Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Hải sản Nha Trang (Trang 55)

II. Thực trạng về hoạt động sản xuấtkinh doanh của Công ty cổ phần hải sản Nha Trang.

b. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty.

Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh nhưng giữ vai trò hết sức quan trọng. Nếu sản phẩm sản xuất ra mà không tiêu thụ nhanh, kịp thời sẽ làm cho chu kỳ sản xuất tăng cao, vòng quay vốn lưu động chậm lại, vốn bị ứ đọng. Do đó, công ty cần phải chú trọng đến công tác tiêu thụ sản phẩm, có như vậy thì hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mới có hiệu quả.

Bảng 6:Tình hình tiêu thụ của Công ty từ năm 2003 đến năm 2005. ĐVT: 1,000USD. Chênh lệch 2004/2003 Chênh lệch 2005/2004 Mặt hàng Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 +/- % +/- % Tôm 10.627,99 11.034,92 11.115,73 406,93 3,83 80,81 0,73 Mực 1.300,22 1.047,89 1.841,07 -252,33 -19,41 793,18 75,69 Bạch tuộc - - 79,72 - - 79,72 - Chả giò 547,23 602,22 612,89 54,99 10,05 10,67 1,77 Ghẹ 254,08 92,61 69,71 -161,47 -63,55 -22,90 -24,73 Mặt hàng khác 1.207,53 804,54 419,60 -402,99 -33,37 -384,94 -47,85 Tổng cộng 13.937,05 13.582,18 14.138,72 -354,87 -2,55 556,54 4,10

(Ngun: s liu thng kê ti phòng kinh doanh ca công ty)

Nhận xét: qua bảng số liệu ta thấy:

Năm 2003, tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt 13.937,05 nghìn USD, trong đó mặt hàng tôm chiếm tỷ trọng lớn nhất đạt 10.627,99 nghìn USD sau đó là mực, bạch tuộc, chả giò…

Năm 2004, tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt 13.582,18 nghìn USD, giảm 354,87 nghìn usd tương đương giảm 2,55%. Nguyên nhân:là do các mặt hàng mực, ghẹ giảm cụ thể là:

Mặt hàng mực giảm 252,37 nghìn USD tương đương giảm 19,41%; ghẹ giảm 161,47 nghìn USD tương đương giảm 63,55%; mặt hàng khác giảm 402,99 nghìn usd tương đương giảm 33,37%

Mặc dù mặt hàng tôm, chả giò: tôm tăng 406,93 nghìn USD tương đương tăng 3,83%; chả giò tăng 54,99 nghìn USD tương đương tăng 10,05. Ta thấy tốc độ tăng của tôm, chả giò tăng chậm hơn tốc độ giảm của mực,ghẹ nên giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2004 giảm so với năm 2003.

Năm 2005, tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty 14.138,72 nghìn USD, tăng 556,54 nghìn USD tương đương tăng 4,10% so với năm 2004. Cụ thể:

Mặt hàng mực tăng mạnh 793,18 nghìn usd tương đương tăng 75,69%; tôm tăng 80,81 nghìn USD tương đương tăng 0,73%;mặt hàng bạch tuộc tăng 79,92 nghìn usd trong khi đó năm 2004 thì không có; mặt hàng chả giò tăng 10,67 nghìn USD tương đương tăng 1,77%. Trong khi đó, ghẹ giảm 22,90 nghìn USD tương đương giảm 24,73%; mặt hàng khác giảm 384,94 nghìn USD tương đương giảm 47,85%.

Một số nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ của công ty trong những năm qua:

Ta thấy trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty thì giá trị thu được từ mặt hàng tôm là chủ yếu chiếm trên 80%. Do đó nếu có sự biến động về măth hàng tôm thì sẽ ảnh hưởng lớn đến giá trị xuất khẩu. Ta thấy tình hình xuất khẩu của công ty có sự biến động là do:

Năm 2003, giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng nguyên nhân: Công ty đã đầu tư mua mới máy móc thiết bị hiện đại, mở rộng nhà xưởng do đó tăng quy mô sản xuất của công ty, hơn nữa nhờ máy móc thiết bị hiện đại nên chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đó là: mua thêm 1 tủ cấp đông NISSIN-BF, hệ thống cấp đông nhanh IQF, máy li tâm, máy rà kim loại, xây dựng thêm kho lạnh mới với công suất 250 tấn, nâng trạm biến áp 320 KVA lên 1000 KVA. Ta thấy giá trị xuất khẩu thu được từ mặt hàng tôm chiếm tỷ trọng cao nhất do mặt hàng tôm của Công ty rất được khách hàng ưa chuộng.

Năm 2004: kim ngạch xuất khẩu của Công ty giảm là vì: do kim ngạch tiêu thụ mặt hàng: mực, ghẹ, mặt hàng khác giảm. Các mặt hàng này chủ yếu tiêu thụ ở Mỹ và Nhật nhưng năm nay nhu cầu các mặt hàng này lại giảm. Mặt hàng tôm ở thị trường Mỹ giảm sút do ảnh hưởng của vụ kiện tôm nhưng công ty đã nhanh chóng triển khai thị trường mới điều đó làm cho sản lượng tôm vẫn tăng lên mặc dù mất đi thị trường tôm Mỹ.

57

Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của Công ty tăng so với năm 2004, là do: thị trường tiêu thụ mực tăng mạnh do nhu cầu của khách hàng về mặt hàng mực tăng mạnh là nguyên nhân chủ yếu làm cho kim ngạch xuất khẩu tăng. Thị trường mỹ vẫn chưa xâm nhập lại được do ảnh hưởng của việc đóng Bond nhưng công ty đã có quan hệ làm ăn với thị trường Châu Á, Canada.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Hải sản Nha Trang (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)