II. Thực trạng về hoạt động sản xuấtkinh doanh của Công ty cổ phần hải sản Nha Trang.
f. Phân tích và đánh giá thị trường tiêu thụ của công ty.
v Đánh giá chung tình hình thị trường xuất khẩu của công ty.
Điểm khởi đầu của hoạt động sản xuất kinh doanh là từ thị trường. Mà sản phẩm là đầu ra của doanh nghiệp đồng thời cũng là đầu vào của thị trường, do đó hiểu biết mối quan hệ giữa sản phẩm và thị trường là cần thiết, là cơ sở để hình thành nên chiến lược kinh doanh hợp lý.
Thông qua việc phân tích, nghiên cứu thị trường giúp cho doanh nghiệp xác định được cần sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào? Có thể nới việc tìm hiểu thị trường là một công việc không hề đơn giản, nhất là việc này ngày càng khó khăn hơn. Nhưng việc này lại vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Thông qua việc nghiên cứu thị trường, giúp doanh nghiệp xác định được đặc điểm, khả năng cung cầu của thị trường, đánh giá tiềm năng của từng thị trường và xác định thị trường mục tiêu cho mình.
Trong nền kinh tế thị trường thì việc chiếm lĩnh và mở rộng thị trường bao giờ cũng là mục tiêu được quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Đối với ngành chế
Công ty cổ phần hải sản Nha Trang Công ty NK Công ty tái chế
biến sản phẩm thủy sản xuất khẩu thì vấn đề thị trường ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết khi mà mức độ cạnh tranh ngày một gay gắt.
Đối với công ty cổ phần hải sản nha trang thì hiện tại thị trường của công ty tương đối rộng, công ty đã có quan hệ buôn bán với các thị trường như: Nhật Bản, Mỹ, EU, các nước Châu Á khác, Canada và Úc… đáng chú ý là sản phẩm của công ty đã có mặt tại các nhà hàng, siêu thị trên thị trường khó tính như thị trường EU. Đây là thị trường khó tính nhất, có nhiều tiêu chuẩn, rào cản kỹ thuật mà không phải công ty chế biến thủy sản nào vượt qua được. Tuy nhiên nhìn chung tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này còn rất thấp, kim ngạch của công ty chủ yếu là ở thị trường Nhật Bản, Mỹ.
85
Nhận xét:
Qua bảng ta thấy kim ngạch xuất khẩu của công ty chủ yếu tập trung ở hai thị trường nhật bản và mỹ. Nhật bản là bạn hàng lớn, truyền thống của công ty. Ta thấy kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thủy sản của công ty tại thị trường nhật luôn chiếm tỷ trọng cao. Hơn nữa khi buôn bán với các đối tác Nhật thì công ty rất yên tâm, hai bên luôn tin tưởng và lấy chữ tín làm đầu trong kinh doanh.
Còn mỹ là một thị trường nhiều tiềm năng phát triển. Ta thấy kim ngạch xuất khẩu của công ty từ năm 2003, 2004 tại thị trường Mỹ còn vượt qua cả nhật bản vươn lên dẫn đầu. Phải nói rằng thị trường Mỹ là thị trường có quy mô và tốc độ tăng trưởng rất cao. Tuy nhiên thị trường Mỹ cũng là thị trường có nhiều sự biến động nhất. Công ty có quan hệ kinh doanh với các đối tác mỹ chưa lâu, còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc ở thị trường này đặc biệt là về những tập quán kinh doanh, hệ thống pháp luật của mỹ. Ví dụ như: vụ kiện bán phá giá cá tra, basa và vụ kiện bán phá giá tôm năm 2004 vừa qua đã gây không ít thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng như các hộ nuôi cá ở Việt Nam.
Còn đối với các thị trường còn lại, công ty đã cố gắng tạo thêm được nhiều bạn hàng mới, so với năm 2003 thì ở năm 2004, 2005 tổng kim ngạch ở các thị trường này đã tăng lên một cách đáng kể. Trong nhóm này, theo kết quả thống kê tại công ty thì thị trường Đài Loan là thị trường có kim ngạch tương đối lớn, chiếm tỷ trọng cao nhất trong nhóm nay. Để giữ vững được những thị trường mới này công ty phải không ngừng theo dõi những biến động, nhu cầu thị hiếu của khách hàng để đáp ứng, thiết lập mối quan hệ khăng khít dài lâu.
Để hiểu rõ và đánh giá chính xác từng thị trường, sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu và phân tích từng thị trường cụ thể.
v Tình hình xuất khẩu của công ty trên thị trường Nhật Bản. + Đánh giá hoạt động xuất khẩu trên thị trường nhật bản.
