-Phân tích khả năng cạnh tranh: Sự dịch chuyển nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường của Nhà nước tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp ra đời. Cũng chính vì thế đã tạo ra sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp. Bên cạnh đó xu thế quốc tế hóa ngày càng sâu rộng đã làm cho sự cạnh tranh không chỉ giới hạn đối với các doanh nghiệp trong nước mà cả nước ngoài. Cạnh tranh gay gắt thể hiện trên hai phuơng diện của sản phẩm đó là: giá trị và giá trị sử dụng.
+ Khả năng cạnh tranh về phương diện giá: đây là vấn đề mà các đối thủ rất quan tâm, thông thường giá cả phù hợp với chất lượng sản phẩm. Công ty nào cũng muốn bán được nhiều hàng vì thế họ tiến hành hạ giá sản phẩm, công ty nào không hạ gía sẽ không bán được hàng. Điều đó làm cho lợi nhuận giảm xuống và lợi nhuận ngành cũng giảm xuống. Cạnh tranh về giá rất dễ bị đối thủ bắt chước. Vì vậy, đòi hỏi công ty phải đưa ra giá hợp lý để có thể cạnh tranh được mà vẫn có lời.
+ Khả năng cạnh tranh về giá trị sử dụng: thể hiện ở chất lượng sản phẩm, kiểu dáng, mẫu mã, hình thức bao bì, nhãn hiệu,…
Đối với từng khúc tuyến thị trường thì khả năng cạnh tranh về giá và giá trị sử dụng là khác nhau. Có thị trường coi trọng chất lượng sản phẩm và giá cả là biểu hiện giá trị cua nó thì doanh nghiệp đặt giá thấp lại không cạnh tranh được doanh nghiệp có giá cao hơn. Nhưng đối với thị trường họ cần những sản phẩm có chất lượng vừa phải, giá cả phải chăng thì doanh nghiệp nào có giá thấp hơn sẽ chiến thắng. vì thế mà doanh nghiệp cần xem xét kỹ nhu cầu thị trường là gì để sản xuất sản phẩm và định giá cho phù hợp đem lại hiệu quả cạnh tranh và lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
- Đánh giá khả năng cạnh tranh: các vấn đề trên đã nêu nên các nhân tố đánh giá khả năng cạnh tranh của một công ty. Đó là mô hình xem xét khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp dưới trạng thái động, nghĩa là khả năng này có thể thay đổi theo thời gian. Mô hình năng lực của M.Porter có giá trị trong việc định
hướng xây dựng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nhìn vào đó mà doanh nghiệp có thể đánh giá vị trí của mình trong nganh, xem xet tiềm năng thị trường, các mối liên hệ bên trong một nagnhf, cơ cấu ngành, các yếu tố sản xuất, chính sách của chính phủ và cơ hội kinh doanh để xây dựng những giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp trong từng giai đoạn, điều chỉnh nó hợp lý.