Kết quả xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các DN du lịch tỉnh KH

Một phần của tài liệu phân tích cấu trúc vốn trong các doanh nghiệp du lịch tại tỉnh khánh hòa (Trang 101)

TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH TỈNH KHÁNH HÒA

Từ mô hình nghiên cứu ban đầu với 9 nhân tố và 14 biến độc lập, qua kết quả phân tích hồi quy bội ở mục 3.4 trên đã loại trừ ra 9 biến còn lại 5 biến đại diện cho 5 nhân tố thật sự có ảnh hưởng đến Tỷ suất nợ, cụ thể:

 09 biến bị loại trừ gồm: Tổng doanh thu - X2(Quy mô DN); Tỷ suất đầu tư TSCĐ - X4 (Cấu trúc tài sản); Tỷ suất sinh lời tài sản - X5 và Tỷ suất sinh lời VCSH - X6 (Khả năng sinh lời); Đòn bẩy kinh doanh - X7 và Đòn bẩy tài chính - X8(Rủi ro

hoạt động); Tốc độ tăng trưởng doanh thu - X9 và Tốc độ tăng trưởng tài sản - X10 (Cơ hội tăng trưởng); Tuổi DN - X13.

 05 biến còn lại trong mô hình gồm: Tổng tài sản - X1(Quy mô DN); Tỷ suất đầu tư dài hạn - X3 (Cấu trúc tài sản); Thuế TNDN - X11; Tỷ suất lãi vay - X12; và Loại hình DN - X14.

Bảng 3.26 dưới đây so sánh kết quả kiểm định mô hình với giả thuyết ban đầu:

Bảng 3.26: So sánh kết quả kiểm định với giả thuyết

Nhân tố Dự đoán Kết quả nghiên cứu

Quy mô DN + +

Cấu trúc tài sản + +

Khả năng sinh lời + K

Cơ hội tăng trưởng + K

Rủi ro kinh doanh - K

Thuế TNDN + +

Lãi vay - -

Thời gian hoạt động + K

Loại hình DN C C

(Chú ý: (+): quan hệ thuận chiều; (-): quan hệ nghịch chiều; C: có ảnh hưởng; K: không ảnh hưởng)

Theo kết quả phân tích hồi quy trên, có 5 nhân tố ảnh hưởng đến Tỷ suất nợ là Quy mô DN, Cấu trúc tài sản, Thuế TNDN, Lãi vay, Loại hình DN.

Nhân tố thứ nhất ảnh hưởng đến Tỷ suất nợ là Quy mô DN. Theo kết quả

phân tích ta thấy: Quy mô DN có quan hệ thuận chiều với Tỷ suất nợ. Điều này chứng tỏ các DN ngành du lịch trên địa bàn tỉnh KH có quy mô càng lớn thì sử dụng vay nợ càng nhiều. Như vậy Quy mô DN có quan hệ thuận chiều với cấu trúc vốn.

Nhân tố thứ hai ảnh hưởng đến Tỷ suất nợ đó là Cấu trúc tài sản của DN.

Theo kết quả phân tích hồi quy, chỉ tiêu đại diện cho nhân tố Cấu trúc tài sản của DN ảnh hưởng đến tỷ suất nợ là Tỷ suất đầu tư dài hạn, có quan hệ thuận chiều với Tỷ suất

nợ. Các DN ngành du lịch có giá trị tài sản đầu tư dài hạn (trong đó bao gồm cả TSCĐ) lớn thì lại càng có xu hướng vay nợ nhiều hơn các DN có tỷ lệ tài sản dài hạn và TSCĐ thấp. Điều này là hoàn toàn hợp lý vì tài sản đầu tư dài hạn thường có giá trị lớn vượt quá khả năng tài trợ của nguồn VCSH, vì vậy khi có dự án đầu tư tài sản dài hạn trong lĩnh vực du lịch như đầu tư các nhà hàng, khách sạn, các khu du lịch nghỉ mát, vui chơi giải trí, resort ... thì các DN thường có xu hướng sử dụng nguồn vốn vay nợ. Mặt khác chính giá trị các tài sản đầu tư dài hạn cùng là một sự bảo đảm để có thể vay vốn từ các tổ chức tín dụng. Như vậy Cấu trúc tài sản có quan hệ thuận chiều với cấu trúc vốn.

