Đối với UBND tỉnh và các ngành chức năng của tỉnh KH

Một phần của tài liệu phân tích cấu trúc vốn trong các doanh nghiệp du lịch tại tỉnh khánh hòa (Trang 122)

(i) Có chính sách và giải pháp tạo nguồn vốn phát triển du lịch, huy động mọi nguồn vốn để giải quyết nhu cầu đầu tư, bao gồm:

+ Vốn từ nguồn tích lũy GDP của các DN du lịch trong tỉnh; vốn vay ngân hàng; thu hút vốn đầu tư từ các DN trong cả nước, vốn trong dân; vốn thông qua CP hóa DNNN; dùng quỹ đất để tạo nguồn vốn thông qua hình thức cho thuê đất trả tiền trước, đổi đất lấy cơ sở hạ tầng có giới hạn thời gian,...

+ Tạo mọi điều kiện thuận lợi (có thể xây dựng các cơ chế ưu đãi về thuế, về thủ tục hành chính) để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc liên doanh với nước ngoài,.. với nguồn vốn này cần ưu tiên cho các nhà đầu tư có đủ năng lực để đầu tư xây dựng các dự án du lịch trọng điểm của tỉnh.

+ Tập trung đầu tư từ nguồn vốn NSNN (cả Trung ương và địa phương) theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch trên địa bàn; trước mắt ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng tại các trọng điểm du lịch, các khu du lịch, các điểm du lịch mũi nhọn của tỉnh. Vốn NSNN (cả trung ương và địa phương) ưu tiên sử dụng vào việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nội bộ tại các khu du lịch trọng điểm; vào công tác bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, xúc tiến quảng bá du lịch,...

+ Thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi đế các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch dưới các hình thức khác nhau; thực hiện xã hội hóa đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư. Tạo sự bình đẵng giữa đầu tư trong nước và nước ngoài, giữa tư nhân với nhà nước; mở rộng các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước.

(ii) Hoàn tất chủ trương cổ phần hóa đối với 100% các DNNN còn lại trong ngành du lịch, đồng thời có chính sách hỗ trợ thích hợp cho các doanh nghiệp sau cổ phần hóa như:

+ Cho phép, khuyến khích mở rộng các dịch vụ cho vay sau CP hoá tại các ngân hàng thương mại, kết hợp hoạt động cho vay với nhiều điều kiện thuận lợi và tư vấn cho DN.

+ Tạo môi trường tài chính lành mạnh, thông thoáng nhằm giải phóng, phát triển các nguồn lực tài chính và tiềm năng lợi thế của DN, các tầng lớp dân cư, mở rộng nguồn thu ngân sách, thu hút các nguồn vốn bên ngoài, đa dạng hoá các công cụ và hình thức tổ chức tài chính, tiền tệ phi ngân hàng và các quỹ đầu tư.

+ Sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các công cụ, chính sách tiền tệ như tỷ giá, lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở theo nguyên tắc thị trường.

(iii) Có giải pháp điều hoà cân đối sự phát triển du lịch với các ngành kinh tế khác (đặc biệt là ngành công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản) tại các địa bàn trọng điểm du lịch như Dốc Lết, Nha Trang và Cam Ranh... để giảm thiểu ảnh hưởng không tốt đến môi trường hoạt động du lịch. UBND tỉnh hàng năm cần dành một phần ngân sách thỏa đáng cho đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch và tăng thêm kinh phí quảng bá xúc tiến du lịch trong và ngoài nước, đặc biệt là quảng bá năm du lịch quốc gia. Căn cứ vào qui hoạch chỉ đạo, các cấp chính quyền phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh bảo vệ tốt nguồn tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên...

(iv) Cần quan tâm hơn nữa đến công tác nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch, đảm bảo cho các công ty, DN cung cấp dịch vụ du lịch hoạt động đúng chức

năng, đồng thời tạo hành lang pháp lý thông thoáng để thu hút vốn đầu tư trong nước và liên doanh với nước ngoài cho các công trình du lịch trọng điểm, góp phần thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển các loại hình du lịch thích hợp. Hỗ trợ nguồn vốn cho các đơn vị kinh doanh du lịch - dịch vụ có điều kiện đầu tư phát triển mở rộng hoạt động kinh doanh trên địa bàn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Ứng dụng kết quả phân tích cấu trúc vốn, mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và giá trị DN, đặc biệt là kết quả chạy mô hình các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn ở Chương 3, trong Chương 4 luận văn đã đưa ra các giải pháp tổng quát chung và các giải pháp tái cấu trúc vốn cụ thể cho 3 nhóm DN khác nhau. Ngoài ra, trên cơ sở kết quả nghiên cứu của luận văn, chủ trương chính sách phát triển du lịch của Nhà nước và tình hình điều kiện thực tế tại địa phương tỉnh KH, tác giả cũng đã đề xuất kiến nghị một số biện pháp hỗ trợ cho DN từ phía Chính Phủ và các bộ ngành trung ương, các tổ chức tín dụng, UBND tỉnh KH và các ngành chức năng trong tỉnh nhằm tái cấu trúc vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho các DN du lịch tỉnh KH hướng đến mục tiêu góp phần làm gia tăng giá trị DN.

PHẦN KẾT LUẬN

1. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN VĂN SO VỚI CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 1.1. Đây là nghiên cứu đầu tiên về cấu trúc vốn tại các DN du lịch KH.

Như trên đã trình bày thì tại Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề cấu trúc vốn và tái cấu trúc vốn DN trong các ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn nhất định. Cụ thể như các nghiên cứu của Hà (2007) về cấu trúc vốn trong ngành Dệt may Đà Nẵng; Cường (2009) về cấu trúc vốn các DN trong ngành chế biến thủy sản tỉnh KH; … Tuy nhiên, đây là nghiên cứu đầu tiên về cấu trúc vốn tại các DN ngành du lịch trên địa bàn tỉnh KH và đã xác định được 5 yếu tố có ảnh hưởng (thuận chiều) đến cấu trúc vốn của các DN du lịch tỉnh KH là quy mô DN, tỷ suất đầu tư dài hạn, thuế TNDN, tỷ suất lãi vay và loạihình DN.

1.2. Bổ sung biến giải thích là thuế TNDN vào mô hình kinh tế lượng.

Như đã phân tích ở trên, các nghiên cứu trước đây trên thế giới và cả ở Việt Nam đều đã khẳng định thuế là một nhân tố rất quan trọng tác động đến sự thay đổi cấu trúc vốn của các DN, cả trên lý thuyết và các kiểm chứng thực tế. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam đều bỏ qua không đưa biến giải thích là thuế TNDN vào mô hình kinh tế lượng vì cho rằng ở Việt Nam chỉ áp dụng một mức thuế suất chung cho mọi DN thì không thể nghiên cứu được tác động của thuế đến cấu trúc vốn. Mặc dù vậy, do tính chất quan trọng của nhân tố thuế TNDN nên hầu hết các nghiên cứu này đều thừa nhận sự thiếu sót của mô hình không có thuế TNDN.

Xuất phát từ thực tế trên, nghiên cứu này mạnh dạn bổ sung biến giải thích là thuế TNDN vào mô hình kinh tế lượng căn cứ trên cơ sở chính sách thuế TNDN hiện hành và tình hình thực hiện Luật thuế TNDN tại các DN trên địa bàn tỉnh KH đang được áp dụng các mức thuế suất khác nhau do chính sách ưu đãi miễn giảm thuế của Nhà nước. Thực tế kết quả nghiên cứu ở Chương 3 cũng đã chỉ ra rằng yếu tố thuế TNDN có ảnh hưởng (thuận chiều) đến cấu trúc vốn của các DN du lịch tỉnh KH.

