Du lịch là ngành giữ vai trọng quan trọng mang tính chiến lược lâu dài cho sự phát triển kinh tế đối với tỉnh KH nói riêng, đất nước nói chung. Giai đoạn 5 năm 2005 - 2010, giá trị sản xuất ngành dịch vụ - du lịch tăng bình quân 16,3%/năm, riêng năm 2010 doanh thu du lịch đạt mức kỷ lục 1.877,254 tỷ đồng nâng tỷ trọng dịch vụ - du lịch trong tổng GDP của tỉnh lên mức 43,5% trong năm 2010 [11]. Ngày càng có nhiều sự kiện tầm cỡ quốc gia và quốc tế được tổ chức khẳng định triển vọng tỉnh KH là trung tâm du lịch của cả nước và quốc tế.
Đại hội Đảng bộ tỉnh KH lần thứ XVI đã khẳng định: Dịch vụ du lịch phát triển nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Giá trị sản xuất dịch vụ du lịch tăng bình quân hàng năm 16,3% ... Đầu tư phát triển du lịch khá sôi động, sản phẩm từng bước đa dạng, với nhiều dự án lớn, chất lượng cao đã đưa vào hoạt động. Đến nay có hơn 400 khách sạn với hơn 10,000 phòng, trong đó hơn 2.000 phòng đạt tiêu chuẩn 4-5 sao. Tổng số lượt khách du lịch đến tỉnh KH giai đoạn 2006 – 2010 là 6,5 triệu lượt người, trong đó khách quốc tế 1,2 triệu lượt người … cùng các
sự kiện mang tầm quốc gia, quốc tế được tổ chức trên địa bàn … đã mở ra triển vọng mới, khẳng định tỉnh KH là trung tâm du lịch của cả nước và quốc tế4.
Hình 3.1. Tỷ trọng GDP tỉnh KH giai đoạn 2010-2012
(Nguồn: Văn kiện Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh KH)
Trong giai đoạn 2010-2015, tỉnh Khánh Hòa đã đề ra mục tiêu phấn đấu xây dựng KH thành trung tâm kinh tế - văn hóa - du lịch của cả nước với mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất ngành dịch vụ du lịch ở mức 14%/năm, qua đó phấn đấu nâng tỷ trọng dịch vụ du lịch trong tổng GDP của tỉnh từ mức 43,5% trong năm 2010 lên mức 45,5% trong năm 20155.
Trong 3 năm 2010 – 2012 vừa qua, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn bất lợi do ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu làm ảnh hưởng đến nhu cầu hoạt động du lịch của du khách trong nước cũng như khách quốc tế song địa bàn thành phố Nha Trang nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung vẫn là một điểm đến ưa thích của du khách trong và ngoài nước, đặc biệt là lượng khách Nga đến Nha Trang – Khánh Hòa tăng đột biến trong những năm gần đây một phần do các yếu tố thiên nhiên thuận lợi vốn có như biển, thời tiết, cảnh quan … thì mặt khác còn do sự ra đời phát triển của các khu du lịch vui chơi giải trí đẳng cấp cùng các sự kiện văn hóa xã hội lớn mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế đã khiến cho hoạt động du lịch Khánh Hòa vẫn
4
Báo cáo Chính trị trình Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh KH
5
không tăng trưởng ấn tượng trên cả 4 chỉ tiêu chính là: Số khách đến tham quan du lịch; Số ngày khách lưu trú; Số cơ sở lưu trú và Doanh thu hoạt động du lịch thể hiện qua hình biểu đồ minh họa tại hình 3.2 dưới đây:
Hình 3.2: Tình hình tăng trưởng hoạt động du lịch KH 3 năm 2010 - 2012
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh KH)
Năm 2010: Nhiều DN du lịch dịch vụ, các cơ sở lưu trú, các khu vui chơi giải trí đã đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, dàn dựng nhiều chương trình phong phú đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân và du khách, trong năm cóp nhiều sự kiện lịch sử chính trị, văn hóa, nhất là sự kiện cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt lần 2 và Cuộc thi Hoa hậu Trái đất năm 2010 nên đã góp phần thu hút số lượng khách tham quan du lịch đến Việt Nam - Nha Trang - KH. Tỉnh KH đã đón được 26 chuyến tàu du lịch biển với 28.000 khách quốc tế đến tham quan tại thành phố biển Nha Trang, nâng số lượt khách du lịch đến tỉnh KH năm 2010 lên mức 7.146.787 lượt người tăng 12,65% so với năm 2009; doanh thu du lịch đạt mức 1.877,254 tỷ đồng, 1.843.153 lượt khách lưu trú với 4.004.771 ngày khách vượt kế hoạch từ 2,56% đến 7,43%, trong đó
ngày khách quốc tế và lượt khách quốc tế vượt kế hoạch từ 4,5% đến 25%. Toàn tỉnh có thêm 33 cơ sở lưu trú đi vào hoạt động, trong đó có Khách sạn 5 sao Sheraton với 284 phòng, nâng số cơ sở kinh doanh lưu trú lên 472 cơ sở với 10.506 phòng, trong đó có 194 khách sạn có từ 1-5 sao 6.
