II. Thực trạng về hoạt động sản xuấtkinh doanh của Công ty cổ phần hải sản Nha Trang.
B. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô
v Khách hàng:
Khách hàng là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty. Sự tín nhiệm của khách hàng đối với công ty là tài sản có giá trị nhất. Để có sự tín nhiệm đó công ty phải biết thỏa mãn tốt nhu cầu khách hàng.
Đối với công ty khách hàng lớn nhất hiện nay là Nhật Bản, Mỹ, EU, Đài Loan… đối với bất ký công ty sản xuất hay kinh doanh thương mại thì việc tiêu thụ được nhiều sản phẩm hay không phụ thuộc vào khách hàng rất nhiều. Vì vậy, Công ty phải có các chính sách hợp lý để thiết lập mối quan hệ tốt với khách hàng.
v Các nhà cung cấp
Nhà cung cấp được coi là một áp lực đe dọa khi họ có khả năng tăng giá bán các yếu tố đầu vào hoặc giảm chất lượng các sản phẩm dịch vụ mà họ cung cấp. Qua đó làm giảm khả năng kiếm lợi nhuận của Công ty.
Nhà cung cấp bao gồm: nhà cung cấp nguyên liệu, nhà cung cấp tài chính, nhà cung cấp lao động. Cụ thể:
· Nhà cung cấp nguyên liệu:
Từ các nậu vựa, các đơn vị khác cung cấp nguyên liệu cho Công ty như: Cam Ranh, Ninh Hòa, Phú Yên, Quãng Ngãi, Ninh Thuận, các tỉnh Miền Tây… hay trực tiếp cử cán bộ thu mua của công ty đến trực tiếp thu mua tại các tỉnh Miền Tây. Nguồn nguyên liệu thường chịu sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp chế biến làm cho giá của nguyên liệu thủy sản lên xuống thất thường. Nguồn nguyên liệu thủy sản thường không có nguyên liệu thay thế do vậy vào thời điểm khan hiếm đòi hỏi Công ty đôi khi phải nâng cao giá hơn đối thủ cũng như phải thiết lập mối quan hệ tốt đối với các nhà cung cấp để thu mua đủ nguyên liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Từ ngư dân: thông thường công ty sẽ cung cấp các dụng cụ, yếu tố đầu vào cho ngư dân như: dầu, đá, trợ giá…để khi đánh bắt được họ sẽ đem bán cho công ty, thường thì khả năng nâng giá không lớn lắm nhưng do phương pháp bảo quản còn thô sơ nên làm cho chất lượng hàng thủy sản không cao và không đều. Mặt khác nguồn nguyên liệu này thường không ổn định, không đều.
· Nguồn cung cấp lao động: nguồn nhân lực trong vùng khá dồi dào nhưng để thu hút lượng lao động có tay nghề cao còn chưa nhiều. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu cho sản xuất buộc doanh nghiệp phải tự đào tạo chiếm chi phí lớn, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để giữ được lực lượng lao động có tay nghề trong doanh nghiệp cần có chính sách, các chế độ hợp lý để họ làm việc tốt, không chuyển sang công ty khác. Đây cũng là một khó khăn lớn buộc công ty phải xem xét vì mức lương mà công ty trả cho công nhân chưa hấp dẫn so với các công ty chế biến khác như: Suối Dầu, F17, Đại Thuận,…
· Nhà cung cấp tài chính
Việc vay vốn của ngân hàng là hình thức huy động vốn chủ yếu của các đơn vị kinh doanh nói chung và công ty nói riêng, khi mà nhu cầu vốn ngày càng trở nên bức xúc trong điều kiện cạnh tranh gay gắt mà nguồn vốn tích lũy của bản thân còn eo hