Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đạo đức công vụ

Một phần của tài liệu Đạo đức công vụ của đội ngũ công chức trong giai đoạn đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 25)

9. Kết cấu luận văn

1.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đạo đức công vụ

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến giáo dục đạo đức cách mạng, đào tạo rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, trở thành con người vừa hồng vừa chuyên. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Người không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mà còn nêu một mẫu mực điển hình, ngời sáng về đạo đức cách mạng nói chung và đạo đức công vụ nói riêng. Người cán bộ, đảng viên mà Hồ Chí Minh chú trọng xây dựng là người có tài, đức, hồng thắm, chuyên sâu. Đức của người cán bộ, đảng viên là đạo đức cách mạng. Người coi đạo đức cách mạng là “nền tảng”, là “cái gốc” của người cán bộ.

Cũng như các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác, Người không bàn nhiều và trực tiếp tới những vấn đề đạo đức công chức và thực hiện đạo đức trong công vụ nhưng những gì Người đề cập về đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong đó có công chức là rất toàn diện, sâu sắc, nhiều ý tưởng rất mới mẻ, cách tân và hiện đại. Đó là cơ sở lý luận và phương pháp để xây dựng đạo đức công chức ngày nay. Do vậy, xem xét những kiến giải cụ thể của Người về đạo đức của cán bộ, công chức, có thể rút ra một số nhận xét chung về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh như sau:

Thứ nhất, đạo đức mà Hồ Chí Minh bàn đến là đạo đức mới, đạo đức

cách mạng, đạo đức của giai cấp công nhân – giai cấp tiên tiến nhất trong lịch sử, có vai trò lãnh đạo cách mạng tiến tới xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Đạo đức cách mạng mang bản chất giai cấp công nhân, thấm nhuần sâu xa tinh thần thời đại và truyền thống đạo đức của dân tộc, tiếp thu được tinh hoa văn hóa đạo đức của nhân loại, tựu trung lại, đó là cần – kiệm –

20

liêm – chính, chí công vô tư, là Nhân – Trí – Dũng – Liêm, là Trung – Hiếu trên một quan điểm mới, gắn liền dân tộc với thời đại và chủ nghĩa xã hội.

Thứ hai, tinh thần căn bản của đạo đức cách mạng là chống chủ nghĩa cá

nhân. Người coi chủ nghĩa cá nhân là một căn bệnh có thể đẻ ra mọi thói hư tật xấu, là thứ giặc nội xâm nguy hiểm không kém gì giặc ngoại xâm. Muốn đánh bại chủ nghĩa cá nhân thì mỗi người phải có lòng trung thực và dũng cảm, đây là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, chống lại chính bản thân mình và những thói hư tật xấu thường tình ở trong mỗi người. Cuộc đấu tranh đó không khỏi có những sự đau đớn trong lòng. Chống chủ nghĩa cá nhân nhưng không đồng nhất nó với cá nhân, không vùi dập cá nhân, trái lại phải tôn trọng nhân cách, phẩm giá của từng cá nhân một [17; 71].

Thứ ba, thực hành đạo đức cách mạng rộng rãi trong xã hội mà bộ phận

nòng cốt là trong Đảng, trong nhà nước và trong các tổ chức, đoàn thể nhân dân, gắn liền với cuộc vận động thực hành dân chủ rộng rãi, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, lãng phí, tham ô, thực hành tiết kiệm, xây dựng đời sống văn hóa mới.

Thứ tư, đạo đức là gốc của nhân cách, muốn có đạo đức cách mạng phải

suốt đời phấn đấu, rèn luyện về mọi mặt, thật thà khiêm tốn học hỏi nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân là lý tưởng, lẽ sống cao thượng nhất. Người nói: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì” [27; 252]. Quan niệm này ở Hồ Chí Minh là hết sức sâu sắc, ở chỗ, đạo đức cách mạng hướng mục tiêu vào dân, xuất phát từ dân và vì dân mà cán bộ, công chức phải rèn luyện đạo đức thân dân ấy.

