Nguyên liệu

Một phần của tài liệu Một số biện pháp góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Hải sản Nha Trang (Trang 74)

II. Thực trạng về hoạt động sản xuấtkinh doanh của Công ty cổ phần hải sản Nha Trang.

d.Nguyên liệu

Nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến phụ thuộc vào sản lượng khai thác, nuôi trồng, đánh bắt. Bao gồm: cá, tôm, mực, ghẹ… nguyên liệu là yếu tố quan trọng đối với sản phẩm thủy sản, nó chiếm khoảng 80-90% trong giá thành sản phẩm(sản phẩm thủy sản việt nam chủ yếu là chế biến thô). Bên cạnh đó thủy sản có tính mùa vụ và không thể thay thế, sự cạnh tranh gay gắt làm cho nguyên liệu trở nên khan hiếm, giá cao. Để mua được nguyên liệu đáp ứng cho yêu cầu của sản xuất công ty phải chấp nhận giá cao. Nhưng có đôi lúc giá cao chưa chắc đã mua được nguyên liệu. Vì vậy đòi hỏi công ty phải thiết lập được mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp để công ty luôn là ưu tiên số một trong việc cung cấp nguyên liệu.

Hiện nay công ty cổ phần hải sản nha trang đang chịu áp lực cạnh tranh gay gắt về nguyên liệu đầu vào. Ngoài việc cạnh tranh với các công ty trong tỉnh, công ty cong phải cạnh tranh với các công ty khác như: bà rịa – vũng tàu, thành phố hồ chí minh.. Cũng tham gia thu mua nguyên liệu trên thị trường khánh hòa. Công ty luôn quan tâm đến việc lập kế hoạch tổ chức thu mua nguyên liệu để đảm bảo luôn có đủ nguyên liệu để phục vụ sản xuất.

v Phương thức thu mua nguyên liệu.

Để đảm bảo lượng nguyên liệu công ty đã mở rộng thêm mạng lưới thu mua ở các tỉnh miền tây khi nguyên liệu ở miền trung khan hiếm.

75

Sơđồ 4: Mng lưới thu mua nguyên liu ca công ty ti khu vc Min Trung.

Lượng nguyên liệu thu mua chủ yếu thông qua các công ty trung gian còn sản lượng thu mua trực tiếp từ người nuôi trồng thì rất ít và không ổn định.

Sơđồ 5: Mng lưới thu mua nguyên liu ca công ty ti khu vc Min Tây.

Công ty tiến hành thu mua thông qua các công ty trung gian, chưa tổ chức đội ngũ cán bộ thu mua trực tiếp xuống ngư dân để mua .

Cả hai phương thức thu mua đều thông qua các công ty trung gian theo cách: khi nào hết nguyên liệu Công ty sẽ gọi điện cho các công ty trung gian và họ sẽ đến giao hàng tận nơi sau khi đã thỏa thuận giá cả hợp lý. Khi giao hàng thì đội ngũ KCS sẽ trực tiếp kiểm tra chất lượng nếu đạt sẽ tiến hành nhận nguyên liệu để sản xuất.

v Giá trị sản lượng nguyên liệu thu mua:

Bảng 16: Sản lượng – giá trị thu mua nguyên liệu từ năm 2003 – năm 2005.

Công ty cổ phần hải sản Nha Trang

Các Công ty

trung gian trồng thủy sản Người nuôi

Công ty cổ phần hải sản Nha Trang

Các Công ty trung gian ở địa phương

77

Qua bảng ta thấy: mặt hàng tôm vẫn luôn là mặt hàng chủ lực của công ty nên giá trị nguyên liệu thu mua chiếm nhiều nhất. Tiếp đến là mực còn cá, ghẹ và các loại nguyên liệu khác chiếm tỷ trọng ít.

Nhìn chung sản lượng nguyên liệu thu mua ngày càng giảm, cụ thể: Năm 2003, tổng sản lượng nguyên liệu thu mua là 2.985.888,5kg. Đến năm 2004, giảm xuống còn 2.142.119,9 kg. Năm 2005, là 2.307.004,3 kg.

Ta thấy giá trị nguyên liệu thu mua lại tăng lên trong khi đó số lượng thu mua lại giảm. Sỡ dĩ như vậy, là do giá nguyên liệu ngày càng tăng. Cụ thể mức tăng đó như thế nào ta xem xét bảng giá nguyên liệu thu mua qua các năm như sau:

Bảng 17: Giá nguyên liệu thu mua

ĐVT: Đồng Tên nguyên liệu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tôm 67.673 68.431 64.148 Mực 23.354 28.637 41.371 Cá 19.154 17.518 15.723 Ghẹ 27.382 24.637 25.587 Nguyên liệu khác 32.287 16.830 53.878

( Ngun: phòng kinh doanh)

Qua bảng trên ta thấy: Giá nguyên liệu có nhiều sự biến động giá của từng loại nguyên liệu tăng giảm thất thường . Cụ thể:

Nếu như năm 2004: giá tôm và mực tăng lên, giá cá, ghẹ, nguyên liệu khác giảm thì đến năm 2005: giá tôm, cá giảm xuống, giá mực và giá nguyên liệu khác tăng mạnh, giá ghẹ tăng nhẹ. Nguyên nhân:

Năm 2004: nguyên liệu tôm nuôi trồng ở các vùng, miền bị bệnh dịch làm giảm sản lượng, mùa vụ ở Khánh Hoà đến trễ nên giá thu mua nguyên liệu cao.

