Khả năng cạnh tranh các yếu tố đầu vào a.Tình hình vốn

Một phần của tài liệu Một số biện pháp góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Hải sản Nha Trang (Trang 65)

II. Thực trạng về hoạt động sản xuấtkinh doanh của Công ty cổ phần hải sản Nha Trang.

3. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty.

3.1. Khả năng cạnh tranh các yếu tố đầu vào a.Tình hình vốn

a.Tình hình vốn .

Vốn được xem như là máu của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có tiềm lực về vốn thì dễ dàng tạo ra được nguồn lao động có trình độ tay nghề có khả năng tìm được các nhà cung ứng tốt, thiết kế các kênh phân phối rông khắp, mở rộng sản xuất… do vậy để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn cần thiết để thực hiện được kế hoạch đề ra, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Vốn là yếu tố đầu vào quan trọng và không thể thiếu được. Thế nhưng không phải doanh nghiệp nào có vốn lớn đều hoạt động hiệu quả mà điều quan trọng là phải làm thế nào để quản lý tốt nguồn vốn của mình để đạt hiệu quả cao.

Bảng 12: Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn Công ty từ năm 2003 – 2005.

67 Nhận xét: qua bảng ta thấy:

Tổng tài sản: năm 2004 là 123.873.931.599 đồng tăng 53.908.466.781 đồng tương đương tăng 77,05% so với năm 2003. Năm 2005 là 103.728.177.029 đồng giảm 22.498.148.940 đồng tương đương giảm 23,14% so với năm 2004.

Sở dĩ như vậy là do:

Năm 2004: TSLĐ&ĐTNH tăng 56.092.996.546 đồng tương đương tăng 136,37% so với năm 2003. Cụ thể:

Tiền tăng 477.916.736 đồng tương đương tăng 347,7%.

Các khoản phải thu tăng 44.278.777.864 đồng tương đương tăng 686,56%. Hàng tồn kho tăng 11.519.752.795 đồng tương đương tăng 31,51%. TSLĐ khác giảm 153.450.849 đồng tương đương giảm 13,48%.

TSCĐ&ĐTDH giảm 2.184.529.765 đồng tương đương giảm 7,58% so với năm 2003. Cụ thể:

TSCĐ giảm 2.146.543.835 đồng tương đương giảm 7,98%.

Các khoản đầu tư dài hạn tăng 10.000.000 đồng tương đương tăng 0,53%. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm 47.985.930 đồng tương đương giảm 94,8%.

Ta thấy: tốc độ tăng của TSLĐ&ĐTNH tăng nhanh hơn tốc độ giảm của TSCĐ&ĐTDH đã là cho tổng tài sản năm 2004 tăng so với năm 2003.

Năm 2005:

TSLĐ&ĐTNH giảm 22.498.148.940 đồng tương đương giảm 23,14%. Cụ thể:

Tiền giảm 293.416.049 đồng tương đương giảm 47,68%.

Các khoản phải thu giảm 32.863.855.323 đồng tương đương giảm 64,78%. Hàng tồn kho tăng 10.155.398.717 đồng tương đương giảm 22,62%. TSLĐ khác tăng 503.723.715 đồng tương đương tăng 51,16%.

TSCĐ&ĐTDH tăng 1.932.750.251 đồng tương đương tăng 7,25%. Cụ thể: TSCĐ giảm 1.125.275.749 đồng tương đương giảm 4,55%.

Các khoản đầu tư dài hạn tăng 3.054.000.000 đồng tương đương tăng 160,57%.

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng 4.026.000 đồng tương đương tăng 153,08%.

Ta thấy: tốc độ giảm của TSLĐ&ĐTNH giảm nhanh hơn tôc độ tăng của TSCĐ&ĐTDH làm cho tổng tài sản năm 2005 giảm so với năm 2004.