Nhân tố thứ ba ảnh hưởng đến Tỷ suất nợ là Thuế TNDN. Theo kết quả phân

tích hồi quy, mức thuế suất thuế TNDN có quan hệ thuận chiều với Tỷ suất nợ. Điều này chứng tỏ rằng, các DN ngành du lịch có mức thuế suất thuế TNDN phổ thông lại có khuynh hướng sử dụng nợ vay nhiều hơn các DN còn đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế có mức thuế suất thuế TNDN thấp hoặc thậm chí được miễn thuế TNDN. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với dự đoán và phù hợp với các nghiên cứu trước đây trên thế giới về việc sử dụng lá chắn thuế trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DN theo kết luận của mô hình M&M (1963), DN có thể gia tăng việc sử dụng nợ cùng với sự gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Trong trường hợp này, hiệu ứng của đòn cân nợ sẽ có tác dụng tích cực đối với DN. Như vậy có thể kết luận Thuế TNDN có quan hệ thuận chiều với cấu trúc vốn DN.

Nhân tố thứ tư ảnh hưởng đến Tỷ suất nợ là Lãi vay. Theo kết quả phân tích

hồi quy, chỉ tiêu đại diện cho nhân tố Lãi vay ảnh hưởng đến Tỷ suất nợ là Tỷ suất lãi vay, có quan hệ nghịch chiều với Tỷ suất nợ. Khi lãi suất vay nợ gia tăng thì khuynh hướng sử dụng vốn vay nợ của các DN có chiều hướng giảm dần, tức là làm hạn chế khả năng vay nợ của DN và hoàn toàn phù hợp với dự đoán. Như vậy Lãi vay có quan hệ nghịch chiều với cấu trúc vốn.

Nhân tố thứ năm ảnh hưởng đến Tỷ suất nợ là Loại hình DN. Nhân tố Loại

hình DN được đưa vào mô hình dưới dạng biến giả Dummy, theo đó biến sẽ có giá trị bằng 1 nếu là Công ty CP và bằng 0 nếu không phải là Công ty CP. Theo kết quả phân tích hồi quy, hệ số góc của biến này có giá trị dương (=0,165), tức có quan hệ thuận chiều với Tỷ suất nợ. Điều này có nghĩa là các Công ty CP có xu hướng sử dụng nợ

nhiều hơn các loại hình Công ty khác như Công ty TNHH, DNTN ... Kết quả nghiên cứu này là hoàn toàn phù hợp với thực tế và các nghiên cứu về cấu trúc vốn tối ưu vì chỉ có các Công ty CP mà đặc biệt là các Công ty CP đã niêm yết trên thị trường chứng khoán mới có thể thấy rõ nhất những ảnh hưởng tác động và lợi ích của việc sử dụng vốn vay nợ thay cho việc sử dụng VCSH thông qua việc phát hành cổ phiếu. Khi lãi vay thấp và mà tỷ lệ cổ tức cao thì rõ ràng vay nợ là giải pháp tối ưu đối với các Công ty CP do chi phí sử dụng vốn vay thấp hơn chi phí sử dụng VCSH. Như vậy

Loại hình DN có quan hệ thuận chiều với cấu trúc vốn.

* TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Vận dụng các cơ sở lý thuyết về cấu trúc vốn ở Chương 1 và Phương pháp nghiên cứu ở Chương 2, tác giả trình bày và phân tích về thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các DN du lịch tỉnh KH. Tác giả cũng đã ứng dụng mô hình kinh tế lượng để xây dựng và xác định các nhân tố thực sự có ảnh hưởng đến cấu trúc của các DN ngành du lịch tỉnh KH, đó là: Quy mô DN (+), Cấu trúc tài sản (+), Thuế suất thuế TNDN (+), Lãi vay (-) và Loại hình DN (+).

CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC VỐN CHO CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

4.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DU LỊCH KHÁNH HÒA ĐẾN NĂM 2020

4.1.1. Định hướng phát triển ngành du lịch tỉnh KH đến năm 2020

Định hướng phát triển tổng thể ngành du lịch tỉnh KH đến năm 2020 được xây dựng trên cơ sở đảm bảo phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước, với Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, của khu vực miền Trung Tây Nguyên theo Quyết định số 251/2006/QĐ-TTg ngày 31/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo tinh thần Nghị quyết tỉnh Đảng bộ tỉnh KH lần thứ XVI đã đề ra, đó là:

- Phát triển du lịch theo hướng sinh thái kết hợp văn hoá trong đó chú trọng phát triển du lịch sinh thái biển để khai thác tối đa các tiềm năng, nội lực của tỉnh.

- Phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm song song với việc nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm để tạo ra bước đột phá. Phát huy các lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa truyền thống, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch sẵn có, đẩy mạnh tốc độ phát triển du lịch, từng bước đa dạng hóa các sản phẩm, các loại hình du lịch.

- Phát triển du lịch trên cơ sở toàn diện du lịch quốc tế và du lịch nội địa, trong đó phát triển mạnh du lịch quốc tế, lấy du lịch quốc tế làm động lực thúc đẩy du lịch nội địa và các ngành dịch vụ phát triển.

- Phát triển du lịch KH với vai trò là trung tâm du lịch của tiểu vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước, là đầu mối phân phối khách du lịch cho khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Với tài nguyên du lịch phong phú và nổi trội, có vị trí thuận lợi, có hai khu du lịch Quốc gia, do vậy đây là một trong những quan điểm thiết thực để phát huy lợi thế phát triển du lịch của tỉnh KH.

- Phát triển du lịch phải bảo đảm tính tổng hợp liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao với vai trò du lịch là động lực thúc đẩy để phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế khác. Đẩy mạnh xã hội hóa về du lịch, huy động các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và toàn thể cộng đồng đầu tư phát triển, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch, dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước.

- Phát triển du lịch một cách bền vững trên cơ sở gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội, có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc xoá đói giảm nghèo. Ngoài ra, đối với KH tỉnh có vị trí quan trong về an ninh quốc phòng, phát triển du lịch phải gắn liền với đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn thuần phong mỹ tục và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

4.1.2 Mục tiêu phát triển chung đến năm 2020

- Về kinh tế: Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 phát triển du lịch KH với mục tiêu thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, làm động lực thúc đẩy để phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế khác theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh KH đã đề ra. Phấn đấu đưa KH trở thành trung tâm du lịch biển tầm cỡ không chỉ của cả nước mà của khu vực.

- Về văn hoá - xã hội: Phát triển du lịch nhằm góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hoá dân tộc, nâng cao vị thế du lịch KH đối với cả nước và trên trường quốc tế; cải tạo cảnh quan môi trường; nâng cao trình độ dân trí; thúc đẩy tiêu dùng và phát triển nhiều dịch vụ; tạo việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn và vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.

- Về môi trường: Phát triển du lịch KH giai đoạn từ nay đến năm 2020 gắn liền với phát triển du lịch bền vững, vì vậy mục tiêu phát triển du lịch là góp phần gìn giữ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và nhân văn .

- Về an ninh quốc phòng, trât tự an toàn xã hội : KH là tỉnh duyên hải có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng vùng biển đảo đối với khu vực và cả nước vì vậy phát triển du lịch KH nhằm góp phần giữ vững an ninh quốc phòng, ổn định khu vực, tạo nên một điểm đến an toàn và thân thiện.

4.1.3 Các chỉ tiêu và dự báo nhu cầu phát triển cụ thể đến năm 2020: 4.1.3.1 Khách du lịch: 4.1.3.1 Khách du lịch:

Tăng cường thu hút khách du lịch: phấn đấu năm 2015 đón 2.700 ngàn lượt trong đó có gần 1.000 ngàn lượt khách quốc tế; năm 2020 đón được 4.100 ngàn lượt khách trong đó có khoảng 1.700 ngàn lượt khách quốc tế.

Bảng 4.1: Dự báo khách du lịch đến KH 2015 - 2020

Nguồn: Viện NCPTDL.

4.1.3.2 Thu nhập từ du lịch:

Nâng cao nguồn thu từ du lịch; phấn đấu năm 2010 thu nhập du lịch đạt hơn 2.500 tỷ đồng (trong đó doanh thu du lịch hơn 1.500 tỷ), năm 2015 khoảng 5.000 tỷ đồng (doanh thu du lịch 3.200 tỷ); năm 2020 đạt 10.700 tỷ đồng (doanh thu du lịch đạt 7.000 tỷ); đưa tổng giá trị GDP du lịch năm 2010 đạt hơn 1.200 tỷ đồng (9,09% tổng GDP toàn tỉnh); năm 2015 đạt 2.400 tỷ (9,94%) và năm 2020 đạt gần 5.000 tỷ đồng ( chiếm 11,53% tổng GDP của tỉnh).