Năm 2005: nhu cầu về mặt hàng mực tăng lên nhưng sản lượng nguyên liệu khan hiếm, để có đủ lượng nguyên liệu đáp ứng đơn đặt hàng Công ty đã chấp nhận mua mực với giá cao. Bên cạnh đó, Công ty tiến hành thu mua nguyên liệu có giá trị vào sản xuất mặt hàng mới có giá cao.

Nhìn chung: giá nguyên liệu năm 2005, tăng hơn so với năm 2003,2004 điều đó đã làm ảnh hưởng đến giá nguyên liệu, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

.

3.2 . Khả năng cạnh tranh các yếu tốđầu ra. a.Sản phẩm.

Bảng 18:Các sản phẩm của công ty hiện nay.

Mặt hàng tôm Tôm PD hấp, tôm PDTO hấp, tôm pto xẻ bướm tẩm bột chiên, ttôm sú ngunguyên con tẩm bột,tôm sú sushi, tôm sứ POD, tôm sú PTO

Mặt hàng mực

Mực lá fillet, mực lá nguyên con, mực nang fillet, mực nang cắt sợi, mực ống cắt khoanh, mực ống hấp, mực ống cắt khoanh tẩm bột chiên xù, mực ống sashimi cắt sợi, mực ống sushi.

Mặt hàng cá

Nguyên con: cá nục, cá hồng, cá đổng, bạc má, cá chim đen, cá song, cá chiếm, cá mú.

Cắt lát: cá thu

Fillet: cá thu cắt khoanh tẩm gia vị, đổng cờ, cá đục, cá hồng, cá trích.

Mặt hàng ghẹ Thịt ghẹ nhồi mai, càng ghẹ bọc thịt, ghẹ faci, ghẹ nguyên con luộc, thịt ghẹ đông, ghẹ cắt1/4, ghẹ cắt 1/2, ghẹ nguyên con.

Mặt hàng chả

giò Chả giò rế tôm, chả giò tôm pto

Ta thấy mặt hàng sản xuất của công ty rất phong phú, đa dạng. Trong đó mặt hàng chủ lực của công ty là tôm. Hàng năm tôm chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản lượng.

b.Giá cả.

Do đặc tính của ngành thủy sản nên giá của sản phẩm thường xuyên biến động và phụ thuộc lớn vào thị trường nguyên liệu, giá nguyên liệu thay đổi phụ thuộc vào mùa vụ.

Giá tiêu thụ sản phẩm: là giá phải đảm bảo bù đắp được chi phí sản xuất, thu hút được khách hàng về phía mình đồng thời bảo đảm được lợi nhuận cho công ty. Giá tiêu thụ sản phẩm phải phù hợp với từng thời kỳ, từng thị trường và từng khách hàng khác nhau.

79

Bảng 19: Giá bình quân của một số mặt hàng của công ty trong thời gian qua: ĐVT: USD/kg. Mặt hàng Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tôm 8,22 7,35 8,16 Mực 4,50 4,50 7,91 Chả giò 4,29 4,29 4,37 Bạch tuộc - - 4,93 Ghẹ 7,14 7,30 5,49

( ngun: phòng kinh doanh)

Đơn giá bình quân một số mặt hàng của công ty năm 2003, 2004 ít có sự biến động. Chỉ có mặt hàng tôm giảm còn các mặt hàng khác giữ nguyên hoặc có sự biến động nhỏ như mặt hàng ghẹ.

Năm 2005, đơn giá bình quân các mặt hàng đều tăng lên. Đặc biệt là giá tôm đã tăng gần đến giá của năm 2003. Tuy nhiên mặt hàng ghẹ đã giảm giá mạnh.