Tổng nguồn vốn : năm 2004 là 123.873.931.599 đồng tăng 53.908.466.781 đồng tương đương tăng 77,05% so với năm 2003. Năm 2005 là 103.728.177.029 đồng giảm 22.498.148.940 đồng tương đương giảm 23,14% so với năm 2004. Là do:

Nợ phải trả năm 2004 tăng 53.484.087.811 đồng tương đương tăng 89,71%. Năm 2005 giảm 19.706.437.162 đồng tương đương giảm 17,42%. Cụ thể:

Năm 2004: nợ ngắn hạn tăng 49.196.863.272 đồng tương đương tăng 96,41%; nợ dài hạn tăng 3.794.140.000 đồng tương đương tăng 45,38%; nợ khác tăng 493.084.539 đồng tương đương tăng 217,69%.

Năm 2005: nợ ngắn hạn giảm 14.194.850.722 đồng tương đương giảm 14,16%; nợ dài hạn giảm 5.325.943.300 đồng tương đương giảm 43,82%; nợ khác giảm 185.646.140 đồng tương đương giảm 25,80%.

Nguồn vốn chủ sở hữu: năm 2004 tăng 424.378.970 đồng tương đương tăng 4,10% so với năm 2003. Năm 2005 giảm 858.961.500 đồng tương đương giảm 7,97% so với năm 2003. Cụ thể:

Năm 2004: nguồn vốn, quỹ tăng 307.119.470 đồng tương đương tăng 2,99%; nguồn kinh phí, quỹ khác tăng 117.259.500 đồng tương đương tăng 132,73%.

Năm 2005: nguồn vốn, quỹ giảm 796.363.744 đồng tương đương giảm 7,54%; nguồn kinh phí, quỹ khác giảm 62.597.783 đồng tương đương giảm 30,45%.

Như vậy,

Năm 2004 TSLĐ&ĐTNH tăng là do: lượng hàng tồn kho của công ty tăng, các khoản phải thu tăng đặc biệt là do khoản tiền nợ của khách hàng ngày càng nhiều. TSCĐ&ĐTSH giảm do công ty thanh lý một số máy móc thiết bị đã hết khấu hao, lạc hậu.

Các khoản nợ của công ty cũng tăng do bị chiếm dụng vốn lớn buộc công ty lại đi chiếm dụng vốn của công ty khác để duy trì hoạt động sản xuất của mình. Bên cạnh đó các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng do Công ty góp vốn vào liên doanh và đầu tư tài chính dài hạn. Vốn bị chiếm dụng quá nhiều, vì vậy Công ty cần làm

69

Năm 2005: lượng hàng tồn kho của công ty tăng nhưng các khoản nợ của khách hàng giảm tức là vốn của công ty bị các công ty khác chiếm dụng giảm dần. Công ty tiến hành mua mới một số máy móc thiết bị thay thế cho máy móc thiết bị cũ phải thanh lý nhằm cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa đã làm cho TSCĐ tăng lên. Bên cạnh đó các khoản nợ của công ty cũng đã giảm chứng tỏ sự tự chủ ngày càng tăng. Lượng hàng tồn kho vẫn tăng công ty cần có chính sách làm giảm lượng hàng tồn kho, các khoản nợ khống chế ở mức ổn định để đảm bảo mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung ứng và khách hàng.

b.Lao động:

Lao động là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh. Bởi chỉ có lao động mới tạo ra giá trị lớn hơn giá trị ban đầu của nó. Nếu như các ngành công nghiệp khác có khoa học công nghệ để thay thế lao động thủ công thì ngành thủy sản lao động thủ công vẫn luôn đóng vai trò quan trọng. Có những khâu kiểm tra cần máy móc nhưng có những lúc thì kinh nghiệm và khả năng nhận biết của con người là tốt hơn cả. Vì vậy tay nghề và ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên toàn công ty quyết định trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên mỗi giai đoạn, mỗi loại sản phẩm cần trình độ tay nghề khác nhau. Có giai đoạn chỉ cần tay nghề bậc 1 hoặc bậc 2, còn một số giai đoạn, một số sản phẩm khác cần tay nghề cao hơn. Vì vậy, đòi hỏi phải có một chế độ quan tâm đào tạo tay nghề cho công nhân viên toàn công ty. Đặc điểm ngành thủy sản theo mùa vụ nên cần bố trí công nhân cho phù hợp với đòi hỏi của tính chất công việc, công nhân mùa vụ. Công việc không ổn định nên ảnh hưởng tới tay nghề công nhân, chất lượng sản phẩm, khả năng của công ty.

