Nguồn số liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu phân tích cấu trúc vốn trong các doanh nghiệp du lịch tại tỉnh khánh hòa (Trang 54)

Để phục vụ cho việc nghiên cứu định lượng, luận văn sử dụng số liệu sơ cấp được thu thập bằng bảng hỏi điều tra trực tiếp đối với các DN du lịch tỉnh KH. Để phục vụ cho việc nghiên cứu định tính, luận văn sử dụng số liệu sơ cấp thu thập được

bằng cách thảo luận, phỏng vấn sâu với các chủ DN.

2.5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU

Trong nghiên cứu thực trạng cấu trúc vốn của DN du lịch tỉnh KH, luận văn sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích. Cụ thể là sử dụng phần mềm Microsoft Excel để nhập số liệu sau đó các dữ liệu được chuyển sang phần mền SPSS để mã hóa và phân tích dữ liệu. Kết quả phân tích sẽ cho kết quả các chỉ tiêu phản ánh thực trạng cấu trúc vốn của các DN du lịch tỉnh KH.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 của luận văn đã trình bày những vấn đề liên quan đến phương pháp nghiên cứu của luận văn như thiết kế nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, mẫu nghiên cứu, nguồn và phương pháp thu thập dữ liệu; phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu nghiên cứu. Phần quan trọng của Chương 2 đã nêu tổng quan mô hình kinh tế lượng với hàm hồi quy tổng thể giữa biến phụ thuộc Y đại diện cho Cấu trúc vốn của DN và 14 biến độc lập (X1-X14) đại diện cho các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của DN, đồng thời cũng đã chỉ ra phương pháp xác định từng nhân tố ảnh hưởng đến đến cấu trúc vốn của DN. Phương pháp nghiên cứu này sẽ được vận dụng ở Chương 3.

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CÁC DOANH NGHIỆP

DU LỊCH TỈNH KHÁNH HÒA

3.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH DU LỊCH VÀ CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH TỈNH KHÁNH HÒA

3.1.1. Đặc điểm, vai trò và vị trí của ngành du lịch tỉnh KH

Du lịch là ngành dịch vụ ra đời và phát triển dựa trên cơ sở tận dụng lợi thế tiềm tàng về điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội của cả một đất nước cũng như của từng vùng lãnh thổ, từng địa phương trong đất nước đó. Các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch có thể là các danh lam thắng cảnh, kỳ quan thiên nhiên như núi non, hang động, sông hồ, rừng, biển đảo, thời tiết, khí hậu, v.v… Tương tự như vậy các điều kiện văn hóa, xã hội gắn với việc phát triển ngành du lịch có thể là các di tích lịch sử, tôn giáo, các làng nghề, lễ hội văn hóa, ẩm thực dân gian, v.v…

Tỉnh KH là một tỉnh nằm ở vùng cực Nam Trung Bộ kéo dài từ vĩ độ 11o50 đến vĩ độ 12o54, phía bắc giáp tỉnh Phú Yên, tây giáp Đắc Lắc, Lâm Đồng, nam giáp Ninh Thuận và phía đông là Biển Đông với đường bờ biển dài 385 km tính theo mép nước ven đảo. Diện tích vùng biển bao gồm từ đường đẳng sâu 200m trở vào gấp hơn 2 lần diện tích lục địa, bằng 10.000km2. Là một tỉnh cực đông của Tổ quốc, tới kinh độ 109o20 E ngang với đảo Hải Nam Trung Quốc. Đây là vị trí địa lý thuận lợi - tiến ra có thể khai thác nguồn lợi biển Đông, lùi lại có thể trấn giữ và bảo vệ dải ven biển. Các đảo ven bờ và vịnh như vịnh Cam Ranh, vịnh Văn Phong, đầm Nha Phu là những vị trí hết sức thuận lợi cho việc phát triển du lịch biển. KH lại được quản lý, khai thác quần đảo Trường Sa, một vùng san hô đầy tiềm năng và triển vọng hứa hẹn sẽ là điểm du lịch đặc biệt hấp dẫn của đất nước trong một tương lai không xa.

