Các công trình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu phân tích cấu trúc vốn trong các doanh nghiệp du lịch tại tỉnh khánh hòa (Trang 41)

Tại Việt Nam đã có một số các công trình nghiên cứu liên quan đến cấu trúc vốn, các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn và tái cấu trúc vốn DN như:

(i) Nguyễn Thị Uyên Uyên (2002), nghiên cứu này đã có những đóng góp trong việc phân tích các yếu tố tài chính cấu thành nên giá trị DN, đã xây dựng các mô hình cấu trúc vốn thích ứng cho từng giai đoạn phát triển của DN trong chu kỳ sống, trên cơ sở đó hoạch định nên chiến lược tài trợ tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả của việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư.[09]

(ii) Nguyễn Ngọc Vũ (2004), kết quả nghiên cứu cấu trúc tài chính tại các Công ty niêm yết trên thi trường chứng khoán TP Hồ Chí Minh cho thấy có hai biến thật sự có ảnh hưởng đến chính sách vay nợ của DN, đó là hiệu quả hoạt động kinh doanh và cơ cấu tài sản. Trong đó, nhân tố hiệu quả kinh doanh có tác dụng khuyến khích vay nợ, còn yếu tố cơ cấu tài sản lại hạn chế vay nợ, hay nói cách khác những công ty có tỷ trọng TSCĐ càng lớn thì vay nợ càng ít. [15]

(iii) Nguyễn Hà (2007), kết quả nghiên cứu cho thấy có 03 nhân tố thật sự ảnh hưởng mạnh đến cấu trúc vốn các DN thuộc ngành Dệt may Đà Nẵng, bao gồm quy mô DN(+), tỷ suất lãi vay(-) và hình thức sở hữu(C). [6]

(iv) Trần Thị Thanh Tú (2007), kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố: lãi vay, tỷ trọng đầu tư tài sản cố định trong tổng tài sản, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, yếu tố ngành nghề được xác định là có ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các DNNN qua mô hình kinh tế lượng do tác giả nghiên cứu đề xuất trong luận án. Bên cạnh đó, nhằm tăng khả năng ứng dụng của mô hình đề xuất, tác giả cũng đưa ra các giải pháp hòan thiện các điều kiện xây dựng mô hình kinh tế lượng để nghiên cứu cấu trúc vốn của DNNN Việt nam hiện nay: (i) bổ sung các biến còn thiếu trong mô hình: chi phí VCSH, hệ số rủi ro ngành, yếu tố quản lý, thuế suất thuế TNDN (ii) xây dựng phương pháp xác định chuẩn các biến lãi vay, chi phí VCSH. [13]

(v) Nguyễn Thành Cường (2009), kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố thật sự có ảnh hưởng đến các tỷ suất nợ của các DN chế biến thủy sản tỉnh KH bao gồm: Quy mô DN (+), cấu trúc tài sản (-), khả năng sinh lời (+), cơ hội tăng trưởng (+), tỷ suất lãi vay (-).[4]

(vi) Nguyễn Thành Tâm (2012), kết quả nghiên cứu về cấu trúc vốn của các DN vừa và nhỏ trên địa bản tỉnh KH cho thấy các nhân tố thật sự ảnh hưởng đến cấu trúc vốn có thay đổi theo từng ngành kinh tế, cụ thể đối với ngành sản xuất là: Quy mô DN (+), Cấu trúc tài sản (-), Khả năng sinh lời (-), Lãi vay (-) và Thời gian hoạt động (+);

đối với ngành thương mại là Khả năng sinh lời (-), Rủi ro kinh doanh (+), Cơ hội tăng trưởng (+), Lãi vay (-), Thời gian hoạt động (+) và Hình thức sở hữu (C); đối với ngành xây dựng là Lãi vay (-) và Thời gian hoạt động (+).[9]

Qua việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu có liên quan trong vòng 10 năm trở lại đây, chưa thấy có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về cấu trúc vốn trong ngành du lịch nói chung và tỉnh KH nói riêng.

1.6. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

1.6.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Dựa trên những lý thuyết về cấu trúc vốn và các nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả nước ngoài và trong nước, các nghiên cứu khác về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các DN ở Việt Nam như đã trình bày ở các mục trên, luận văn này đưa vào mô hình nghiên cứu đối với 07 nhân tố đã được xem xét trong các nghiên cứu trước đây gồm:

(i) Quy mô DN đại diện bởi 2 yếu tố Tổng tài sản và Tổng doanh thu.

