9. Kết cấu luận văn
3.2.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ côngchức về vai trò của đạo đức
nước ta hiện nay.
Có thể khẳng định rằng việc nâng cao đạo đức công chức trong giai đoạn đổi mới hiện nay là một yêu cầu bức thiết bởi nó vừa góp phần hiện thực hóa mục tiêu chính trị của Đảng ta, vừa góp phần củng cố, giữ gìn sự ổn định của chế độ chính trị. Trên tinh thần đó, người đứng đầu ngành Nội vụ, Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình đã nêu ý kiến rằng: “Vấn đề đạo đức công vụ của công chức ngày nay đang chịu tác động của nhiều yếu tố. Để hạn chế những mặt trái của kinh tế thị trường tác động đến đạo đức, công chức cần có phẩm chất, bản lĩnh chính trị vững chắc. Nền tảng này cần được xây dựng dựa trên những tiêu chí về đánh giá công chức mang tính truyền thống như trung thực, thẳng thắng, không vụ lợi: cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Mặt khác, cần thiết lập hệ thống pháp luật cần thiết để bảo đảm cho các chuẩn mực đạo đức được thi hành trong công vụ”.
Vì vậy, cần thiết phải đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ trên cơ sở triệt để công khai, minh bạch, công bằng và dân chủ nhằm xây dựng đội ngũ công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, chuyên nghiệp và hiện đại, trong sạch nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của đổi mới và phát triển đất nước trong giai đoạn 2013 - 2020.
3.2. Một số giải pháp nâng cao đạo đức công vụ ở Việt Nam hiện nay
3.2.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ công chức về vai trò của đạo đức công vụ công vụ
Như chúng ta biết, ý thức đạo đức ở mỗi cán bộ, công chức được tạo nên bởi những thành tố chủ yếu: nhận thức, động cơ, thái độ, tình cảm và ý chí của chủ thể. Theo đó, nhận thức của con người là hiểu biết của cá nhân về thế giới khách quan và bản thân, phản ánh hiện thực xung quanh và cả hiện thực của bản thân. Nhận thức mỗi cá nhân không ngừng phát triển qua quá trình lao động và học tập. Chính sự phát triển nhận thức này sẽ giúp cho cán bộ, công chức mà đặc biệt là công chức lãnh đạo, quản lý phát triển kĩ năng dự đoán để ra các quyết định quản lý, đồng thời nhận biết được cái đúng, cái sai trong hành động. Do vậy,
78
việc nâng cao nhận thức công chức trong quá trình thực thi công vụ có ý nghĩa quan trọng, nó cần được xây dựng dựa trên các yếu tố sau:
Về mặt lương tâm: Công chức phải cam kết bảo vệ toàn vẹn nền dân chủ
nhằm xây dựng nền công vụ lành mạnh, có hiệu lực, hiệu quả. Công chức có lương tâm sẽ luôn biết coi trọng nguyên tắc, ý thức sâu sắc về bổn phận, trách nhiệm, nhất là ý thức rõ rệt về trách nhiệm cá nhân trước những công việc được giao phó, ủy thác. Tự bản thân người công chức có coi trọng nhân cách và phẩm giá, danh dự của mình thì mới biết tôn trọng nhân cách, danh dự và nhân phẩm của người khác.
Về sự công minh: Trong các hoạt động hàng ngày của mình, công chức
phải luôn thực hiện đúng quyền hạn theo quy định của pháp luật. Mặt khác, họ phải nhận thức rằng quyền hạn ấy không bao giờ được mang tính phân biệt, mọi đối tượng đều được đối xử một cách bình đẳng, không thiên vị. Hồ Chí Minh đã từng nói – công chức là người làm việc công nên phải có sự công tâm, công đức. Việc gì cũng phải công bình, chính trực, không nên vì tư ân, tư huệ hoặc tư thù, tư oán. Mình có quyền dùng người thì phải dùng người tài năng, làm được việc. Cái tâm phải trong sáng thì mới có thể thi hành công việc một cách ngay thẳng, chính trực, công bằng vì sự nghiệp chung, vì lợi ích chung, không thiên vị, không lợi dụng chức quyền để mưu lợi riêng. Chỉ với động cơ đạo đức trong sáng như vậy thì trong các mối quan hệ với mình, với người, với tổ chức đoàn thể mới có thể phân minh, rành mạch, thấu tình đạt lý. Có động cơ đạo đức trong sáng, người công chức mới có thể thực thi công vụ một cách khách quan, vô tư, trọng sự thật, trọng chân lý, đạo lý. Đây chính là phẩm chất vô cùng quan trọng đối với người công chức
Về sự dũng cảm: Công chức cam kết dũng cảm thực hiện các chức trách
của mình, sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao và bày tỏ quan điểm của mình một cách khách quan. Hồ Chí Minh viết: “Dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm, thấy khuyết điểm phải có gan sửa chữa, cực khổ khó khăn phải có gan chịu đựng, có gan chống lại những vinh hoa phú quý không chính đáng” [28; 253]. Với tư cách là “công bộc” của nhân dân, công chức phải luôn trung thực, khiêm tốn, giản dị, ham học, ham làm, ham tiến bộ, quý trọng con người. Đây là sự thể
79
hiện một cách chân thật nhất đạo làm người của người cách mạng mà mỗi công chức phải thấm nhuần và thực hành nhất quán trong cuộc sống, trong công việc, trong đời tư, trong đối nhân xử thế ở đời. Đó cũng là yêu cầu rèn luyện đạo đức hàng ngày để công chức tự hoàn thiện nhân cách của mình. Một trong những đòi hỏi rất cao đối với công chức về phương diện đạo đức, đó là họ phải thể hiện mình như là hiện thân của đạo đức, phẩm chất tốt đẹp nhằm tạo lòng tin cho quần chúng nhân dân. Sẽ không có gì phản diện hơn khi mà người thực hiện nhiệm vụ chăm lo và phục vụ nhân dân lại là người không có đủ năng lực và đạo đức tương xứng với công việc, chức trách được giao. Điều đó sẽ làm suy giảm sự nhiệt tình, động lực phấn đấu, làm mất niềm tin, sự tín nhiệm của nhân dân đối với nền công vụ.