1.3. Thay yếu tố hình thức sở hữu DN bằng yếu tố Loại hình DN trong mô hình kinh tế lượng.

Hầu hết các nghiên cứu trước đây đều tiếp cận từ góc độ phân loại DN dựa trên yếu tố hình thức sở hữu như: DN nhà nước, DN có vốn ĐTNN, Công ty TNHH, Công

ty CP, Hợp tác xã, DN tư nhân. Cách phân loại DN dựa trên yếu tố hình thức sở hữu trước đây là phù hợp do có sự tách bạch nhất định giữa các yếu tố sở hữu Nhà nước, tập thể, tư nhân, vốn ĐTNN … Tuy nhiên, cùng với sự biến đổi của các yếu tố kinh tế theo thời gian thì việc tiếp cận phân loại DN theo hình thức sở hữu là không còn phù hợp nhất là từ góc độ nghiên cứu về cấu trúc vốn ví dụ như vấn đề đa sở hữu trong một DN, sự khác biệt về tính chất huy động vốn, chi phí sử dụng vốn giữa các loại hình DN theo quy định của Luật DN ....

Từ phân tích nêu trên, nghiên cứu này sử dụng yếu tố Loại hình DN thay cho yếu tố Hình thức sở hữu như các nghiên cứu trước đây. Thực tế kết quả nghiên cứu ở Chương 3 cũng đã chỉ ra rằng yếu tố Loại hình DN có ảnh hưởng (thuận chiều) đến cấu trúc vốn của các DN du lịch tỉnh KH.

2. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA LUẬN VĂN

2.1 Kết quả đạt được về mặt lý thuyết:

(i) Luận văn đã làm rõ khái niệm về cấu trúc vốn DN với bản chất là quan hệ giữa nợ phải trả và VCSH của DN thể hiện thông qua tỷ suất nợ; đồng thời đã tóm lược được các lý thuyết cấu trúc vốn cơ bản trên thế giới như mô hình MM, lý thuyết cấu trúc vốn tối ưu … là các lý thuyết chính giải thích về vấn đề cấu trúc vốn.

(ii) Luận văn đã tóm tắt được một số kết quả nghiên cứu chính trước đây trên thế giới về vấn đề cấu trúc vốn và các nhân tố ảnh hưởng; đồng thời cũng đã tóm tắt một số nghiên cứu của các tác giả trong nước về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn DN trong một số ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn nhất định trên cả nước và trải qua các giai đoạn thời gian khác nhau từ năm 2002 đến nay.

(iii) Luận văn đã bổ sung một yếu tố mới so với các nghiên cứu trước đây là yếu tố thuế TNDN vào mô hình kinh tế lượng thông qua việc nghiên cứu và phân tích cấu trúc vốn của các DN đang áp dụng các mức thuế suất thuế TNDN khác nhau trên địa bàn tỉnh KH.

(iv) Luận văn đã đề ra phương pháp phân tích và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn bằng phương pháp cân nhắc xem xét từng bước (stepwise)

việc đưa vào dần các nhân tố có tác dụng mạnh và loại bỏ dần các nhân tố ít có tác dụng đến tỷ suất nợ trên cơ sở ứng dụng các công cụ thống kê toán.

(v) Luận văn đã đề ra mô hình hướng dẫn để thực hiện việc tái cấu trúc vốn nhằm hướng đến việc gia tăng giá trị DN.

2.2 Kết quả đạt được về mặt thực tiễn:

(i) Kết quả nghiên cứu của luận văn cho thấy trong giai đoạn 2010-2012, các DN du lịch tỉnh KH sử dụng nợ ở mức khá cao, chủ yếu được tài trợ bằng nợ ngắn hạn. Giữa các loại hình sở hữu cũng có sự khác biệt trong việc sử dụng nợ. Các DNNN, Công ty cổ phần sử dụng nợ nhiều hơn DN có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty TNHH và DNTN.

(ii) Luận văn đã xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các DN du lịch tỉnh KH. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố thật sự ảnh hưởng mạnh đến cấu trúc vốn. Các nhân tố đó bao gồm quy mô DN (+), khả năng sinh lời (+), cấu trúc tài sản (-), cơ hội tăng trưởng(+), tỷ suất lãi vay (-); thuế TNDN (+); loại hình DN (C).

(iii) Luận văn đã đề xuất các giải pháp tái cấu trúc vốn và các giải pháp hỗ trợ cho từng nhóm DN cụ thể. Đồng thời cũng đã đưa một số đề xuất kiến nghị với Chính Phủ, các bộ ngành trung ương, các tổ chức tín dụng, chính quyền và các ngành chức năng địa phương trong việc hỗ trợ tái cấu trúc vốn tại các DN du lịch tỉnh KH.