v Tình hình số lượng lao động:

Số lượng lao động phản ánh quy mô, đặc điểm tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp. Ta có số lượng lao động trong toàn công ty như sau:

Bảng 13:Cơ cấu lao động toàn công ty tính đến ngày 31/12/2006. Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 04/03 Chênh lệch 05/04 Chỉ tiêu Số người Tỷ trọng Số người Tỷ trọng Số người Tỷ trọng +/- % +/- % I.Giới tính 989 100 838 100 763 100 -151 -15.27 -75 -0.09 1.Nam 215 21,74 197 23,51 162 21,23 -18 -8,37 -35 -0,18 2.Nữ 774 78,26 641 76,49 601 78,77 -133 -17,18 -40 -0,06 II.Tính chất công việc 989 100 838 100 763 100 -151 -15.27 -75 -0.09 1.Trực tiếp 890 89,99 731 87,23 660 93,71 -159 -17,87 -71 -0,1 2.Gián tiếp 99 10,01 107 12,77 103 6,29 8 8,08 -4 -0,55 III. Thời gian làm việc 989 100 838 100 763 100 -151 -15,27 -75 -0,09 1.Lao động mùa vụ 143 14,46 89 10,62 71 9,31 -54 -37,76 -18 -0,2 2.Lao động theo hđ 846 85,54 749 89,38 692 90,69 -97 -11,47 -57 -0,08 (ngun: phòng t chc- hành chính) Nhìn vào bảng ta thấy:

Số lượng lao động giảm dần qua các năm: năm 2003 là 989 người; năm 2004 là 838 người và năm 2005 chỉ còn 763 người.

Giới tính: hầu hết các doanh nghiệp thủy sản cũng như công ty cổ phần hải sản nha trang thì số lao động nữ chiếm tỷ lệ cao. Cụ thể: năm 2003: lao động nữ chiếm 78,26%, lao động nam chiếm 21,74%; năm 2004 lao động nữ chiếm 76,49%, lao động nam chiếm 23,51%; năm 2005 lao động nữ chiếm 78,77%, lao động nam chiếm 21,23%.

Cùng với sự giảm của tổng số lao động thì lao động gián tiếp cũng giảm. Cụ thể: năm 2003: lao động gián tiếp là 99 người và lao động trực tiếp là: 890 người.

Năm 2004: lao động gián tiếp là 107 người và lao động trực tiếp là: 731 người.

Năm 2005: lao động gián tiếp là 103 người và lao động trực tiếp là: 660 người.

Ta thấy năm 2004 số lao động gián tiếp tăng lên 8 người so với năm 2003 là do: tăng thêm 4 cán bộ cho phòng kinh doanh đảm nhiệm công tác thu mua nguyên liệu do năm nay công ty phải cử cán bộ thu mua vào miền tây vì nguyên liệu miền

71

trung khan hiếm. Còn 5 người còn lại là tăng thêm cho phòng kế toán, bảo vệ, thủ kho.

Năm 2005: lượng lao động gián tiếp giảm là giảm số lượng kcs 3 người, 1 người phòng tổ chức hành chính.

v Chất lượng lao động:

Chất lượng lao động là điều kiện quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm cũng như sự phát triển của doanh nghiệp nói chung. Do đặc điểm sản xuất của ngành, quy trình sản xuất trải qua nhiều công đoạn khác nhau đòi hỏi trình độ lao động, trình độ công nhân ở mỗi công đoạn là khác nhau. Ta có tình hình chất lượng lao động năm 2005 như sau:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Hải sản Nha Trang (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)