Mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa các biến được xác định thông qua hệ số tương quan r. Công thức tính toán hệ số tương quan r như sau:
y x n i n y y x x r ) 1 ( ) )( ( 1
Trong đó: x,y: là giá trị biến
x,y: là giá trị trung bình mẫu
x
,y: độ lệch chuẩn của các biến
Hệ số tương quan r phản ánh mối quan hệ tuyến tính giữa các biến như sau :
Giá trị của r : -1 ≤ r ≤1. Nếu r càng gần với 1, phản ánh mối tương quan tuyến tính giữa hai biến càng chặt chẽ; Nếu r càng xa 1 phản ánh mối tương quan tuyến tính giữa hai biến không chặt chẽ; Nếu r 0 chỉ ra hai biến không có mối liên hệ tuyến tính.
Dấu của r phản ánh chiều của mối quan hệ giữa hai biến. Nếu r > 0, phản ánh quan hệ thuận chiều; Nếu r < 0, phản ánh quan hệ ngược chiều giữa hai biến.
Để kiểm định về mối quan hệ tương quan giữa các biến trong bộ dữ liệu mẫu, luận văn sử dụng chức năng phân tích tương quan (Analyze Bivariate Correlation) của SPSS để kiểm định hệ số tương quan (correlation coefficients) Pearson giữa các biến của mô hình. Kết quả phân tích tương quan được thể hiện tại Phụ lục 2 của Luận văn.
Theo kết quả kiểm định (Phụ lục 2), chúng ta có các nhận định sau:
Thứ nhất: xét về mối tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập, có 9 biến độc lập có quan hệ tương quan chặt chẽ có ý nghĩa với Tỷ suất nợ, đó là: Biến Tổng tài sản có hệ số tương quan r = 0,676 khác không với mức ý nghĩa 1%; biến Tổng doanh thu có hệ số tương quan r = 0,355 khác không với mức ý nghĩa 1%; biến
Tỷ suất đầu tư dài hạn có hệ số tương quan r = 0,238 khác không với mức ý nghĩa 1%; biến ROA có hệ số tương quan r = -0,177 khác không với mức ý nghĩa 1%; biến DFL hệ số tương quan r = 0,214 khác không với mức ý nghĩa 1%; biến Tốc độ tăng trưởng tài sản có hệ số tương quan r = 0,124 khác không với mức ý nghĩa 1%; biến Thuế TNDN có hệ số tương quan r = 0,106 khác không với mức ý nghĩa 1%; biến Tỷ suất lãi vay có hệ số tương quan r = 0,435 khác không với mức ý nghĩa 1%; biến Loại hình DN có hệ số tương quan r = 0,559 khác không với mức ý nghĩa 1%.
Thứ hai: xét mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau, có 21/91 hệ số tương quan có ý nghĩa, cụ thể:
- Có 06 hệ số tương quan có ý nghĩa (1% hoặc 5%) thể hiện quan hệ tương quan giữa biến Tổng tài sản với các biến Tổng Doanh thu (r = 0,667); ROA (r = -0,305); ROE (r = 0,244); DFL (r = 0,153); Tỷ suất lãi vay (r = -0,529); Loại hình DN (r = 0,664).
- Có 6 hệ số tương quan có ý nghĩa (1% hoặc 5%) thể hiện quan hệ tương quan giữa Biến Tổng doanh thu với các biến Tổng Tài sản (r = 0,667); ROA (r = -0,253); ROE (r = 0,409); Tỷ suất lãi vay (r = -0,225); biến Tuổi của DN (r = 0,186); Loại hình DN (r = 0,394).
- Có 02 hệ số tương quan có ý nghĩa (1% hoặc 5%) thể hiện quan hệ tương quan giữa Biến Tỷ lệ TSCĐ với biến ROA (r = -0,167), biến DFL (r = -0,172).
- Có 05 hệ số tương quan có ý nghĩa (1% hoặc 5%) thể hiện quan hệ tương quan giữa Biến ROA với các biến Tổng Tài sản (r = -0,305); Tổng Doanh thu (r = -0,253); Tỷ lệ TSCĐ (r = -0,167), biến Lãi vay (r = 0,203); Loại hình DN (r = -0,106).
- Có 03 hệ số tương quan có ý nghĩa (1% hoặc 5%) thể hiện quan hệ tương quan giữa Biến ROE với các biến Tổng Tài sản (r = 0,244); Tổng Doanh thu (r = 0,409); Loại hình DN (r = 0,124).
- Có 03 hệ số tương quan có ý nghĩa (1% hoặc 5%) thể hiện quan hệ tương quan giữa Biến DFL với các biến Tổng Tài sản (r = 0,153); Tỷ lệ TSCĐ (r = -0,172); Loại hình DN (r = 0,228).