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp cho các nhà quản trị của các DN du lịch tỉnh KH nhìn nhận đầy đủ hơn về cấu trúc vốn, cung cấp cơ sở khoa học cho việc tái cấu trúc vốn nhằm góp phần gia tăng giá trị DN cho các DN du lịch tỉnh KH. Đồng thời, có thể là tài liệu tham khảo cho các tổ chức tín dụng làm cơ sở xác định đối tượng cho vay, hạn mức tín dụng cho vay phù hợp nhằm hạn chế rủi ro xảy ra khi cho vay và là tài liệu tham khảo cho các sinh viên ngành tài chính - ngân hàng.

3. HẠN CHẾ CỦA LUẬN VĂN

Cũng như các nghiên cứu trước đây, do không có điều kiện phân tách riêng biệt số liệu về từng khoản nợ chi tiết của DN nên luận văn tính toán chỉ tiêu tỷ suất nợ trên cơ sở nợ phải trả bao gồm cả nợ dài hạn, nợ ngắn hạn và các khoản nợ do chiếm dụng khác nên phần nào chưa thật sự phản ánh đúng bản chất của cấu trúc vốn DN, cũng với lý do này chỉ tiêu tỷ suất lãi vay được tính bằng tỷ lệ giữa chi phí lãi vay và tổng nợ bình quân, không phân biệt giữa vay và các khoản nợ chiếm dụng, nên số liệu phản

ánh tỷ suất lãi vay cũng chưa thật sự xác thực.

Cũng tương tự như trên, do tính chất hoạt động kinh doanh đa ngành nghề của các DN hiện nay, một số DN trong mẫu nghiên cứu có hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực du lịch tuy nhiên cũng có phát sinh một số hoạt động kinh doanh trong các ngành nghề lĩnh vực khác nhưng không có điều kiện tách riêng được doanh thu, chi phí, vốn, nợ … của các hoạt động kinh doanh ngoài lĩnh vực du lịch này.

Ngoài ra theo ý kiến nhận xét góp ý của Hội đồng đánh giá thì luận văn cũng còn một số hạn chế khác như: cấu trúc còn khá phức tạp, cần xác định rõ hơn về khái niệm cấu trúc vốn hợp lý, các giải pháp ở chương 4 còn khá đơn giản …

4. HƯỚNG NGHIÊN CỨU MỞ RỘNG CỦA LUẬN VĂN

Từ những kết quả và hạn chế nêu trên của luận văn, hướng nghiên cứu tiếp theo của luận văn là nghiên cứu rộng hơn và sâu hơn về cấu trúc vốn, các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn, mô hình tái cấu trúc vốn cho tất cả các DN hoạt động trong ngành du lịch ở Việt Nam. Đồng thời triển khai một cách chi tiết về các giải pháp cần thiết hỗ trợ trong việc tái cấu trúc vốn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Đoàn Ngọc Phi Anh (2010), Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính: tiếp cận theo phương pháp phân tích đường dẫn, Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng.

2. Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa (2010, 2011, 2012), Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa năm 2010, 2011, 2012.

3. Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa (2010, 2011, 2012), Báo cáo tài chính các năm 2010, 2011, 2012 của 395 doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

4. Nguyễn Thành Cường (2009), Tái cấu trúc tài chính cho các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế.

5. Lê Thế Giới, Nguyễn Xuân Lãn, Đặng Công Tuấn, Lê Văn Huy và Nguyễn Thị Bích Thủy (2006), Nghiên cứu Marketing - Lý thuyết và ứng dụng, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Nguyễn Hà (2007), Phân tích cấu trúc vốn trong các doanh nghiệp thuộc ngành Công nghiệp Dệt may tại Thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế.

7. Quốc hội (2005, 2008), Luật Doanh nghiệp 2005, Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp 2008, Hà Nội.

8. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa (2010), Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Khánh Hoà đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

9. Nguyễn Thành Tâm (2012), Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Nha Trang

Một phần của tài liệu phân tích cấu trúc vốn trong các doanh nghiệp du lịch tại tỉnh khánh hòa (Trang 122)