Luật Phòng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu Đạo đức công vụ của đội ngũ công chức trong giai đoạn đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 36)

9. Kết cấu luận văn

2.1.2. Luật Phòng, chống tham nhũng

Trong sự nghiệp đổi mới, hòa nhập cùng xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập khu vực và quốc tế, các chuẩn mực đạo đức trong nền công vụ đã được Nhà nước ta luật hóa. Luật Phòng, chống tham nhũng vừa được ban hành lần đầu tiên đã quy định về chuẩn mực đạo đức của công chức trong hoạt động công vụ bằng cách xác định khái niệm quy tắc đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử. Luật Phòng, chống tham nhũng định nghĩa quy tắc đạo đức nghề nghiệp “là chuẩn mực xử sự phù hợp với đặc thù của từng nghề bảo đảm sự liêm chính, trung thực

và trách nhiệm trong việc hành nghề” [ 23; Điều 42] và quy tắc ứng xử “là các

chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, bao gồm những việc phải làm hoặc không được làm, phù hợp với đặc thù công việc của từng nhóm cán bộ, công chức và từng lĩnh vực hoạt động công vụ, nhằm bảo đảm sự liêm chính và trách nhiệm của cán

bộ, công chức, viên chức” [23, Điều 36]. Luật cũng quy định quy tắc ứng xử của

cán bộ, công chức, viên chức phải được công khai để nhân dân giám sát việc chấp hành. Như vậy, lần đầu tiên một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao là Luật đã xác định rõ những chuẩn mực đạo đức và phương thức ứng xử mà công chức phải tuân thủ, đồng thời công khai hóa những yêu cầu về chuẩn mực đạo đức công vụ, tạo điều kiện cho nhân dân giám sát.

Trên thực tế, cán bộ công chức hầu hết là những đối tượng có chức vụ quyền hạn. Vì vậy, Luật xác định tham nhũng là hành vi của người lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện việc tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức. Theo đó, 12 hành vi tham nhũng được Điều 3 xác định khá rõ ràng, tiêu biểu có thể kể đến là: Tham ô tài sản; Nhận hối lộ, Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;…

Lần đầu tiên, Luật Phòng, chống tham nhũng xác định các quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy định nghĩa vụ báo cáo và xử lý báo cáo về dấu hiệu tham

31

nhũng. Cụ thể khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình làm việc thì cán bộ, công chức, viên chức phải báo cáo ngay với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đó; trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan đến dấu hiệu tham nhũng thì báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp. Việc tặng quà và nhận quà tặng của công chức cũng được Luật điều chỉnh. Luật quy định cán bộ, công chức không được nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình. Nghiêm cấm lợi dụng việc tặng quà, nhận quà tặng để hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác vì vụ lợi. Theo đó, tại Điều 54, Điều 55 cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng và trách nhiệm được giao của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc thường xuyên tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật của đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhằm kịp thời phát hiện hành vi tham nhũng. Đồng thời, ngay khi nhận thấy các đối tượng có hành vi tham nhũng, người lãnh đạo phải có sự xử lý kịp thời và thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Như vậy Luật Phòng, chống tham nhũng không chỉ quy định về hành vi tham nhũng, các biện pháp phòng, chống tham nhũng mà còn có nhiều quy định chứa đựng nội dung đạo đức công vụ. Lần đầu tiên trong pháp luật Việt Nam đưa ra định nghĩa về “Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức” ở cấp độ luật. Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, bao gồm những việc phải làm hoặc không được làm, phù hợp với đặc thù công việc của từng nhóm cán bộ, công chức, viên chức và từng lĩnh vực hoạt động công vụ, nhằm bảo đảm sự liêm chính và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức. Các quy định pháp luật này đã gián tiếp đưa ra định nghĩa đạo đức công vụ bao gồm hệ thống những chuẩn mực xử sự của người công chức trong hoạt động công vụ. Tuy vậy, nội dung đạo đức căn bản của công chức chưa được xác định đầy đủ, chưa được mô hình hóa thành những hành vi, cách xử sự cụ thể của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ.

32

Một phần của tài liệu Đạo đức công vụ của đội ngũ công chức trong giai đoạn đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)