Những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc không được chú

Một phần của tài liệu Đạo đức công vụ của đội ngũ công chức trong giai đoạn đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 57)

9. Kết cấu luận văn

2.3.3. Những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc không được chú

trọng bảo tồn và phát huy đúng mức

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, trong đời sống dân tộc ta, những giá trị đạo đức phổ biến được xã hội thừa nhận với những nội dung cụ thể về cái thiện, lương tâm, lòng yêu nước thương nòi, lòng hiếu thảo, tình bạn, tình đồng chí cao thượng, tình yêu chung thuỷ... đã trở thành nét đẹp của đạo đức truyền thống Việt Nam, cốt cách Việt Nam. Qua bao tháng năm thế hệ người Việt Nam luôn sống theo các quy tắc đạo đức “thương người như thể thương thân”, “nhiễu điều phủ lấy giá gương”, “bầu ơi thương lấy bí cùng”,“lá lành đùm lá rách”, “chị ngã em nâng”....để tạo nên biết bao hình mẫu về phẩm giá đạo đức Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Đặc biệt qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, những phẩm giá cao đẹp ấy đã được phát triển lên một bước mới với ý chí “không có gì quý hơn độc lập tự do”,“thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”. Sức

52

mạnh của dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ nhiều nhân tố, trong đó có vai trò to lớn của lực lượng công chức nhà nước - những con người đại diện cho giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam. Tinh thần này thể hiện sự gắn bó, thường xuyên bền vững, sự quan tâm sâu sắc của cá nhân đối với cộng đồng.

Những năm gần đây, không ít giá trị đạo đức truyền thống đã bị xói mòn, suy giảm. Chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, tệ nạn xã hội, tham nhũng, buôn lậu,…có chiều hướng gia tăng. Sự suy giảm giá trị đạo đức của cán bộ, công chức đã trở thành vấn đề nổi cộm trong đời sống xã hội ta hiện nay. Nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự suy giảm giá trị đạo đức truyền thống, đó chính là sống theo chủ nghĩa cá nhân, công thần, kiêu ngạo, chạy theo lối sống hưởng thụ, làm giàu bằng mọi giá. Họ không từ mọi thủ đoạn tham ô, hối lộ, tiêu xài lãng phí, sống xa hoa, trụy lạc. Từ đó lý tưởng đạo đức mờ nhạt, bản lĩnh, phẩm chất bị xuống cấp nghiêm trọng. Tình trạng này đang làm rạn nứt các quan hệ xã hội, quan hệ giữa người với người, đi ngược lại với những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.

Một số cán bộ, đảng viên cao cấp thiếu tinh thần tu dưỡng, rèn luyện bản thân, phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, kém ý thức tổ chức kỷ luật, tha hóa về đạo đức, lối sống. Không ít bộ phận cán bộ, công chức né tránh, thiếu bản lĩnh đấu tranh với những hành vi quan liêu, tham nhũng, tiêu cực. Họ thậm chí chưa thực sự lấy việc phục vụ nhân dân làm mục tiêu hàng đầu cho mức độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình. Quan hệ của họ với nhân vẫn còn mang dấu ấn cai trị theo kiểu ban phát, thiếu bình đẳng, thiếu tôn trọng. Từ đó, dẫn đến tình trạng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà đối với nhân dân và lợi dụng chức trách, thẩm quyền được Nhà nước và nhân dân giao phó để nhận hối lộ, tham nhũng, buôn lậu, làm biến dạng những giá trị và tiêu chuẩn đích thực của người cán bộ, rơi vào chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng [1; 2].

Như vậy, có thể thấy cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát của tổ chức và thủ trưởng trực tiếp cũng như của nhân dân đối với hoạt động của cán bộ, công chức còn hạn chế, chưa thường xuyên, nghiêm túc và thiếu đồng bộ. Việc xử lý các vi phạm đạo đức của cán bộ, công chức chưa nghiêm đã dẫn đến hạn chế kết quả răn đe, giáo dục.

53

Một phần của tài liệu Đạo đức công vụ của đội ngũ công chức trong giai đoạn đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)