Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Đạo đức công vụ của đội ngũ công chức trong giai đoạn đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 71)

9. Kết cấu luận văn

2.4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Ở Việt Nam, có thể tìm thấy các quy phạm pháp luật về đạo đức, phẩm chất, tư cách của người cán bộ, công chức trong các văn bản pháp luật như: Pháp lệnh Cán bộ, công chức; Luật Phòng chống, tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm. Ngoài ra một số ngành cũng có những quy định sâu, cụ thể hơn ở lĩnh vực chuyên môn của mình như: quy định về y đức của Bộ Y tế, 6 điều Bác Hồ dạy của Công an nhân dân... Tuy nhiên, để xây dựng nhà nước pháp quyền, chúng ta càng phải chú trọng tới việc thiết lập một hệ thống quy chuẩn đạo đức công chức phù hợp với thực tế và văn hóa lịch sử của đất nước. Vì vậy, một số vấn đề cần quan tâm đối với Việt Nam trong việc xây dựng các quy định về đạo đức công chức có thể đúc rút từ kinh nghiệm nước ngoài như sau:

Một là, các chuẩn mực đạo đức trong công vụ phải rõ ràng. Công chức

cần phải những nguyên tắc cơ bản và những chuẩn mực đạo đức mà họ cần phải có trong thực thi công vụ. Họ cần được biết rõ ranh giới mà các hành vi ứng xử được phép hoặc không được phép chấp nhận. Ví dụ các chuẩn mực đạo đức và những nguyên tắc trong thực thi công vụ được quy định rõ, công khai trong Luật Đạo đức công chức (Pháp, Singapore) sẽ giúp tất cả công chức hiểu được những chuẩn mực, những nguyên tắc chung đó một cách rõ ràng nhất.

66

Hai là, công chức cần biết quyền và nghĩa vụ của họ như thế nào khi họ

làm những điều sai. Văn bản pháp luật là cơ sở để mỗi công chức biết được những chuẩn mực, nguyên tắc trong các hành vi ứng xử. Luật và các văn bản pháp luật về đạo đức công vụ cần quy định rõ những giá trị cơ bản, trách nhiệm công chức phải thực hiện, đưa ra những định hướng trong hoạt động công vụ của công chức, cách thức kiểm tra, hình thức xử lý kỷ luật khi vi phạm chuẩn mực. Đồng thời công chức cũng cần phải biết họ sẽ được bảo vệ như thế nào trong trường hợp họ vi phạm những chuẩn mực.

Ba là, đảm bảo quá trình ra quyết định phải minh bạch và phải được

kiểm tra giám sát. Công dân phải có quyền biết được các cơ quan nhà nước sử dụng quyền lực và nguồn lực như thế nào thông qua việc kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của chính quyền. Quy trình, cách thức giám sát phải minh bạch, dân chủ và phải được quy định cụ thể trong văn bản pháp luật. Công dân phải được tiếp cận dễ dàng tới các thông tin về hoạt động của cơ quan nhà nước. Tăng cường vai trò của báo chí, truyền thông nhằm nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của cơ quan hành chính.

Bốn là, cần phải có những quy định hướng dẫn mối quan hệ giữa khu

vực công và khu vực tư. Các quy định rõ ràng xác định rõ các hành vi chuẩn mực đạo đức của công chức trong mối quan hệ với khu vực tư, ví dụ trong mối quan hệ hợp đồng cung cấp dịch vụ, hợp đồng lao động. Tăng cường các mối quan hệ giữa khu vực công và khu vực tư đòi hỏi chú ý đến những giá trị công vụ và yêu cầu các đối tác khu vực tư cũng phải tôn trọng những giá trị này.

Năm là, đảm bảo vai trò của nhà quản lý. Một môi trường làm việc tốt sẽ

tạo động lực để công chức có những hành vi phù hợp với những chuẩn mực đạo đức trong thực thi công vụ. Ví dụ, các điều kiện về việc làm như phát triển chức nghiệp, tiền lương và các chính sách quản lý nguồn nhân lực phải tạo môi trường thuận lợi cho hành vi đạo đức đúng, quá trình đánh giá thực thi công việc hiệu quả sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến các giá trị công vụ và các chuẩn mực đạo đức. Như vậy, các nhà quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự lãnh đạo nhất quán và là một tấm gương về đạo đức trong các mối quan hệ công vụ như

67

các mối quan hệ với nhà quản lý cấp trên, công chức cấp dưới, đồng nghiệp và với công dân.

Toàn cầu hóa và việc mở rộng phát triển các mối quan hệ kinh tế vừa đòi hỏi những chuẩn mực mới về đạo đức trong công vụ vừa làm cho việc ngăn ngừa những sai phạm trong công vụ càng trở nên phức tạp. Mặc dù mỗi nước có môi trường xã hội, chính trị và hành chính khác nhau, tất cả đều phải đối mặt với những thách thức giống nhau trong việc xây dựng một đội ngũ công chức có phẩm chất đạo đức tốt để thực thi công vụ. Vì vậy, xây dựng đạo đức công vụ cho công chức đòi hỏi sự nỗ lực, học hỏi kinh nghiệm rất lớn từ phía Chính phủ, các cơ quan nhà nước, người dân, bản thân công chức kết hợp cùng các cơ chế phối hợp đồng bộ, bao gồm cả các cơ chế để quản lý đạo đức công chức trong thực thi công vụ.

*Kết luận Chƣơng 2: Trước hết, cần khẳng định đại bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức của chúng ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, cố gắng thực hiện và phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, giữ vững đạo đức, phẩm chất cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm, chấp hành sự phân công của tổ chức, lối sống lành mạnh, giản dị, gắn bó với nhân dân. Mặc dù chịu tác động phức tạp trong điều kiện chuyển đổi kinh tế - xã hội, nhưng đội ngũ cán bộ, công chức đã góp phần đóng vai trò quyết định vào những thành tựu của sự nghiệp đổi mới đất nước.

Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức thiếu tu dưỡng, rèn luyện bản thân, tha hóa về đạo đức, lối sống, lợi dụng chức trách, thẩm quyền được Nhà nước và nhân dân giao phó để nhận hối lộ, tham nhũng, buôn lậu, làm biến dạng những giá trị và tiêu chuẩn đích thực của người cán bộ. Đáng chú ý là số lượng cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật và truy cứu trách nhiệm hình sự, trong đó có cả một số cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước, trong những năm gần đây ngày càng tăng. Điều đó phản ánh sự xói mòn phẩm chất cách mạng của đội ngũ cán bộ, công chức, làm suy giảm uy tín của Đảng và niềm tin của nhân dân đối với chế độ.

Thực trạng của những khuyết, nhược điểm về phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức trên đây có phần do nguyên nhân khách quan, song chủ yếu

68

do những nguyên nhân chủ quan. Việc xử lý các vi phạm đạo đức của cán bộ, công chức chưa nghiêm đã dẫn đến hạn chế kết quả răn đe, giáo dục. Vì thế, Nhà nước ta cần từng bước xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức - pháp lý cho công chức trong hoạt động công vụ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, bản lĩnh cầm quyền của Đảng.

69

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ Ở NƢỚC TA HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Đạo đức công vụ của đội ngũ công chức trong giai đoạn đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)