Nhật bản là đối tác lớn và đáng tin cậy của công ty. Nhìn chung khi hợp tác kinh doanh vơi đối tác Nhật công ty ít gặp phải khó khăn như các đối tác khác. Hai bên có mối quan hệ tin cậy lẫn nhau với phương châm lấy chữ tín làm đầu. Đây là thị trường truyền thống của công ty, có sức mua lớn và tương đối ổn định so với thị trường khác. Có thể nói thị trường Nhật là thị trường trọng điểm của công ty.
87
Nhận xét:
Qua bảng ta thấy tình hình tiêu thụ tại thị trường Nhật Bản trong ba năm qua chứa đựng nhiều biến động, cụ thể:
Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu đạt 5.405,15 nghìn USD, chiếm 38,78% đứng thứ 2 sau thị trường Mỹ. Sang năm 2004, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 3.628,07 nghìn USD giảm 1.777,08 nghìn USD tương đương giảm 32,88% so với năm 2003. Năm 2004, sản lượng tiêu thụ các mặt hàng tôm, mực, ghẹ… đều giảm, cụ thể:
+ Trị giá mặt hàng tôm đạt 1.796,72 nghìn USD giảm 576,50 nghìn USD tương đương giảm 24,29%.
+ Trị giá mặt hàng mực đạt 938,61 nghìn USD giảm 303,31nghìn USD tương đương giảm 24,42%.
+ Trị giá mặt hàng ghẹ đạt 92,61nghìn USD giảm 110,23 nghìn USD tương đương giảm 54,34%.
+ Mặt hàng khác đạt 197,91 nghìn USD giảm 846,44 nghìn USD tương đương giảm 81,05%.
+ Chỉ có mặt hàng chả giò tăng nhưng tăng không đán kể: đạt 602,22 nghìn USD tăng 59,40 nghìn USD tương đương tăng 10,94%.
Nguyên nhân: do năm nay thị trường thủy sản trên thế giới có nhiều biến động. Do ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá cá tra, basa và vụ kiện bán phá giá tôm của các nước Châu Á tại thị trường Mỹ đã tác động mạnh đến ngành thủy sản các nước Châu Á cũng như Việt Nam. Các nước Châu Á bị mỹ đánh thuế vào mặt hàng thủy sản đã chuyển sang thị trường Nhật nên cung tăng tại thị trường này đã làm cho mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, trong khi đó công tác quảng cáo, xúc tiến bán hàng của Công ty còn rất yếu. Do đó không ít khách hàng của Công ty bị các đối thủ lôi kéo nên tác động mạnh lên sản lượng tiêu thụ của Công ty.
Năm 2005, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 3.628,07 nghìn USD tăng 68,98 nghìn USD tương đương tăng 1,90% so với năm 2004. Năm này sản lượng tôm, chả giò, ghẹ, mặt hàng khác giảm nhưng mực, bạch tuộc lại tăng. Cụ thể:
+ Tôm đạt 1.514,06 nghìn USD giảm 282,66 nghìn USD tương đương giảm 15,73%.
89
+ Ghẹ đạt 69,71 nghìn USD giảm 22,9nghìn USD tương đương giảm 24,73%.
+ Mặt hàng khác đạt 11,20 nghìn USD giảm 134,90 nghìn USD tương đương giảm 68,16%.
+ Mực đạt 1.453,95 nghìn USD tăng 515,34 nghìn USD tương đương tăng 54,9%.
+ Bạch tuộc đạt 79,29 nghìn USD trong khi đó năm 2003, 2004 không có mặt hàng này.
Nguyên nhân: năm nay công ty được cấp chứng nhân BRC( hệ thống bán lẻ toàn cầu) nên khách hàng Nhật mới tin tưởng đặt hàng nhiều hơn. Công ty đã thu hút được khách hàng mới là Mitsumiti với lượng đặt hàng rất lớn. Bên cạnh đó, do tình hình xuất khẩu của công ty sang thị trường Mỹ giảm nên công ty đã chuyển hướng tập trung vào thị trường Nhât và một số nước Châu Á khác. Mặt khác, chất lượng sản phẩm thủy sản của Công ty ngày một được nâng cao nên đã tạo được lòng tin của khách hàng
Tóm lại, thị trường Nhật trong nhiều năm qua là một bạn hàng quan trọng của Công ty, hàng năm đã tiêu thụ một lượng rất lớn các sản phẩm của Công ty. Đặc biệt là thị trường tương đối ổn định, ít xảy ra những biến động như thị trường Mỹ. Tuy nhiên thị trường này đòi hỏi khắt khe về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và đặc biệt người Nhật rất coi trọng chữ tín trong kinh doanh nên Công ty ngoài việc duy trì, đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng cần phải đảm bảo giao hàng đúng hẹn, đúng mẫu mã… để tạo nên mối quan hệ ngày càng gắn bó với khách hàng.
v Tình hình xuất khẩu của công ty trên thị trường mỹ.