* Năm 2011: Toàn tỉnh KH có thêm 31 cơ sở lưu trú đi vào hoạt động, nâng số cơ sở kinh doanh lưu trú lên 503 cơ sở với 12.850 phòng đảm bảo đủ phòng phục vụ du khách trong các dịp lễ tết. Từ tháng 11/2011 sân bay Cam Ranh mỗi ngày đều đón tiếp một chuyến bay từ Liên bang Nga với 180 khách/chuyến. Các DN kinh doanh du lịch có doanh thu tăng khá cao so với năm trước như: Công ty Vinpearl tăng gấp 2,1 lần; Công ty Du lịch Long Phú tăng 2,01 lần; Công ty CP Du lịch thương mại Nha Trang, Công ty TNHH Khách sạn Nha Trang Lodge; Công ty TNHH Hải Yến; Công ty Du lịch tỉnh KH tăng từ 11,9% đến 77,2% … đã góp phần nâng doanh thu ngành du lịch năm 2011 lên 2.255,22 tỷ đồng tăng 20,13% so với năm 2010, số lượng khách lưu trú đạt 2.180.906 lượt với 4.604.072 ngày khách tăng lần lượt là 18,32% và 14,96%, trong đó ngày khách quốc tế và lượt khách quốc tế tăng lần lượt là 14,29% và 30,46%; đồng thời cũng đã đón 34 chuyến tàu du lịch biển với 37.350 khách quốc tế tham quan7.
* Năm 2012: Số lượng khách lưu trú đạt 2.701.943 lượt với 5.570.195 ngày khách tăng lần lượt là 23,89% và 20,98%, trong đó ngày khách quốc tế và lượt khách quốc tế tăng lần lượt là 18,84% và 43,50%; đồng thời cũng đã đón 34 chuyến tàu du lịch biển với 52.822 khách quốc tế tham quan. Toàn tỉnh có thêm 43 cơ sở lưu trú đi vào hoạt động, nâng số cơ sở kinh doanh lưu trú lên 546 cơ sở với 15.817 phòng. Đặc biệt trong năm 2012 số lượng khách du lịch Nga đến tỉnh KH qua đường sân bay Cam Ranh tiếp tục tăng lên nhanh chóng, sân bay Cam Ranh mỗi ngày đều đón tiếp từ 3 – 5 chuyến bay từ vùng Viễn đông của Liên bang Nga với 180 khách/chuyến, ngoài ra mỗi tuần còn 2 chuyến bay trực tiếp từ từ thủ đô Moskva tới sân bay Cam Ranh với 360 khách/chuyến. Nhờ đó, nếu như trong năm 2011, có khoảng 40.000 lượt khách Nga đến tỉnh, thì đến năm 2012 số khách này đã đạt gần 83.000 lượt và dự kiến sẽ đạt 150.000 lượt khách trong năm 20138.
6
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa, Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa năm 2010
7
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa, Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa năm 2011
8
3.1.3. Khái quát về các DN và tình hình tài chính các DN du lịch tỉnh KH 3.1.3.1. Số lượng và cơ cấu loại hình DN du lịch KH
Hiện nay tỉnh KH có hơn 500 DN tham gia hoạt động trong lĩnh vực du lịch, tuy nhiên để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, luận văn này lựa chọn ra 395 DN để đưa vào nghiên cứu với các tiêu chí sau: (i) Các DN có đầy đủ báo cáo tài chính trong 3 năm 2010, 2011, 2012; (ii) Các DN chuyên hoạt động trong lĩnh vực du lịch hoặc có doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh chính phát sinh chủ yếu trong lĩnh vực du lịch. Trong số 395 DN được lựa chọn, có 13 DN Nhà nước (DN có vốn Nhà nước chiếm từ 51% trở lên) chiếm 3,29%; 48 Công ty CP chiếm 12,15%; 101 Công ty TNHH chiếm 25,57%; 23 DN có vốn ĐTNN chiếm 5,82%; 210 DN tư nhân chiếm 53,16%. Hình 3.3 mô tả cơ cấu loại hình DN du lịch tỉnh KH:
Hình 3.3: Cơ cấu loại hình DN du lịch tỉnh KH
(Nguồn: Xử lý bằng Excel số liệu thu thập của tác giả)
Tình hình tài chính của 395 doanh nghiệp du lịch tỉnh KH được thể hiện qua các chỉ tiêu như: Quy mô vốn, khả năng thanh toán, khả năng hoạt động, khả năng sinh lời được trình bày cụ thể ở các mục dưới đây:
3.1.3.2. Quy mô vốn của các DN du lịch tỉnh KH
Để khái quát về quy mô vốn của các DN, luận văn sử dụng 2 chỉ tiêu: Tổng giá trị tài sản bình quân và VCSH bình quân. Quy mô của các DN du lịch tỉnh KH giai đoạn 2010 - 2012 được phân theo loại hình DN, thể hiện qua hình 3.4 sau đây:
Hình 3.4: Quy mô vốn của 395 DN du lịch KH giai đoạn 2010 – 2012
(Nguồn: Xử lý bằng Excel số liệu trên BCTC của 395 DN)
Qua hình 3.4 trên cho thấy:
* Tổng tài sản bình quân toàn ngành du lịch tỉnh KH giai đoạn 2010 - 2012 là 42,34 tỷ đồng. Trong đó, có 2 nhóm loại hình DN có mức cao hơn so với trung bình ngành là nhóm Công ty CP 116,03 tỷ đồng (cao nhất) và Công ty TNHH 91,28 tỷ đồng; có 3 nhóm loại hình DN có mức thấp hơn so với trung bình ngành là nhóm DN Nhà nước 40,74 tỷ đồng, DN có vốn ĐTNN 30,99 tỷ đồng và DNTN 3,30 tỷ đồng (thấp nhất).
* VCSH bình quân toàn ngành du lịch tỉnh KH giai đoạn 2010 - 2012 là 27,57 tỷ đồng. Trong đó, có 3 nhóm loại hình DN có mức cao hơn so với trung bình ngành là nhóm Công ty CP 84,86 tỷ đồng (cao nhất), Công ty TNHH 53,27 tỷ đồng và DN Nhà
nước 29,71 tỷ đồng; có 2 nhóm loại hình DN có mức thấp hơn so với trung bình ngành là nhóm DN có vốn ĐTNN 25,06 tỷ đồng và DNTN 2,25 tỷ đồng (thấp nhất).
Nhìn chung, quy mô vốn của đa số các DN du lịch tỉnh KH còn ở mức tương đối thấp. Trong đó, các công ty CP và các Công ty TNHH có quy mô vốn lớn hơn các loại hình DN khác. Điều này là hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ các công ty CP có khả năng huy động vốn để đầu tư nhiều hơn so với các loại hình DN khác.
3.1.3.3. Khả năng thanh toán của các DN du lịch tỉnh KH
Để đánh giá khái quát về khả năng thanh toán của các DN, luận văn sử dụng 2 chỉ tiêu: Khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.
Xu hướng khả năng thanh toán của các DN du lịch tỉnh KH giai đoạn 2010 - 2012 được thể hiện qua hình 3.5 sau đây:
Hình 3.5: Khả năng thanh toán của DN Du lịch giai đoạn 2010 – 2012
(Nguồn: Xử lý bằng Excel số liệu trên BCTC của 395 DN)
Qua hình 3.5 trên cho thấy: Nếu xét về trung bình ngành thì ngành du lịch tỉnh KH có tỷ suất khả năng thanh toán hiện hành trung bình lớn hơn 2, tỷ suất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn trung bình lớn hơn 1 và có xu hướng giảm dần qua các năm.
Điều này chứng tỏ, các DN du lịch tỉnh KH có khả năng thanh toán các khoản nợ nhưng đang trên đà giảm sút.
Nếu đứng trên góc độ sở hữu, khả năng thanh thanh toán của các DN du lịch tỉnh KH được thể hiện qua hình 3.6 sau đây:
Hình 3.6: Khả năng thanh toán theo loại hình DN Du lịch KH 2010-2012
(Nguồn: Xử lý bằng Excel số liệu trên BCTC của 395 DN)
Hình 3.6 trên cho thấy khả năng thanh toán của các DN ngành du lịch tỉnh KH giai đoạn 2010 – 2012, trong đó khả năng thanh toán hiện hành là 3,64 lần, khả năng thanh toán ngắn hạn là 2,12 lần. Trong đó, các DNTN và các Công ty TNHH có khả năng thanh toán thấp hơn so với trung bình ngành; Các DN có vốn ĐTNN, các Công ty CP và các DNNN có khả năng thanh toán cao hơn trung bình ngành. Nhìn chung, Các DN có vốn ĐTNN, các Công ty CP và các DNNN có khả năng thanh toán cao hơn so với các DNTN và các Công ty TNHH.