Ta thấy, giá của mặt hàng tôm, mực có giá cao hơn các mặt hàng khác do giá nguyên liệu mua vào cao. Do đó, công ty cần xác định đâu là mặt hàng trọng điểm để có biện pháp đầu tư hợp lý, cố gắng làm ổn định mức giá nhằm đem lại lợi nhuận cao. c.Cơ cấu sản phẩm. v cơ cấu sản phẩm theo sản lượng Bảng 20: Cơ cấu sản phẩm theo sản lượng ĐVT: tấn Chênh lệch 04/03 Chênh lệch 05/04 Mặt hàng Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 +/- % +/- % Tôm 1.292,54 1.500,83 1.362,20 208,29 16,11 -138,63 -9,24 Mực 288,64 232,79 346,49 -55,85 -19,35 113,70 48,84 Bạch tuộc - - 16,18 - 0,00 16,18 0,00 Chả giò 129,52 140,29 123,42 10,77 8,32 -16,87 -12,03 Ghẹ 35,60 12,69 7,34 -22,91 -64,35 -5,35 -42,16 Mặt hàng khác 348,91 475,05 147,73 126,14 36,15 -327,32 -68,90 Tổng cộng 2.095,21 2.361,65 2.003,36 266,44 12,72 -358,29 -15,17

( ngun: phòng kinh doanh)

Công ty hoạt động với nhiệm vụ chủ yếu là chế biến thủy sản xuất khẩu cho nên sản lượng sản phẩm chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu. Công ty cố gắng ra sức đẩy mạnh xuất khẩu nhằm mang lại tăng trưởng cho các năm. Tuy nhiên: trong các năm qua sản lượng thủy sản xuất khẩu của công ty có nhiều biến đổi. Năm 2005, sản lượng thủy sản là 2.003,36 tấn giảm 358,29 tấn tương đương giảm 15,17% so với năm 2004. Năm 2004, sản lượng thủy sản là 2.361,65 tấn tăng 266,44 tấn tương đương tăng 12,72%.

Qua bảng số liệu ta thấy:

· Sản lượng tôm:

sản lượng tôm năm 2005 là 1.362,2 tấn giảm 138,63 tấn tương đương giảm 9,24% so với năm 2004. Sản lượng tôm năm 2004 là 1.500,83 tấn giảm 208,29 tấn tương đương giảm 16,11% so với năm 2003.

· Sản lượng mực:

Sản lượng mực năm 2005là 346,49 tấn tăng 113,70 tương đương tăng 48,84% so với năm 2004. Năm 2004 sản lượng mực là 232,79 tấn giảm 55,85 tấn tương đương giảm 19,35% so với năm 2003.

· Sản lượng bạch tuộc: năm 2003,2004 không có mặt hàng này, chỉ có năm 2005 sản lượng tiêu thụ là 16,18 tấn.

· Sản lượng chả giò:

Năm 2005: sản lượng chả giò là 123,42 tấn giảm 16,87 tấn tương đương giảm 12,03% so với năm 2004. Năm 2004 sản lượng chả giò là 140,29 tấn tăng 10,77 tấn tương đương tăng 8,32% so với năm 2003

· Sản lượng ghẹ:

năm 2005: sản lượng ghẹ là 7,34 tấn giảm 5,35 tấn tương đương giảm 42,16% so với năm 2004. Năm 2004: sản lượng ghẹ là 12,69 tấn giảm 22,91 tấn tương đương giảm 64,35% so với năm 2003.

· Sản lượng mặt hàng khác:

Năm 2005: sản lượng mặt hàng khác là 147,73 tấn giảm 327,32 tấn tương đương giảm 68,90%. Năm 2004; sản lượng mặt hàng khác là 475,05 tấn tăng 126,14 tấn tương đương tăng 36,15% so với năm 2003.

81

quan tâm vì thủy sản mang tính mùa vụ, nên sản xuất các mặt hàng khác để đảm bảo sản xuất được diễn ra liên tục.

Nhìn chung các mặt hàng năm 2005 giảm là do sản lượng thu mua nguyên liệu trong năm nay bị giảm hơn.

v Cơ cấu sản phẩm theo giá trị B ảng 21: cơ cấu sản phẩm theo giá trị Đvt: 1,000USD. Chênh lệch 2004/2003 Chênh lệch 2005/2004 Mặt hàng Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 +/- % +/- % Tôm 10.627,99 11.034,92 11.115,73 406,93 3,83 80,81 0,73 Mực 1.300,22 1.047,89 1.841,07 -252,33 -19,41 793,18 75,69 Bạch tuộc - - 79,72 - - 79,72 - Chả giò 547,23 602,22 612,89 54,99 10,05 10,67 1,77 Ghẹ 254,08 92,61 69,71 -161,47 -63,55 -22,90 -24,73 Mặt hàng khác 1.207,53 804,54 419,60 -402,99 -33,37 -384,94 -47,85 Tổng cộng 13.937,05 13.582,18 14.138,72 -354,87 -2,55 556,54 4,10

Qua bảng ta thấy giá trị các mặt hàng tăng qua các năm trong đó mặt hàng tôm là mặt hàng chủ lực của công ty: giá trị tiêu thụ từ mặt hàng này là cao nhất sau đó đến mặt hàng mực. Các mặt hàng khác chiếm tỷ lệ không cao nhưng phải sản xuất vì để quá trình sản xuất được đảm bảo tính liên tục.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Hải sản Nha Trang (Trang 74)