Hàng hóa nhập về thị trường này phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, nhãn mác, vệ sinh dịch tễ... Những khác biệt về tiêu chuẩn sản phẩm và hệ thống chứng nhận sản phẩm có thể cản trở nhập khẩu hàng hóa vào thị trường này. Yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào thị trường mỹ đòi hỏi rất cao. Nội dung của tiêu chuẩn HACCP của Mỹ chủ yếu tập trung vào việc đảm bảo vệ sinh thực phẩm, các yếu tố chất lượng gắn với quy trình sản xuất. Áp dụng chương trình quản lý chất lượng haccp trong tất cả các khâu từ nuôi trồng thủy sản đến chế biến.
Hàng năm mỹ nhập khẩu một lượng thủy sản rất lớn khoảng 600,000 tấn và các công ty chế biến thủy sản nội địa không đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng của người dân mỹ. Mỹ thường nhập khẩu thủy sản từ các nước như: Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Na Uy, Đan Mạch, Hàn Quốc, Việt Nam… nhu cầu về tôm của mỹ rất lớn trong đó Thái Lan là nước cung cấp tôm mạnh nhất, Việt Nam đứng thứ sáu về cung cấp tôm cho mỹ.
Thị trường Mỹ rất rộng lớn, nhu cầu nhập khẩu rất đa dạng nên nhiều nước đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này, do vậy cạnh tranh giữa các nước để chiếm lĩnh thị trường rất gay gắt. Mỗi nước để tận dụng ưu thế của mình để làm vũ khí cạnh tranh trên thị trường này. Việt Nam có ưu thế về thị trường lao động có giá rẻ và điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho việc phát triển thủy sản. Tuy nhiên chúng ta cũng gặp khó khăn khi thâm nhập vào thị trường này như: thiếu thông tin, còn nhiều vướng mắc về luật lệ kinh doanh cũa Mỹ hơn nữa Mỹ chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường nên chúng ta gặp nhiều thiệt thòi khi xảy ra tranh chấp thương mại.
Thị trường Mỹ là một trong những thị trường quan trọng của công ty, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này luôn ở vị trí nhất nhì. Tuy nhiên trong những năm gần đây sản lượng nhập khẩu sang thị trường này đã giảm.
91
Nhận xét: qua bảng phân tích ta thấy tình hình xuất khẩu sang thị trường Mỹ có sự giảm mạnh, cụ thể:
Năm 2003, tổng kim ngạch xuất sang thị trường mỹ là 6.129,59 nghìn USD chiếm 43,98%. Trong đó giá trị mặt hàng tôm chiếm tỷ trọng cao nhất đạt 6.007,02 nghìn USD chiếm 98% còn lại các mặt hàng khác chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Đến năm 2004, tổng kim ngạch xuất khẩu giảm xuống còn 5.097,92 nghìn USD giảm 1.031,67 nghìn USD tương đương giảm 16,83% so với năm 2003. Cụ thể:
+ Mặt hàng tôm giảm mạnh chỉ còn 4.929,18 nghìn USD giảm 1.077,84 nghìn USD tương đương giảm 17,94%.
+Mặt hàng chả giò,ghẹ không tiêu thụ:chả giò giảm 4,41 nghìn USD; ghẹ giảm 51,24 nghìn USD.
+ Mặt hàng khác đạt 74,60 nghìn USD tăng 30,13 nghìn USD tương đương tăng 67,75%.
+ Mặt hàng mực đạt 94,19 nghìn USD tăng 71,69 nghìn USD tương đương tăng 319,33%.
Ta thấy mặt hàng tôm giảm mạnh là nguyên nhân chính dẫn đến tổng kim ngạch xuất khẩu giảm.
Nguyên nhân là cho trị giá xuất khẩu sang thị trường mỹ giảm là do ảnh hưởng của vụ kiện cá tra, cá basa và vụ kiện bán phá giá tôm trên thị trường mỹ của các nước châu á trong đó có việt nam.