(ii) Cấu trúc tài sản DN đại diện bởi 2 yếu tố Tỷ suất đầu tư dài hạn và Tỷ suất đầu tư TSCĐ.

(iii) Khả năng sinh lời của DN đại diện bởi 2 yếu tố ROA và ROE. (iv) Rủi ro hoạt động của DN đại diện bởi 2 yếu tố DOL và DFL.

(v) Cơ hội tăng trưởng của DN đại diện bởi 2 yếu tố Tốc độ tăng trưởng doanh thu định gốc và Tốc độ tăng trưởng tài sản định gốc.

(vi) Tỷ suất lãi vay.

(vii) Thời gian hoạt động của DN hay Tuổi DN.

Ngoài ra, căn cứ vào các cơ sở lý thuyết có liên quan và tình hình thực tiễn của các yếu tố có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, luận văn này xây dựng và bổ sung vào mô hình nghiên cứu đối với 02 nhân tố mới sau đây:

Hầu hết các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam đều bỏ qua không đưa biến giải thích là thuế TNDN vào mô hình kinh tế lượng vì cho rằng trong điều kiện chính sách thuế TNDN ở Việt Nam hiện nay, áp dụng một mức thuế suất chung nhất cho mọi ngành nghề, mọi DN ở các địa phương khác nhau đều cố định ở mức thuế suất phổ thông nhất định (Từ 2009 đến nay là 25%; từ 2004 đến 2008 là 28%; trước năm 2004 là 32%) thì không thể nghiên cứu được tác động của thuế đến cấu trúc vốn của DN Việt Nam. Mặc dù vậy, do tính chất quan trọng của nhân tố thuế TNDN nên hầu hết các nghiên cứu này đều thừa nhận sự thiếu sót của mô hình không có thuế TNDN.

Xuất phát từ thực tế trên, nghiên cứu này mạnh dạn bổ sung biến giải thích là thuế TNDN vào nghiên cứu trong mô hình kinh tế lượng căn cứ trên cơ sở chính sách thuế TNDN hiện hành và tình hình thực tế tại tỉnh KH, cụ thể: Theo Luật thuế TNDN hiện hành thì ngoài mức thuế suất phổ thông là 25% thì còn có các mức thuế suất khác áp dụng cho các DN thuộc diện được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế suất và thời gian miễn thuế, giảm thuế TNDN, cụ thể:

Ưu đãi về thuế suất1

 DN thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế … được áp dụng thuế suất 10% trong thời gian mười lăm năm.

 DN thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được áp dụng thuế suất 20% trong thời gian mười năm.

Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế2

 DN thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế … được miễn thuế tối đa không quá bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá chín năm tiếp theo.

 DN thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được miễn thuế tối đa không quá hai năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá bốn năm tiếp theo.

Như vậy đối với tỉnh KH, sẽ có 3 nhóm DN được áp dụng các mức thuế suất thuế TNDN khác nhau, cụ thể là:

1

Điều 13 Luật thuế TNDN năm 2008.

2

Nhóm 1: Gồm 238 DN hoạt động du lịch tại địa bàn thành phố Nha Trang

(đất liền) hoặc địa bàn trước đây được hưởng ưu đãi nhưng nay đã hết thời gian ưu đãi, do không được hưởng ưu đãi nên áp dụng mức thuế phổ thông là 25%.

Nhóm 2: Gồm 77 DN hoạt động du lịch đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh

tế - xã hội đặc biệt khó khăn và Khu kinh tế Vân Phong được miễn thuế TNDN 4 năm và giảm 50% thuế TNDN trong 9 năm tiếp theo, đồng thời được áp dụng mức thuế suất 10% trong 15 năm, cụ thể gồm các địa bàn sau:

 DN hoạt động du lịch tại địa bàn 2 huyện miền núi Khánh Vĩnh, Khánh Sơn

(Công ty Du lịch Yangbay; Công ty Trầm Hương …).

 DN hoạt động du lịch tại địa bàn các đảo thuộc tỉnh (Công ty Vinpearl – Đảo Hòn Tre; Công ty CP Du lịch Long Phú – Đảo Hòn Lao …).

 DN hoạt động du lịch tại địa bàn khu Kinh tế Vân Phong gồm 9/27 xã, phường của thị xã Ninh Hòa và 12/13 xã, thị trấn thuộc huyện Vạn Ninh (Công ty Du lịch Khám Phá – Vạn Ninh; Công ty CP Du lịch Dốc Lết– Ninh Hòa …).