Thứ năm, đạo đức cách mạng đòi hỏi người công chức phải thường

xuyên phê bình và tự phê bình như Người đã từng nói “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [26; 293]. Trong cuốn “Đường cách mệnh” xuất bản năm 1927, những

21

đức tính, phẩm chất của người cách mạng, người cán bộ được Chủ tịch Hồ Chí Minh quy vào trong ba nội dung cơ bản, cũng đồng thời là ba mối quan hệ. Thứ nhất “Tự mình phải” – trong đó nêu lên 11 điểm để rèn luyện phẩm chất của bản thân trên các mặt cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, kiêm trì, ham học, không hiếu danh, không kiêu ngạo, trung thành với lý tưởng…Thứ hai “Đối với

người phải” – nói về quan hệ đối với mọi người, với đoàn thể, thể hiện lòng vị

tha, khoan dung, yêu thương, ý thức kỷ luật, trách nhiệm. Thứ ba “Làm việc phải” – nói về phương pháp, phong cách công tác, thể hiện những vấn đề có tính nguyên tắc: sát thực tiễn, tinh thần kỷ luật, sự dũng cảm, quyết đoán.

Thứ sáu, xây dựng đạo đức cách mạng là xây dựng con người, là thực

hiện chiến lược con người, “trồng người” vì lợi ích lâu dài của xã hội, vì thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Chính trị phải thấm nhuần đạo đức và văn hóa, bởi chính trị là đoàn kết và thanh khiết, từ nhỏ tới lớn. Trong mỗi người, mỗi ngành, nghề ở mọi cấp bậc, vị trí khác nhau, đạo đức cách mạng phải được thể hiện trong hành động, lời nói đi đôi với việc làm, động cơ phải chứng thực trong hành động và hiệu quả.

Trong tương quan với đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Người cũng đề cập đến đạo đức của người cán bộ Đảng viên. Bác nói: cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Đảng ta là đảng cầm quyền. Mỗi cán bộ, đảng viên có thấm nhuần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, học và làm theo theo tấm gương đạo đức của Người mới xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Bác Hồ đã dạy: “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Bác nói cán bộ, đảng viên là “cái vốn của Đảng”, là “cái gốc của mọi công việc”, “việc thành hay bại, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có được thực hiện hay không...tất cả đều phụ thuộc vào cán bộ, đảng viên”.

Đứng trên lập trường Mác-lênin, từ tổng kết tư tưởng, kinh nghiệm của dân tộc ta và cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ vừa tự nêu gương, vừa truyền đạt những chuẩn mực đạo đức cần phải có của người cán bộ lãnh đạo,

22

quản lý, của người đảng viên cộng sản Việt Nam....Đó là nguồn ánh sáng trong lành soi đường cho cán bộ, đảng viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý vững niềm tin tiến lên vì sự nghiệp cách mạng. Theo Bác, đạo đức của người cán bộ, đảng viên “là vô luận trong hoàn cảnh nào cũng đặt lợi ích của Đảng lên trên hết. Nếu khi lợi ích của Đảng và lợi ích của cá nhân mâu thuẫn với nhau thì lợi ích cá nhân phải tuyệt đối phục tùng lợi ích của Đảng” và phải quyết tâm đấu tranh chống mọi kẻ thù, luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu. Có như thế mới thắng được địch và thực hiện được nhiệm vụ cách mạng. Điều biểu hiện rõ rệt, rất cao quý của cán bộ, đảng viên, cán bộ lãnh đạo là có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước. Vì lợi ích chung của Đảng, của cách mạng, của giai cấp, dân tộc, người cán bộ cách mạng không ngần ngại hi sinh lợi ích riêng của mình, khi cần thì sẵn sàng hi sinh cả tính mạng. Đọc lại bài viết của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười trước đây đã cụ thể hóa tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh: “đạo đức thể hiện lòng trung thành với lý tưởng, với mục đích lý tưởng của đảng; ở sự vững vàng về chính trị, sự kiên định trước mọi thử thách, có phẩm chất trong sáng, trung thực, đặt lợi ích chung lên trên hết, một lòng vì nước, vì dân; ở hành động của mình tỏ rõ là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân. Đạo đức còn thể hiện ở nếp sống trong sạch của bản thân và gia đình mình, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, tích cực đấu tranh chống tham ô, lãng phí, góp phần xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch vững mạnh”. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, phải giữ gìn Đảng ta thật sự trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.

Với những đặc điểm và nội dung căn bản đó, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thể hiện và thấm nhuần sâu sắc các đặc trưng, bản chất khoa học – cách mạng và nhân văn trong toàn bộ hệ thống tư tưởng của Người. Đó là đạo đức học cách mạng nhìn từ góc độ nhận thức luận. Đó còn là văn hóa đạo đức nhìn từ lối sống văn hóa, lối ứng xử văn hóa và nhân cách văn hóa của Hồ Chí Minh.

23

Một phần của tài liệu Đạo đức công vụ của đội ngũ công chức trong giai đoạn đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)