Sự hài lòng đối với công việc theo trình độ học vấn

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ hài lõng đối với công việc của cán bộ công nhân viên công ty cổ phần tƣ vấn xây dựng điện 3 (Trang 91)

6. Cấu trúc của luận văn

4.3.6. Sự hài lòng đối với công việc theo trình độ học vấn

Phƣơng pháp kiểm định One-Way ANOVA đƣợc áp dụng để kiểm định xem có hay không sự khác nhau về sự hài lòng đối với công việc giữa các trình độ học vấn khác nhau. Kiểm định Leneve test cũng đƣợc tiến hành trƣớc để kiểm định xem phƣơng sai của sự hài lòng đối với công việc theo từng nhóm trình độ học vấn có khác nhau hay không. Kết quả kiểm định Leneve (xem bảng 4.43) với thống kê F có sig. bằng 0.957 (> 0.05), nghĩa là phƣơng sai của trung bình sự hài lòng đối với công việc giữa các nhóm trình độ học vấn có sự đồng nhất. Kết quả kiểm định One-Way ANOVA (xem bảng 4.44) với thống kê F có sig. bằng 0.000 (< 0.05), ta có thể kết luận có sự khác nhau về sự hài lòng đối với công việc của CBCNV thuộc các nhóm trình độ học vấn khác nhau. Kết quả tính toán thống kê mô tả sự hài lòng chung về công việc theo trình độ học vấn nhƣ ở PL.Bảng 9 phần PHỤ LỤC B.

Bảng 4.43: Kết quả kiểm định Leneve sự hài lòng chung về công việc theo trình

độ học vấn

Chỉ tiêu Levene df1 df2 Mức ý nghĩa. 0.162 4 247 0.957

Bảng 4.44: Kết quả One-Way ANOVA kiểm định sự hài lòng chung về công việc

theo trình độ học vấn Tổng các bình phƣơng df Trung bình bình phƣơng F mức ý nghĩa Giữa các nhóm 8.579 4 2.145 6.918 0.000 Trong nội bộ nhóm 76.578 247 0.310 Tổng số 85.157 251

Để xác định xem sự khác biệt mức độ hài lòng giữa các trình độ học vấn nhƣ thế nào, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp kiểm định sâu theo Bonferroni. Kết quả nhƣ ở PL.Bảng 10 phần PHỤ LỤC B.

Theo đó, có bốn cặp nhóm học vấn có mức độ hài lòng đối với công việc khác nhau, có ý nghĩa thống kê (giá trị Sig.<0.05) là các cặp nhóm: Phổ thông với Sau đại học; Trung cấp với Sau đại học; Cao đẳng với Sau đại học; Đại học với Sau đại học.

Nhƣ vậy, sự khác biệt theo trình độ học vấn chủ yếu xảy ra giữa trình độ sau đại học đối với các trình độ học vấn thấp hơn. Điều này có thể đƣợc giải thích là do tính chất ngành nghề công việc tƣ vấn: công việc tƣ vấn luôn luôn đòi hỏi CBCNV phải học tập nâng cao trình độ để phát triển, theo kịp ngƣời khác hoặc tiếp cận vấn đề nhanh hơn đối thủ cạnh tranh; những ngƣời có trình độ sau đại học thƣờng ít phải lo nghĩ đến việc học tập nâng cao trình độ, do đó có điều kiện để tập trung vào công việc, thƣờng nhận đƣợc những vị trí tốt trong Công ty, thƣờng có mức thu nhập cao, và do đó mức độ hài lòng đối với công việc cũng cao; trong khi đó, những ngƣời có trình độ học vấn từ Đại học trở xuống thƣờng phải lo lắng cho việc học tập nâng cao trình độ, lo lắng vì áp cạnh tranh với vị trí hiện tại của mình, và do đó thƣờng có mức độ hài lòng đối với công việc thấp hơn.

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ hài lõng đối với công việc của cán bộ công nhân viên công ty cổ phần tƣ vấn xây dựng điện 3 (Trang 91)