II. Thực trạng về hoạt động sản xuấtkinh doanh của Công ty cổ phần hải sản Nha Trang.
a. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô.
v Yếu tố kinh tế.
Các yếu tố kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự vận động phát triển của thị trường. Sự tác động của các nhân tố kinh tế có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến diễn biến cung cầu và quan hệ thị trường.
Nói đến môi trường kinh tế trước hết phải nói đến tốc độ tăng trưởng kinh tế: trong những năm gần đây cùng với sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường, phát triển đa dạng hóa các thành phần kinh tế đã làm cho nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển đáng kể. Là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2005 là 8,4% và dự kiến năm 2006 sẽ ổn định ở mức 8%. Tốc độ tăng trưởng nhanh, nền kinh tế trở nên sôi động, quan hệ buôn bán giữa các nước ngày càng được mở rộng và nâng lên một tầm cao mới cả về số lượng lẫn chất lượng. Chính điều đó đã tạo điều kiện cho Công ty tiếp cận nhiều bạn hàng mới, quan hệ với nhiều nhà cung ứng, thu hút nhiều nhà đầu tư tăng thêm vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường.
Cùng với sự phát triển chung của các ngành kinh tế thì ngành thủy sản việt nam không ngừng thay đổi để tự hoàn thiện mình. Từ một lĩnh vực chưa được chú
49
ngạch xuất khẩu năm 2005 là 2.739 tỷ usd tăng 14% so với năm 2004 và kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng trong những năm tiếp theo.
Bên cạnh sự tăng trưởng ổn định ở trong nước thì khi kinh doanh ở nước ngoài doanh nghiệp cần phải xem xét những đòi hỏi mà thị trường các nước yêu cầu. Nhu cầu thủy sản ngày càng tăng nhưng bên cạnh đó là những đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng, bảo vệ môi trường sự biến động của tài chính thế giới… khi đã am hiểu các thông lệ buôn bán quốc tế điều đó sẽ tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu của mình.
Như vậy, nền kinh tế ổn định tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển và nhu cầu tiêu dùng ngày càng nhiều, đa dạng đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Chính vì vậy, đã tạo ra sự cạnh tranh vô cùng gay gắt giữa các doanh nghiệp.
v Yếu tố về chính trị, pháp luật.
Tình hình chính trị nước ta trong thời gian qua rất ổn định là điều kiện thuận lợi để khách hàng từ nước ngoài tin tưởng, yên tâm đặt quan hệ mua bán và đầu tư vào Việt Nam từ đó tạo cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp. Và hiện nay thủy sản Việt Nam đã có mặt tại 108 quốc gia.
Thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và ngày càng nhận được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước thông qua việc đầu tư xây dựng các chương trình nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu của ngành.
Nhằm giải quyết việc làm cho lao động nữ, nhà nước đã ban hành chính sách giảm thuế cho các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ. Đây là điều vô cùng thuận lợi cho các doanh nghiệp vì phần lớn lao động thủy sản là lao động nữ công việc không nặng nhọc nhưng yêu cầu sự khéo léo, kiên trì.
Bên cạnh đó, việc nâng cao năng lực chế biến thủy sản xuất khẩu đã đóng góp tích cực cho xuất khẩu thủy sản. Để đối phó với diễn biến phức tạp trên thị trường thủy sản thế giới, bộ thủy sản đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu đã chủ động xâm nhập thị trường, tích cực đầu tư đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, thực hiện nghiêm túc các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm từng bước xâm nhập vào thị trường thủy sản thế giới.
Sự ổn định chính trị trong nước chỉ là một phần tạo nên sự thành công cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Ngoài ra còn phải xem xét về tình hình chính trị của các nước mà doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm của mình cũng như tình hình thế giới. Một chế độ chính trị bất ổn định sẽ là rủi ro tiềm ẩn đối với doanh nghiệp khi xuất khẩu của mình sang thị trường đó. Vì vậy, doanh nghiệp phải xem xét thật kỹ lưỡng các yếu tố trên để kinh doanh có hiệu quả.
v Yếu tố văn hóa xã hội.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn gắn chặt và chịu sự tác động của yếu tố xã hội: thu nhập bình quân, thị hiếu tiêu dùng, lực lượng lao động, cơ cấu dân số, phong tục tập quán…
Nền kinh tế ngày càng phát triển, xu hướng người tiêu dùng chuyển sang sử dụng sản phẩm thủy sản thay vì sử dụng thịt ngày càng tăng. Vì sản phẩm thủy sản có rất nhiều ưu điểm như: giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng mỡ và cholesteron trong sản phẩm thủy sản ít hơn nhiều so với thịt. Bên cạnh đó sản phẩm thủy sản còn hạn chế nguy cơ một số bệnh tim mạch, béo phì, bướu cổ. Chính vì vậy, sản phẩm thủy sản ngày càng có nhu cầu lớn, thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng không ngừng.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều phải gắn liền với phong tục tập quán, thói quen, hành vi tiêu dùng, qui mô dân số ở địa phương đó. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp không phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng thì sẽ không tiêu thụ được. Vì vậy Công ty phải nghiên cứu kỹ các đặc điểm về môi trường, văn hóa, xã hội và dân cư của các nước, các địa phương. Đây là yếu tố rất quan trọng góp phần tạo sự thành công hay thất bại của các doanh nghiệp.
v Yếu tố tự nhiên.
Nước ta có chiều dài biển trên 3.200 km, vùng đặc quyền kinh tế khoảng 1 triệu km2, thềm lục địa lớn cùng với hệ thống sông ngòi dày đặc nhiều đầm phá ước lượng khoảng 40.000 ha, tiềm năng nguồn lợi thủy sản ngày càng phong phú, đa dạng trữ lượng lớn ước tính khoảng 2.759 triệu tấn với 1.260 loài cá trong đó có trên 100 loài có giá trị kinh tế cao với nhiều loài thủy sản có giá trị cao khác. Đây là nguồn lợi cho sự phát triển khai thác đồng thời là nguồn nguyên liệu cho chế biến.
51
nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường. Vì vậy, nguồn lợi không đảm bảo cho chế biến cả về số lượng lẫn chất lượng.
Bên cạnh đó ngành thủy sản hoạt động mang tính mùa vụ, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên nên ở tình trạng bị động, có lúc thì nguyên liệu về dồn dập không kịp xử lý, có lúc thì thiếu nguyên liệu để sản xuất. Mặt khác do nguyên liệu bị hư hỏng, dễ bị thối rữa phân hủy. Điều này ảnh hưởng đến sự liên tục, nhịp nhàng trong quá trình sản xuất cũng như ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả sử dụng các yếu tố như lao động, vốn, máy móc thiết bị…
v Yếu tố công nghệ.
Đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Thực tế đã chứng minh, sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã tác động rất lớn đến tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân. Nó làm xuất hiện nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh cũ. Sự thay đổi này đem đến những thách thức cũng như những đe dọa đối với từng ngành, từng doanh nghiệp.
Có thể nói cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã tạo nên những thay đổi to lớn, tạo ra những bước đột phá về công nghệ trong lĩnh vực chế biến thủy sản. Nhờ có công nghệ mới mà Công ty đã tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn, giảm tỷ lệ phế phẩm, phế liệu trong quá trình sản xuất nhờ đó chi phí chế biến giảm. Đồng thời giúp Công ty đa dạng hóa sản phẩm phục vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước.