Cơ hội tăng trưởng

Một phần của tài liệu phân tích cấu trúc vốn trong các doanh nghiệp du lịch tại tỉnh khánh hòa (Trang 30)

Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế hay của ngành, lĩnh vực mà DN hoạt động có tác động rất lớn đến định hướng phát triển và chiến lược kinh doanh của DN. Một nền kinh tế ổn định với tốc độ tăng trưởng cao sẽ thúc đẩy các DN thực hiện chiến lược đầu tư mở rộng hoặc cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật để nâng cao sức cạnh tranh, tăng cường năng lực hoạt động, mở rộng thị trường và tìm kiếm sự tăng trưởng của thị phần hoạt động đảm bảo cho sự tăng trưởng của DN. Quá trình đó đòi hỏi DN phải huy động các nguồn vốn thích hợp để thực hiện định hướng phát triển. Trong trường hợp ngược lại, nền kinh tế tăng trưởng thấp, đang rơi vào xu hướng tiêu cực, sẽ tác động đến DN hoặc là giữ nguyên mức độ hoạt động, hoặc là thu hẹp hay chuyển hướng hoạt động. Quá trình mở rộng hay thu hẹp hay chuyển hướng hoạt động của DN tác động đến chiến lược huy động vốn và chính sách tài trợ của DN.

Do đó, đứng trước những cơ hội phát triển, do xu hướng phát triển tích cực của nền kinh tế tạo ra, sẽ thúc đẩy DN tìm kiếm các nguồn vốn vay nợ bên ngoài để đầu tư khai thác cơ hội kinh doanh thuận lợi đó. Trong trường hợp này, hiệu ứng đòn cân nợ sẽ phát huy tác dụng tích cực làm tăng giá trị của DN. Như vậy định hướng hoạt động

của DN, tốc độ phát triển của DN chịu sự tác động của tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế hay của ngành và quá trình đó sẽ tác động đến cấu trúc vốn của DN.

Chỉ tiêu phản ánh cơ hội tăng trưởng là tốc độ tăng trưởng, có thể là GDP, giá trị tổng sản phẩm, tổng sản lượng, tổng doanh thu, v.v… Việc lựa chọn chỉ tiêu thích hợp trong việc xem xét tác động đến cấu trúc vốn của DN phụ thuộc vào tính chất, quy mô của những yếu tố có tác động mạnh đến chiến lược phát triển của DN.

Các DN có triển vọng tăng trưởng trong tương lai thường dựa vào tài trợ bằng VCSH. Điều này có thể giải thích bằng thuyết chi phí vấn đề người đại diện (agency costs). Theo Myers(1984), nếu một DN có đòn bẩy tài chính cao thì các cổ đông của DN có khuynh hướng không đầu tư nhiều vào các dự án của DN bởi vì lợi nhuận từ các khoản đầu tư này sẽ có lợi cho các chủ nợ hơn là cho các cổ đông. Những chi phí như vậy rất đáng kể, và nếu như vậy các DN tăng trưởng cao với nhiều dự án sinh lời thường dựa vào VCSH nhiều hơn nợ vay. Do vậy, đòn bẩy tài chính có mối quan hệ tỷ lệ nghịch (-) với cơ hội tăng trưởng.

Một phần của tài liệu phân tích cấu trúc vốn trong các doanh nghiệp du lịch tại tỉnh khánh hòa (Trang 30)