Đến năm 2005, tình hình xuất khẩu sang thị trường này gặp nhiều khó khăn, giá trị kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh. Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1.390,91 nghìn USD hiảm 3.707,01 nghìn USD tương đương giảm 72,72% so với năm 2004. Cụ thể:
+ Mặt hàng tôm đạt 1.235,51 nghìn USD giảm 3.693,67 nghìn USD tương đương giảm 74,93%.
+ Mặt hàng mực đạt 59,54 nghìn USD giảm 34,60 nghìn USD tương đương giảm 36,75%.
+ Mặt hàng chả giò đạt 95,86 nghìn USD ( năm 2004 không tiêu thụ). + Mặt hàng khác không tiêu thụ.
93
chống phá giá phải ký một khoản tiền ( tiền mua “bond”: bảo lãnh thanh toán) trong vòng một năm với giá trị bằng tổng giá trị nhập khẩu nhân với thuế chống bán phá giá. Và hiện nay các doanh nghiệp nhập khẩu đã bắt Công ty phải chịu đóng khoản tiền này. Điều này gây trở ngại lớn về vốn do đó kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ rất thấp.
Ta thấy, đặc điểm thị trường này có dung lượng lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng lại thường xuyên biến động . Hệ thống pháp luật, tập quán kinh doanh thương mại của Mỹ rất phức tạp và chính phủ Mỹ có sự phân biệt đối xử với các sản phẩm nhập khẩu nên kinh doanh trên thị trường Mỹ dễ gặp những trở ngại khó khăn.
v Tình hình xuất khẩu trên thị trường EU.
Bảng 25: Tình hình xuất khẩu sang thị trường EU.
95
Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu của công ty vào thị trường EU còn rất thấp, thường xuyên biến động. Cụ thể:
Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu đạt 1.719,79 nghìn USD chiếm 12,34% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Trong đó tôm vẫn là mặt hàng chủ lực đạt 1.626,57 nghìn USD chiếm 94,58%. Mực đạt 35,85 nghìn USD chiếm 2,08%, hải sản xiên que đạt 57,37 nghìn USD chiếm 3,34%.
Sang năm 2004, kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh, chỉ đạt 1.137,87 nghìn USD giảm 581,92 nghìn USD tương đương giảm 33,84% so với năm 2003. Cụ thể:
+ Mặt hàng tôm đạt 1.097,74 nghìn USD giảm 528,83 nghìn USD tương đương giảm 32,51%.
+ Mặt hàng mực không tiêu thụ giảm 35,85 nghìn USD.
+ Hải sản xiên que đạt 40,13 ng hìn USD giảm 17,24 nghìn USD tương đương giảm 30,05%.
Đến năm 2005, kim ngạch xuất khẩu tăng đạt 2.116,30 nghìn USD tăng 978,43 nghìn USD tương đương tăng 85,99% so với năm 2004. Cụ thể:
+ Tôm đạt 1.802,56 nghìn USD tăng 704,82 nghìn USD tương đương tăng 64,32%.
+ Mực đạt 265,09 nghìn USD.
+ Hải sản xiên que đạt 48,65% tăng 8,52 nghìn USD tương đương tăng 21,23%.
Ta thấy sản lượng xuất khẩu sang thị trường này còn thấp là do: yêu cầu về tiêu chuẩn vệ sinh, chất lượng sản phẩm thủy sản của thị trường này cao nhưng chất lượng sản phẩm của Công ty chưa thực sự đáp ứng yêu cầu này(đôi khi vẫn còn sai sót). Do đó chưa tạo được lòng tin của khách hàng. Bên cạnh đó công ty chủng loại xuất khẩu còn nghèo nàn, chưa có chiến lược quảng cáo, xúc tiến bán hàng, kênh phân phối còn hẹp do chưa thâm nhập sâu được vào thị trường này.
v Tình hình xuất khẩu của công ty sang thị trường khác.
Nhóm thị trường này bao gồm các nước Châu Á ( trừ Nhật) và một số nước khác như Úc, Canada…kim ngạch xuất khẩu vào thị trường chiếm tỷ lệ không cao nhưng ngày càng tăng, mở ra thị trường làm ăn mới cho Công Ty.
Bảng 26: Tình hình xuất khẩu của công ty sang thị trường khác.
97
Nhận xét: qua bảng số liệu ta thấy, kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường này càng tăng . Cụ thể:
Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 682,52 nghìn USD chiếm 4,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Trong đó mặt hàng tôm vẫn là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất: tôm đạt 621,18 nghìn USD chiếm 91,01%; còn lai là mặt hàng khác đạt 61,34 nghìn USD chiếm 8,99%.