốn tăng thêm 10.000 đồng tiền lương tối thiểu, thì mỗi tháng nhà nước cũng phải chi thêm tới hàng ngàn tỷ đồng, điều này gây ra gánh nặng không nhỏ cho nền kinh tế nước

54

nhà. Thêm vào đó, hệ thống thang bảng lương cho từng ngành nghề, khu vực vẫn chưa hợp lý dẫn đến cùng một việc, cùng một trình độ đào tạo nhưng hưởng khác nhau và khi nghỉ hưu cũng hưởng khác nhau. Tỷ lệ chênh lệch giữa các bậc lương và ngạch bậc không đáng kể, không có cơ chế linh hoạt để thay đổi thang bậc lương. Việc tiền tệ hoá tiền lương chưa giải quyết triệt để, chi phí về nhà ở mới được tính một phần, chế độ sử dụng ô tô con, điện thoại, phụ cấp người phục vụ... vẫn còn giữ cho một số chức vụ. Tuy nhiên, có một nghịch lý mà thực tiễn đang tồn tại là có một bộ phận cán bộ, công chức sống không cần lương nhà nước, họ vẫn đảm bảo một cuộc sống xa hoa cho mình với những khoản thu không rõ nguồn gốc.

Đề cập đến vấn đề này, đồng chí Đoàn Cường (Vụ trưởng Vụ Tiền lương – Bộ Nội vụ) đã đưa ra nhận định: “Hiện nay, ngoài lương, một số công chức hành chính có những khoản thu nhập còn lớn hơn gấp nhiều lần. Những người giữ cương vị quản lý cơ quan, đơn vị, ngoài lương và phụ cấp theo quy định còn được hưởng một số khoản thu nhập khá lớn không tính vào phụ cấp, không tính vào lương (ví dụ: nhà ở, xe cộ đi lại,…). Điều đáng quan tâm là, trong đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay có những người đang giàu lên nhanh chóng, có tích lũy, có ô tô, biệt thự sang trọng, đầy đủ tiện nghi cao cấp mà với mức lương của họ không thể nào có được. Như vậy có thể khẳng định họ có những “đặc lợi” khá lớn. Thực chất, phần lớn những thu nhập ngoài lương nêu trên là từ các dạng tham nhũng của một số công chức có quyền hành trong tay, không chỉ ở lĩnh vực kinh tế mà còn ở lĩnh vực khác. Tình trạng này đã tạo ra những bất công trong công chức hành chính tại các cơ quan công quyền. Nếu không giải quyết một cách tích cực và quyết liệt thì không thể có sự hài hòa về tiền lương và thu nhập của những người làm công ăn lương”.

Vì vậy cần lưu ý cải cách tiền lương để đảm bảo cán bộ, công chức có thể sống được bằng lương trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay và cải cách tiền lương không chỉ là giải quyết vấn đề lương tối thiểu mà cần phải đạt tới sự công bằng và hợp lý trong việc trả lương cho cán bộ, công chức thông qua vị trí công việc, kết quả công việc họ đạt được.

55

Một phần của tài liệu Đạo đức công vụ của đội ngũ công chức trong giai đoạn đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)