Với điều kiện tự nhiên ưu đãi như trên thì việc phát triển ngành kinh tế du lịch là một thế mạnh của tỉnh Khánh Hòa và trong thực tế ngành du lịch đã và đang ngày càng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh KH, cũng như của cả đất nước.

mở, chương trình kinh tế biển thực sự trở thành một trong những chương trình quan trọng của tỉnh nhà. Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, vốn, nguồn nhân lực đều được gia tăng và cải thiện một cách đáng kể, nhờ đó tiếp tục đẩy mạnh kinh tế du lịch nói chung và kinh tế du lịch biển nói riêng phát triển đáng kể ngang tầm trong khu vực ASEAN và quốc tế, góp phần quan trọng làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, tăng thu NSNN, giải quyết việc làm, thu nhập cho một số lượng lớn các doanh nghiệp, hộ gia đình và người lao động tại địa phương và góp phần ổn định kinh tế xã hội của tỉnh.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh KH lần thứ XVI đã xác định ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đồng thời đã thực hiện nhiều chính sách và xây dựng cơ chế mới phù hợp, huy động được nguồn vốn để đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới các cơ sở dịch vụ du lịch và giải trí. Với mục tiêu phát triển bền vững, việc tổ chức khai thác phát triển ngành dịch vụ du lịch luôn đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái và bảo tồn phát triển các nguồn lợi thiên nhiên. Ngành du lịch đã đóng góp tích cực vào quá trình đổi mới phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như của đất nước, được coi là một ngành “công nghiệp không khói” đầy tiềm năng và triển vọng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

3.1.2. Tình hình phát triển ngành du lịch tỉnh KH thời gian qua

Du lịch là ngành giữ vai trọng quan trọng mang tính chiến lược lâu dài cho sự phát triển kinh tế đối với tỉnh KH nói riêng, đất nước nói chung. Giai đoạn 5 năm 2005 - 2010, giá trị sản xuất ngành dịch vụ - du lịch tăng bình quân 16,3%/năm, riêng năm 2010 doanh thu du lịch đạt mức kỷ lục 1.877,254 tỷ đồng nâng tỷ trọng dịch vụ - du lịch trong tổng GDP của tỉnh lên mức 43,5% trong năm 2010 [11]. Ngày càng có nhiều sự kiện tầm cỡ quốc gia và quốc tế được tổ chức khẳng định triển vọng tỉnh KH là trung tâm du lịch của cả nước và quốc tế.

Đại hội Đảng bộ tỉnh KH lần thứ XVI đã khẳng định: Dịch vụ du lịch phát triển nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Giá trị sản xuất dịch vụ du lịch tăng bình quân hàng năm 16,3% ... Đầu tư phát triển du lịch khá sôi động, sản phẩm từng bước đa dạng, với nhiều dự án lớn, chất lượng cao đã đưa vào hoạt động. Đến nay có hơn 400 khách sạn với hơn 10,000 phòng, trong đó hơn 2.000 phòng đạt tiêu chuẩn 4-5 sao. Tổng số lượt khách du lịch đến tỉnh KH giai đoạn 2006 – 2010 là 6,5 triệu lượt người, trong đó khách quốc tế 1,2 triệu lượt người … cùng các

sự kiện mang tầm quốc gia, quốc tế được tổ chức trên địa bàn … đã mở ra triển vọng mới, khẳng định tỉnh KH là trung tâm du lịch của cả nước và quốc tế4.

Hình 3.1. Tỷ trọng GDP tỉnh KH giai đoạn 2010-2012

(Nguồn: Văn kiện Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh KH)

Trong giai đoạn 2010-2015, tỉnh Khánh Hòa đã đề ra mục tiêu phấn đấu xây dựng KH thành trung tâm kinh tế - văn hóa - du lịch của cả nước với mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất ngành dịch vụ du lịch ở mức 14%/năm, qua đó phấn đấu nâng tỷ trọng dịch vụ du lịch trong tổng GDP của tỉnh từ mức 43,5% trong năm 2010 lên mức 45,5% trong năm 20155.

Trong 3 năm 2010 – 2012 vừa qua, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn bất lợi do ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu làm ảnh hưởng đến nhu cầu hoạt động du lịch của du khách trong nước cũng như khách quốc tế song địa bàn thành phố Nha Trang nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung vẫn là một điểm đến ưa thích của du khách trong và ngoài nước, đặc biệt là lượng khách Nga đến Nha Trang – Khánh Hòa tăng đột biến trong những năm gần đây một phần do các yếu tố thiên nhiên thuận lợi vốn có như biển, thời tiết, cảnh quan … thì mặt khác còn do sự ra đời phát triển của các khu du lịch vui chơi giải trí đẳng cấp cùng các sự kiện văn hóa xã hội lớn mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế đã khiến cho hoạt động du lịch Khánh Hòa vẫn