- Có 01 hệ số tương quan có ý nghĩa (1% hoặc 5%) thể hiện quan hệ tương quan giữa Biến Tốc độ tăng trưởng doanh thu với biến Tốc độ tăng trưởng tài sản (r = 0,172).
- Có 02 hệ số tương quan có ý nghĩa (1% hoặc 5%) thể hiện quan hệ tương quan giữa Biến Tốc độ tăng trưởng tài sản với các biến Tốc độ tăng trưởng doanh thu (r = 0,172); Loại hình DN (r = 0,133).
- Có 04 hệ số tương quan có ý nghĩa (1% hoặc 5%) thể hiện quan hệ tương quan giữa Biến Lãi vay với các biến Tổng Tài sản (r = -0,529); Tổng Doanh thu (r = - 0,225); ROA (r = 0,203), Loại hình DN (r = -0,382).
- Có 02 hệ số tương quan có ý nghĩa (1% hoặc 5%) thể hiện quan hệ tương quan giữa Biến Tuổi DN với các biến Tổng Doanh thu (r = 0,186); Thuế TNDN (r = 0,286).
- Có 07 hệ số tương quan có ý nghĩa (1% hoặc 5%) thể hiện quan hệ tương quan giữa Biến Loại hình DN với các biến Tổng Tài sản (r = 0,664); Tổng doanh thu (r = 0,394); ROA (r = -0,106); ROE (r = 0,124); DFL (r = 0,228); Tốc tăng trưởng tài sản (r = 0,133); Tỷ suất lãi vay (r = -0,382).
- Có 01 hệ số tương quan có ý nghĩa (1% hoặc 5%) thể hiện quan hệ tương quan giữa Biến Thuế TNDN với biến Tuổi DN (r = 0,286).
Cần lưu ý rằng trong tổng số 21 quan hệ tương quan có ý nghĩa giữa các biến độc lập với nhau nêu trên, chỉ có 02 mối quan hệ tương quan có ý nghĩa thể hiện quan hệ tương quan chặt chẽ với nhau giữa các biến của cùng một nhân tố, cụ thể: (i) biến Tổng tài sản và biến Tổng doanh thu có tương quan thuận (hệ số tương quan r = 0,667) khác không với mức ý nghĩa 1%; (ii) biến Tốc độ tăng trưởng doanh thu và biến Tốc độ tăng trưởng tài sản có tương quan thuận (hệ số tương quan r = 0,172) khác không với mức ý nghĩa 1%.
3.4.1.4. Xây dựng mô hình kinh tế lượng
Mô hình kinh tế lượng được sử dụng trong xây dựng cấu trúc vốn cho DN du lịch tỉnh KH là mô hình hồi quy tuyến tính bội và có thể trình bày một cách tổng quát theo mô hình sau:
Đề tài này sẽ nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến Tỷ suất nợ. Do đó, mô hình hồi quy bội được quy ước như sau:
Y: Tỷ suất nợ
0: Hằng số của tổng thể
i: Hệ số độ dốc của tổng thể (hệ số góc của từng biến độc lập). Xi: là các biến độc lập (các nhân tố ảnh hưởng đến Tỷ suất nợ)
i: Sai số thực hay còn gọi là Phần dư, là chênh lệch giữa giá trị thực Yi quan sát được và giá trị dự báo (trung bình của các giá trị của biến Y tại điểm Xi) tức là:
i = (Yi - Ŷi) = Yi - (0 + i * X)
Vậy mô hình lý thuyết tổng quát như sau:
Y = 0 + 1Tổng tài sản+ 2Tổng doanh thu + 3Tỷ suất đầu tư dài hạn + 4Tỷ suất đầu tư TSCĐ + 5 Tỷ suất sinh lời tài sản + 6 Tỷ suất sinh lời VCSH + 7Đòn bẩy kinh doanh + 8Đòn bẩy tài chính + 9Tăng trưởng doanh thu + 10Tăng trưởng tài sản + 11Thuế TNDN + 12Tỷ suất lãi vay + 13Tuổi DN + 14 Loại hình DN + i
Mô hình hồi quy tuyến tính bội nêu trên giả định rằng biến phụ thuộc (Tỷ suất nợ) có phân phối chuẩn đối với bất kỳ kết hợp nào của các biến độc lập (X1-X14) trong mô hình. Một giả định quan trọng khác của mô hình này là không có biến độc lập nào có thể được biểu thị dưới dạng tổ hợp tuyến tính với những biến độc lập còn lại. Nếu tồn tại một quan hệ tuyến tính như vậy thì sẽ xảy ra hiện tượng cộng tuyến.