Công chức bắt buộc phải tuân thủ việc luôn luôn phục vụ lợi ích công, làm tăng niềm tin của nhân dân đối với nền công vụ một cách chuyên nghiệp. Đồng thời cam kết thực hiện việc kiểm toán đối với hoạt động chi tiêu một cách chính xác, minh bạch trong đơn vị của mình thông qua sự giám sát của nhân dân. Nền công vụ ở nước ta hiện nay rất cần sự giám sát đầy đủ hơn nữa, sâu sắc hơn nữa, cụ thể hơn nữa của nhân dân trong thực thi công vụ nhằm xây dựng nền công vụ thực sự vì dân và “cải thiện tính hiệu quả giám sát thực thi pháp luật của bộ máy Nhà nước, nhất là ở cấp địa phương. Trong chừng mực nhất định, có thể thấy đây là lĩnh vực còn nhiều khiếm khuyết, yếu kém về năng lực, về trách
nhiệm của hệ thống công quyền” [10; 63].
Việc nâng cao nhận thức về thực thi đạo đức công vụ đối với công chức không đơn thuần là quá trình bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện nhất thời mà cần được nâng lên thành kế hoạch, chương trình, mục tiêu để ăn sâu vào đời sống làm việc của họ. Theo đó, công chức đảm nhận các trách nhiệm nghiệp vụ của mình và phải giải quyết các công việc một cách có đạo đức; phải đề cao trách nhiệm, đề cao kỷ luật, tôn trọng tập thể và tổ chức, có lòng tự trọng đối với danh dự và nhân phẩm của mình, của người khác. Công chức thực hành đạo đức cũng giống như đi vào một cuộc chiến đấu, dũng cảm chống lại những cái xấu xa, hư hỏng, lỗi thời; xây dựng những cái mới mẻ, tốt tươi, tiến bộ. Trên tinh thần đó, công chức phải đặc biệt chú trọng tự rèn luyện các đức tính: cần – kiệm – liêm – chính; nguyên tắc sống: chí công vô tư; coi nhân dân là đối tượng phụng sự
80
(không quan liêu, hách dịch), thương yêu đồng nghiệp (không đố kỵ, kèn cựa, vu khống, đặt điều…), coi bổn phận là tiêu chí thực thi công vụ (không ghen ghét coi thường người dưới tuổi có chức vụ cao, có sáng kiến [18; 7]…
Đối với quần chúng nhân dân, công chức phải cam kết giao tiếp với nhân dân một cách trân trọng và quan tâm đến vai trò trung tâm của nhân dân. Đối với đồng nghiệp, công chức cam kết tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả và lành mạnh. Các đồng nghiệp luôn được đối xử một cách tôn trọng, vị tha, bao dung và nhã nhặn. Đối với người đồng nhiệm, công chức cam kết nâng cao lòng tin, sự tín nhiệm nhằm tạo dựng những mạng lưới và những đối tác vững chắc ở các bộ phận. Như vậy, để cải thiện chất lượng và hiệu quả phục vụ, công chức cam kết tích cực tham gia vào quá trình đào tạo và đổi mới liên tục bằng việc học tập, nghiên cứu và bồi đắp kinh nghiệm vì mục đích phụ vụ nhân dân, thúc đẩy việc thực thi các chính sách và dịch vụ công của nền công vụ một cách tự giác. Do đó, yếu tố quan trọng nhất trong việc nâng cao nhận thức của người công chức, ngoài giáo dục, đào tạo, cao hơn nữa là ý thực tự cải thiện bản thân, cam kết theo đuổi suốt đời những mục tiêu giáo dục chính thức và phi chính thức nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, chất lượng thực thi công vụ.