Các DN thuộc nhóm này xem như được áp dụng mức thuế suất 0% trong 4 năm đầu tiên, sau đó được áp dụng mức thuế suất 5% (10% x 50%) trong 9 năm tiếp theo, sau đó lại tiếp tục được áp dụng mức thuế suất 10% trong 2 năm tiếp theo nữa, và kể từ năm thứ 16 trở đi mới phải áp dụng mức thuế phổ thông là 25%.

Nhóm 3: Gồm 80 DN hoạt động du lịch đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh

tế - xã hội khó khăn được miễn thuế TNDN 2 năm và giảm 50% thuế TNDN trong 4 năm tiếp theo, đồng thời được áp dụng mức thuế suất 20% trong 10 năm, cụ thể gồm các địa bàn sau:

 DN hoạt động du lịch tại địa bàn các huyện Diên Khánh, Cam Lâm và thành phố Cam Ranh (Công ty Du lịch Trọng điểm Cam Ranh; Công ty Du lịch Đỉnh Vàng Cam Lâm; Công ty CP Du lịch Hòn Bà Diên Khánh …).

DN hoạt động du lịch tại địa bàn 2 huyện Vạn Ninh và thị xã Ninh Hòa nhưng nằm ngoài Khu Kinh tế Vân Phong gồm 18/27 xã, phường còn lại của thị xã Ninh Hòa và 01 xã còn lại thuộc huyện Vạn Ninh (DNTN Khách sạn Dục Mỹ Ninh Hòa …).

Các DN thuộc nhóm này xem như được áp dụng mức thuế suất 0% trong 2 năm đầu tiên, sau đó được áp dụng mức thuế suất 10% (20% x 50%) trong 4 năm tiếp theo,

sau đó lại tiếp tục được áp dụng mức thuế suất 20% trong 4 năm tiếp theo nữa, và kể từ năm thứ 11 trở đi mới phải áp dụng mức thuế phổ thông là 25%.

(2) Thay yếu tố hình thức sở hữu DN bằng yếu tố Loại hình DN trong mô hình:

Hầu hết các nghiên cứu trước đây như Hà (2007); Cường (2009); Tâm (2012) đều tiếp cận từ góc độ phân loại DN dựa trên yếu tố hình thức sở hữu như: DN nhà nước, DN có vốn ĐTNN, Công ty TNHH, Công ty CP, Hợp tác xã, DN tư nhân. Cách phân loại DN dựa trên yếu tố hình thức sở hữu trước đây là phù hợp do có sự tách bạch nhất định giữa các yếu tố sở hữu Nhà nước, tập thể, tư nhân, vốn ĐTNN … Tuy nhiên, cùng với sự biến đổi của các yếu tố kinh tế theo thời gian thì việc tiếp cận phân loại DN theo hình thức sở hữu là không còn phù hợp nhất là từ góc độ nghiên cứu về cấu trúc vốn vì các lý do sau đây:

 Cơ cấu tổ chức các loại hình DN ngày càng biến đổi đa dạng phức tạp với nhiều hình thức sở hữu đan xen lẫn nhau. Ví dụ một Công ty CP có thể vừa thuộc sở hữu Nhà nước, tập thể, tư nhân và kể cả vốn ĐTNN. Ngược lại, một DN được gọi là DNNN nếu có vốn Nhà nước chiếm trên 50% 3, như vậy một DN được gọi là DNNN cũng có thể có tới 49% vốn thuộc sở hữu ngoài Nhà nước. Vì vậy việc phân loại DN theo hình thức sở hữu như trước đây có vẻ sẽ không còn phù hợp nữa.

 Việc nghiên cứu cấu trúc vốn dựa trên cơ sở so sánh giữa DNNN với các loại hình DN khác là không đồng nhất do chi phí VCSH hiện tại của các DNNN hoàn toàn không dựa trên chi phí thị trường mà chủ yếu dựa vào cơ chế cấp phát từ NSNN, theo tỷ lệ thu sử dụng vốn NSNN. Do vậy, chi phí VCSH không phản ánh được tỷ lệ lãi suất yêu cầu của chủ sở hữu đối với việc sử dụng vốn của DN.

 Theo Luật DN 2005 thì chỉ có loại hình DN là Công ty CP mới được quyền phát hành CP và các loại chứng khoán để huy động vốn trên thị trường. Vì vậy trong nghiên cứu về cấu trúc vốn cũng chủ yếu chỉ có sự khác biệt cơ bản giữa loại hình DN là Công ty CP với các loại hình DN khác không phải Công ty CP mà không phân biệt hình thức sở hữu vốn thuộc về sở hữu Nhà nước, sở hữu tư nhân hay từ nguồn vốn ĐTTNN ....