4

Báo cáo Chính trị trình Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh KH

5

không tăng trưởng ấn tượng trên cả 4 chỉ tiêu chính là: Số khách đến tham quan du lịch; Số ngày khách lưu trú; Số cơ sở lưu trú và Doanh thu hoạt động du lịch thể hiện qua hình biểu đồ minh họa tại hình 3.2 dưới đây:

Hình 3.2: Tình hình tăng trưởng hoạt động du lịch KH 3 năm 2010 - 2012

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh KH)

Năm 2010: Nhiều DN du lịch dịch vụ, các cơ sở lưu trú, các khu vui chơi giải trí đã đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, dàn dựng nhiều chương trình phong phú đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân và du khách, trong năm cóp nhiều sự kiện lịch sử chính trị, văn hóa, nhất là sự kiện cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt lần 2 và Cuộc thi Hoa hậu Trái đất năm 2010 nên đã góp phần thu hút số lượng khách tham quan du lịch đến Việt Nam - Nha Trang - KH. Tỉnh KH đã đón được 26 chuyến tàu du lịch biển với 28.000 khách quốc tế đến tham quan tại thành phố biển Nha Trang, nâng số lượt khách du lịch đến tỉnh KH năm 2010 lên mức 7.146.787 lượt người tăng 12,65% so với năm 2009; doanh thu du lịch đạt mức 1.877,254 tỷ đồng, 1.843.153 lượt khách lưu trú với 4.004.771 ngày khách vượt kế hoạch từ 2,56% đến 7,43%, trong đó

ngày khách quốc tế và lượt khách quốc tế vượt kế hoạch từ 4,5% đến 25%. Toàn tỉnh có thêm 33 cơ sở lưu trú đi vào hoạt động, trong đó có Khách sạn 5 sao Sheraton với 284 phòng, nâng số cơ sở kinh doanh lưu trú lên 472 cơ sở với 10.506 phòng, trong đó có 194 khách sạn có từ 1-5 sao 6.

* Năm 2011: Toàn tỉnh KH có thêm 31 cơ sở lưu trú đi vào hoạt động, nâng số cơ sở kinh doanh lưu trú lên 503 cơ sở với 12.850 phòng đảm bảo đủ phòng phục vụ du khách trong các dịp lễ tết. Từ tháng 11/2011 sân bay Cam Ranh mỗi ngày đều đón tiếp một chuyến bay từ Liên bang Nga với 180 khách/chuyến. Các DN kinh doanh du lịch có doanh thu tăng khá cao so với năm trước như: Công ty Vinpearl tăng gấp 2,1 lần; Công ty Du lịch Long Phú tăng 2,01 lần; Công ty CP Du lịch thương mại Nha Trang, Công ty TNHH Khách sạn Nha Trang Lodge; Công ty TNHH Hải Yến; Công ty Du lịch tỉnh KH tăng từ 11,9% đến 77,2% … đã góp phần nâng doanh thu ngành du lịch năm 2011 lên 2.255,22 tỷ đồng tăng 20,13% so với năm 2010, số lượng khách lưu trú đạt 2.180.906 lượt với 4.604.072 ngày khách tăng lần lượt là 18,32% và 14,96%, trong đó ngày khách quốc tế và lượt khách quốc tế tăng lần lượt là 14,29% và 30,46%; đồng thời cũng đã đón 34 chuyến tàu du lịch biển với 37.350 khách quốc tế tham quan7.

* Năm 2012: Số lượng khách lưu trú đạt 2.701.943 lượt với 5.570.195 ngày khách tăng lần lượt là 23,89% và 20,98%, trong đó ngày khách quốc tế và lượt khách quốc tế tăng lần lượt là 18,84% và 43,50%; đồng thời cũng đã đón 34 chuyến tàu du lịch biển với 52.822 khách quốc tế tham quan. Toàn tỉnh có thêm 43 cơ sở lưu trú đi vào hoạt động, nâng số cơ sở kinh doanh lưu trú lên 546 cơ sở với 15.817 phòng. Đặc biệt trong năm 2012 số lượng khách du lịch Nga đến tỉnh KH qua đường sân bay Cam Ranh tiếp tục tăng lên nhanh chóng, sân bay Cam Ranh mỗi ngày đều đón tiếp từ 3 – 5 chuyến bay từ vùng Viễn đông của Liên bang Nga với 180 khách/chuyến, ngoài ra mỗi tuần còn 2 chuyến bay trực tiếp từ từ thủ đô Moskva tới sân bay Cam Ranh với 360 khách/chuyến. Nhờ đó, nếu như trong năm 2011, có khoảng 40.000 lượt khách Nga đến tỉnh, thì đến năm 2012 số khách này đã đạt gần 83.000 lượt và dự kiến sẽ đạt 150.000 lượt khách trong năm 20138.

