2.1. So với kết quả nghiên cứu của Keith & John năm 2002
Keith & John (2002) chủ yếu nghiên cứu sự thoả mãn đối với công việc của những ngƣời có trình độ cao, xem xét vai trò của các yếu tố cá nhân nhƣ: giới tính, chức vụ, và thu nhập. Điểm tƣơng đồng với nghiên cứu này là cùng nghiên cứu sự hài lòng của ngƣời lao động có trình độ cao và xem xét các yếu tố cá nhân nhƣ: giới tính, thu nhập. Tuy nhiên, Keith & John xem xét yếu tố chức vụ, còn nghiên cứu này xem xét các yếu tố cá nhân khác nhƣ: độ tuổi, thời gian công tác, bộ phận công tác, trình độ học vấn.
Theo Keith & John, yếu tố chủ yếu tác động đến sự thoả mãn đối với công việc của những ngƣời lao động có trình độ cao là: việc kiếm tiền, điều kiện vật chất, sức khoẻ và các loại phúc lợi khác. Các nhân tố này tƣơng đƣơng với các nhân tố: 1) Tính chất công việc, 2) Phƣơng tiện làm việc, 3) An toàn lao động, 4) Lƣơng thƣởng và phúc lợi. Điểm tƣơng đồng với nghiên cứu này là sự hài lòng đối với công việc phụ thuộc vào các nhân tố nhƣ: Phƣơng tiện làm việc và an toàn lao động, Lƣơng thƣởng và phúc lợi. Tuy nhiên, theo Keith & John, sự hài lòng đối với công việc còn phụ thuộc vào nhân tố Tính chất công việc, còn nghiên cứu này cho rằng sự hài lòng đối với công việc còn phụ thuộc vào các nhân tố khác nhƣ: Chính sách và quy trình làm việc, Cơ hội phát triển, thăng tiến, Quan hệ nơi làm việc.
Theo kết quả nghiên cứu của Keith & John, Nữ có mức độ thoả mãn đối với công việc cao hơn nam; Thu nhập có vai trò quan trọng đối với mức độ thoả mãn của ngƣời lao động đối với công việc. Nghiên cứu này cho thấy không có sự khác biệt về mức độ hài lòng giữa nam và nữ, thu nhập từ công ty có cƣờng độ ảnh hƣởng thấp hơn so với 4 nhân tố khác trong mô hình nghiên cứu.
2.2. So với kết quả nghiên cứu của Trần Kim Dung và các cộng sự năm 2003
Theo kết quả nghiên cứu của Trần Kim Dung và các cộng sự thì yếu tố tiền lƣơng có cƣờng độ ảnh hƣởng rất mạnh tới sự thoả mãn của ngƣời lao động, mức độ thoả mãn về tiền lƣơng có quan hệ âm với mức độ nỗ lực, cố gắng của nhân viên.
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy: tại TVĐ3, yếu tố tiền lƣơng tác động không mạnh tới sự thoả mãn của ngƣời lao động, và nếu ngƣời lao động có cố gắng nỗ lực trong công việc thì sẽ có nhiều nguồn thu nhập khác ngoài lƣơng, do vậy cũng có thể có mức độ hài lòng đối với công việc cao. Tuy nhiên Trần Kim Dung và các cộng sự chỉ nghiên cứu các nhân viên làm việc bán thời gian, còn nghiên cứu này nghiên cứu sự hài lòng của các nhân viên làm việc đủ thời gian lao động theo pháp luật hiện hành.
2.3. So với kết quả nghiên cứu của Công ty Navigos Group và ACNielsen về sự hài lòng của nhân viên trong các doanh nghiệp Việt Nam năm 2006 hài lòng của nhân viên trong các doanh nghiệp Việt Nam năm 2006
Theo kết quả nghiên cứu của Công ty Navigos Group và ACNielsen thì sự thỏa mãn của nhân viên phụ thuộc vào 8 yếu tố: (1) Sự hài lòng về công việc; (2) Chế độ lƣơng bổng; (3) Chính sách và thủ tục; (4) Các mối quan hệ tại công sở; (5) Phƣơng thức đánh giá hiệu quả công việc; (6) Thông tin; (7) Đào tạo và Phát triển; (8) Sức khỏe và An toàn lao động. Nhƣ vậy, điểm tƣơng đồng với nghiên cứu này là sự hài lòng đối với công việc của nhân viên phụ thuộc vào các nhân tố: 1) Lƣơng, thƣởng, phúc lợi; 2) Chính sách và quy trình làm việc; 3) Quan hệ làm việc; 4) Cơ hội phát triển; An toàn lao động. Tuy nhiên, nghiên cứu này cho thấy sự hài lòng đối với công việc chỉ phụ thuộc vào 5 nhân tố, và không phụ thuộc vào các yếu tố khác trong mô hình của Công ty Navigos Group và ACNielsen nhƣ: Tính chất công việc; Phƣơng thức đánh giá hiệu quả công việc; Thông tin; Đào tạo. Ngoài ra nghiên cứu này còn cho thấy sự hài lòng đối với công việc của nhân viên còn phụ thuộc vào các yếu tố liên quan đến Phƣơng tiện làm việc, đây là yếu tố không có trong mô hình của Công ty Navigos Group và ACNielsen.