3.1.3.4. Khả năng hoạt động của các DN du lịch tỉnh KH
Để đánh giá khái quát về khả năng hoạt động của các DN, luận văn sử dụng hai chỉ tiêu: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản và Hiệu suất sử dụng TSCĐ.
tỉnh KH được thể hiện qua hình 3.7 sau đây:
Hình 3.7: Khả năng hoạt động các DN du lịch giai đoạn 2010 – 2012
(Nguồn: Xử lý bằng Excel số liệu trên BCTC của 395 DN)
Qua hình 3.7 trên cho thấy:
- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản trung bình ngành giai đoạn 2010 - 2012 là 0,19. Trong đó, các DN Nhà nước và DNTN có vòng quay tổng tài sản cao hơn trung bình ngành; Các Công ty TNHH, DN có vốn ĐTNN và công ty CP có vòng quay tổng tài sản bằng hoặc thấp hơn so với trung bình ngành. Nhìn chung, các DN Nhà nước, DNTN có vòng quay tổng tài sản tốt hơn so với nhóm DN còn lại.
- Hiệu suất sử dụng TSCĐ trung bình ngành giai đoạn 2010 - 2012 là 0,55. Trong đó, các DN Nhà nước và DNTN có vòng quay TSCĐ cao hơn hoặc bằng với mức trung bình ngành; Các Công ty TNHH, DN có vốn ĐTNN và công ty CP có vòng quay TSCĐ thấp hơn so với trung bình ngành. Nhìn chung, các DN Nhà nước, DNTN có vòng quay TSCĐ tốt hơn so với nhóm DN còn lại.
Tuy nhiên xét về bản chất thì chủ yếu là do các Công ty TNHH, DN có vốn ĐTNN và Công ty CP có mức độ đầu tư tài sản nói chung và TSCĐ nói riêng nhiều hơn so với các
DNNN (hầu hết là tài sản cũ đã hết khấu hao) và các DNTN (khả năng vốn hạn chế).
3.1.3.5. Khả năng sinh lời của các DN du lịch tỉnh KH
Để đánh giá khái quát về khả năng hoạt động của các DN, luận văn sử dụng 2 chỉ tiêu: Khả năng sinh lời tài sản (ROA) và khả năng sinh lời VCSH (ROE).
Nếu đứng trên góc độ sở hữu, khả năng sinh lời của các DN du lịch tỉnh KH được thể hiện qua hình 3.8 sau đây:
Hình 3.8: Khả năng sinh lời của các DN Du lịch KH giai đoạn 2010 - 2012
(Nguồn: Xử lý bằng Excel số liệu trên BCTC của 395 DN)
Qua hình 3.8 trên cho thấy, khả năng sinh lời bình quân toàn ngành thấp. Cụ thể khả năng sinh lời trên tài sản bình quân toàn ngành du lịch tỉnh KH giai đoạn 2010 - 2012 là 11,9; Khả năng sinh lời trên VCSH bình quân toàn ngành du lịch tỉnh KH giai đoạn 2010 - 2012 là 3,24. Trong đó, các công ty CP, DN ĐTNN có khả năng sinh lời cao hơn trung bình ngành; các DNNN và DNTN có khả năng sinh lời thấp hơn so với trung bình ngành; các công ty TNHH có khả năng sinh lời xấp xỉ gần bằng trung bình ngành. Nhìn chung, các công ty CP và DN ĐTNN có khả năng sinh lời tốt hơn so với các loại hình DN khác. Điều này là hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ các công ty CP trong
lĩnh vực du lịch tỉnh KH là những công ty có thị phần lớn, sản phẩm đa dạng hơn. Tóm lại, qua việc phân tích khái quát các tỷ số tài chính trung bình ngành du lịch tỉnh KH giai đoạn 2010 - 2012 cho thấy: Các DN du lịch tỉnh KH có khả năng thanh toán và đang có xu hướng giảm; khả năng hoạt động, khả năng sinh lời của toàn ngành là chưa cao. Đây là dấu hiệu phản ánh thực trạng tình hình tài chính của các doanh nghiệp du lịch tỉnh KH hiện nay chưa được tốt lắm.
3.2. THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2010 - 2012
Để phân tích thực trạng cấu trúc vốn các DN du lịch tỉnh KH, luận văn sử dụng giá trị sổ sách. Số liệu dựa trên các báo cáo tài chính của 395 DN du lịch tỉnh KH trên tổng thể 500 DN từ năm 2010 đến năm 2012 được thu thập từ việc điều tra khảo sát tại các DN, Cục thuế tỉnh KH, Cục thống kê tỉnh KH.
Để có thể nhìn nhận một cách khách quan và khoa học một vấn đề kinh tế, người ta sử dụng các nghiên cứu chọn mẫu. Trên cơ sở các đặc trưng của mẫu người ta