6

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa, Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa năm 2010

7

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa, Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa năm 2011

8

3.1.3. Khái quát về các DN và tình hình tài chính các DN du lịch tỉnh KH 3.1.3.1. Số lượng và cơ cấu loại hình DN du lịch KH

Hiện nay tỉnh KH có hơn 500 DN tham gia hoạt động trong lĩnh vực du lịch, tuy nhiên để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, luận văn này lựa chọn ra 395 DN để đưa vào nghiên cứu với các tiêu chí sau: (i) Các DN có đầy đủ báo cáo tài chính trong 3 năm 2010, 2011, 2012; (ii) Các DN chuyên hoạt động trong lĩnh vực du lịch hoặc có doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh chính phát sinh chủ yếu trong lĩnh vực du lịch. Trong số 395 DN được lựa chọn, có 13 DN Nhà nước (DN có vốn Nhà nước chiếm từ 51% trở lên) chiếm 3,29%; 48 Công ty CP chiếm 12,15%; 101 Công ty TNHH chiếm 25,57%; 23 DN có vốn ĐTNN chiếm 5,82%; 210 DN tư nhân chiếm 53,16%. Hình 3.3 mô tả cơ cấu loại hình DN du lịch tỉnh KH:

Hình 3.3: Cơ cấu loại hình DN du lịch tỉnh KH

(Nguồn: Xử lý bằng Excel số liệu thu thập của tác giả)

Tình hình tài chính của 395 doanh nghiệp du lịch tỉnh KH được thể hiện qua các chỉ tiêu như: Quy mô vốn, khả năng thanh toán, khả năng hoạt động, khả năng sinh lời được trình bày cụ thể ở các mục dưới đây:

3.1.3.2. Quy mô vốn của các DN du lịch tỉnh KH

Để khái quát về quy mô vốn của các DN, luận văn sử dụng 2 chỉ tiêu: Tổng giá trị tài sản bình quân và VCSH bình quân. Quy mô của các DN du lịch tỉnh KH giai đoạn 2010 - 2012 được phân theo loại hình DN, thể hiện qua hình 3.4 sau đây:

Hình 3.4: Quy mô vốn của 395 DN du lịch KH giai đoạn 2010 – 2012

(Nguồn: Xử lý bằng Excel số liệu trên BCTC của 395 DN)

Qua hình 3.4 trên cho thấy:

* Tổng tài sản bình quân toàn ngành du lịch tỉnh KH giai đoạn 2010 - 2012 là 42,34 tỷ đồng. Trong đó, có 2 nhóm loại hình DN có mức cao hơn so với trung bình ngành là nhóm Công ty CP 116,03 tỷ đồng (cao nhất) và Công ty TNHH 91,28 tỷ đồng; có 3 nhóm loại hình DN có mức thấp hơn so với trung bình ngành là nhóm DN Nhà nước 40,74 tỷ đồng, DN có vốn ĐTNN 30,99 tỷ đồng và DNTN 3,30 tỷ đồng (thấp nhất).

* VCSH bình quân toàn ngành du lịch tỉnh KH giai đoạn 2010 - 2012 là 27,57 tỷ đồng. Trong đó, có 3 nhóm loại hình DN có mức cao hơn so với trung bình ngành là nhóm Công ty CP 84,86 tỷ đồng (cao nhất), Công ty TNHH 53,27 tỷ đồng và DN Nhà

nước 29,71 tỷ đồng; có 2 nhóm loại hình DN có mức thấp hơn so với trung bình ngành là nhóm DN có vốn ĐTNN 25,06 tỷ đồng và DNTN 2,25 tỷ đồng (thấp nhất).

Nhìn chung, quy mô vốn của đa số các DN du lịch tỉnh KH còn ở mức tương đối thấp. Trong đó, các công ty CP và các Công ty TNHH có quy mô vốn lớn hơn các loại hình DN khác. Điều này là hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ các công ty CP có khả năng huy động vốn để đầu tư nhiều hơn so với các loại hình DN khác.

3.1.3.3. Khả năng thanh toán của các DN du lịch tỉnh KH

Một phần của tài liệu phân tích cấu trúc vốn trong các doanh nghiệp du lịch tại tỉnh khánh hòa (Trang 54)