3

Từ phân tích nêu trên, nghiên cứu này sử dụng yếu tố Loại hình DN thay cho yếu tố Hình thức sở hữu như các nghiên cứu trước đây.

Như vậy, mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các DN du lịch tỉnh KH trong luận văn này bao gồm 9 (chín) nhân tố và được thể hiện qua Hình 1.3 dưới đây như sau:

Cấu trúc vốn DN Tỷ suất nợ (D/A)

Hình 1.3. Mô hình tổng quát mối quan hệ của các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn và giữa cấu trúc vốn với giá trị DN của các DN du lịch tỉnh KH

1.6.2. Các giả thuyết nghiên cứu

- Quy mô DN đại diện bởi 2 yếu tố Tổng tài sản và Tổng doanh thu có ảnh hưởng đến Cấu trúc vốn của DN, trong đó cả 2 yếu tố đều có quan hệ thuận chiều (+).

- Cấu trúc tài sản DN đại diện bởi 2 yếu tố Tỷ suất đầu tư dài hạn và Tỷ suất đầu tư TSCĐ có ảnh hưởng đến Cấu trúc vốn của DN, trong đó cả 2 yếu tố đều có quan hệ thuận chiều (+).

Cơ hội tăng trưởng DN

* Tốc độ tăng trưởng DT * Tốc độ tăng trưởng TS

Quy mô Doanh nghiệp

* Tổng tài sản bình quân. * Tổng doanh thu. Loại hình DN Cấu trúc tài sản

* Tỷ suất đầu tư dài hạn * Tỷ suất đầu tư TSCĐ

Khả năng sinh lời

* Tỷ suất sinh lời tài sản * Tỷ suất sinh lời VCSH

Rủi ro hoạt động

* Đòn bẩy kinh doanh * Đòn bẩy tài chính Giá trị doanh nghiệp Thuế TNDN Tỷ suất lãi vay Tuổi DN

- Khả năng sinh lời của DN đại diện bởi 2 yếu tố ROA và ROE có ảnh hưởng đến Cấu trúc vốn của DN, trong đó cả 2 yếu tố đều có quan hệ thuận chiều (+).

- Rủi ro hoạt động của DN đại diện bởi 2 yếu tố DOL và DFL có ảnh hưởng đến Cấu trúc vốn của DN, trong đó cả 2 yếu tố đều có quan hệ nghịch chiều (-).

- Cơ hội tăng trưởng của DN đại diện bởi 2 yếu tố Tốc độ tăng trưởng doanh thu định gốc và Tốc độ tăng trưởng tài sản định gốc có ảnh hưởng đến Cấu trúc vốn của DN, trong đó cả 2 yếu tố đều có quan hệ thuận chiều (+).

- Thuế TNDN có ảnh hưởng đến Cấu trúc vốn của DN và có quan hệ thuận chiều (+).

- Tỷ suất lãi vay có ảnh hưởng đến Cấu trúc vốn của DN và có quan hệ nghịch chiều (-).

- Thời gian hoạt động hay Tuổi DN có ảnh hưởng đến Cấu trúc vốn của DN và có quan hệ thuận chiều (+).

- Loại hình DN có ảnh hưởng đến Cấu trúc vốn của DN (C).

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đã trình bày những vấn đề lý thuyết liên quan đến cấu trúc vốn, tái cấu trúc vốn, làm rõ vai trò cấu trúc vốn và tái cấu trúc vốn. Phần quan trọng của Chương 1 đã nêu tổng quan các mô hình nghiên cứu định lượng về cấu trúc trúc vốn dựa trên các lý thuyết của Franco Modigliani và Merton Miller (MM), lý thuyết cấu trúc vốn tối ưu (Static Trade - off Theory). Từ tổng quan các lý thuyết, các mô hình nghiên cứu thực nghiệm, luận văn đã xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn, mô hình tái cấu trúc vốn cho các DN du lịch tỉnh KH. Mô hình lý thuyết này sẽ được vận dụng ở Chương 2 và Chương 3.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Quá trình nghiên cứu của đề tài được trình bày ở sơ đồ sau đây:

Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

 Lý thuyết về cấu trúc vốn và cấu trúc tài chính DN.  Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan.  Mô hình các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn DN.  Mô hình tái cấu trúc vốn DN.

Nguồn số liệu và phương pháp thu thập số liệu

 Nguồn số liệu thu thập: Thứ cấp và sơ cấp.

Một phần của tài liệu phân tích cấu trúc vốn trong các doanh nghiệp du lịch tại tỉnh khánh hòa (Trang 41)