Bảng 4.2: Dự báo thu nhập hoạt động du lịch tỉnh KH 2015 - 2020

Thu nhập du lịch (Tỷ đồng) 2015 2020 Tổng thu nhập 4.951,36 10.640,00 - Từ khách quốc tế 3.520,00 8.064,00 - Từ khách nội địa 1.431,36 2.576,00 Nguồn: Viện NCPTDL Hạng mục 2015 2020 Tổng số lượt khách đến (ngàn) 2.700,00 4.100,00 Khách quốc tế Tổng số lượt khách (ngàn) 1.000,00 1.700,00

Ngày lưu trú trung bình 2,6 3,0

Tổng số ngày khách (ngàn) 2.600,00 5.100,00

Khách nội địa

Tổng số lượt khách (ngàn) 1.700,00 2.400,00

Ngày lưu trú trung bình 2,1 2,3

4.1.3.3 Nhu cầu đầu tư :

Để đạt được các chỉ tiêu cơ bản trong định hướng phát triển của ngành du lịch KH thời kỳ 2006 - 2020, vấn đề đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành, các cơ sở vui chơi - giải trí - thể thao, phương tiện vận chuyển khách, các cơ sở sản xuất hàng lưu niệm, các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch v.v... giữ vai trò hết sức quan trọng. Nếu không có đầu tư, hoặc đầu tư không đồng bộ thì việc thực hiện quy hoạch sẽ gặp nhiều khó khăn. Việc tính toán nhu cầu đầu tư trong từng giai đoạn được căn cứ vào giá trị GDP đầu và cuối kỳ, và chỉ số ICOR là chỉ số xác định hiệu quả của việc đầu tư.

Chỉ số ICOR chung cho các ngành kinh tế của tỉnh KH được xác định trong Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh KH đến 2020 là 4,0. Đối với ngành du lịch, do thời gian đầu phải đầu tư mạnh cho hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch nên dự kiến chỉ số ICOR du lịch là 3,5 cho thời kỳ 2011 - 2020.

Bảng 4.3: Dự báo chỉ tiêu GDP và vốn đầu tư cho du lịch tỉnh KH 2015-2020

Chỉ tiêu Đơn vị

tính 2015 2020

1. Tổng giá trị gia tăng GDP của tỉnh (1). Tỷ đồng 23.834,00 43.913,00 2. Nhịp độ tăng trưởng GDP của tỉnh (1). %/năm 12,5 13,0 3. Tổng giá trị gia tăng GDP các ngành dịch

vụ (PA2) (1) Tỷ đồng 11.202,0 20.639,1 4. Tỷ lệ GDP các ngành dịch vụ so với tổng GDP của tỉnh (1) % 47,0% 47,0% 5. Nhịp độ tăng trưởng GDP các ngành dịch vụ của tỉnh (1). %/năm 14,0 13,7 6. Tổng giá trị GDP của ngành du lịch Tỷ đồng 2.369,224 5.061,980 7. Tốc độ tăng trưởng GDP du lịch: %/năm 16,39 15,54 8. Tỷ lệ GDP du lịch so với GDP toàn tỉnh: % 9,94% 11,53%

9. Hệ số ICOR toàn tỉnh (1). - 4,0 4,0

10. Hệ số ICOR cho du lịch. - 3,5 3,5

11. Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch (Giá 2006, lấy tròn số):

Tỷ đồng 8.500 10.100

Nguồn: - (1) Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh KH đến năm 2020. - Các số liệu còn lại: Dự báo của Viện NCPTDL.

Theo cách tính toán trên, kết quả cho thấy thời kỳ 2011 - 2020 Du lịch KH cần được đầu tư khoảng 18.600 tỷ đồng. Việc huy động vốn, tạo ra nguồn vốn là rất quan trọng để thực hiện theo quy hoạch. Nguồn vốn NSNN chủ yếu chỉ tập trung đầu tư cho hạ tầng du lịch, quảng bá xúc tiến du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch...chiếm trung bình khoảng gần 25%. Vốn đầu tư cho việc xây dựng khách sạn - nhà hàng, các khu du lịch tổng hợp, các khu vui chơi giải trí, các cơ sở dịch vụ du lịch khác, phát triển loại hình du lịch.v.v... cần phải huy động từ các nguồn khác như vốn vay ngân

Một phần của tài liệu phân tích cấu trúc vốn trong các doanh nghiệp du lịch tại tỉnh khánh hòa (Trang 101)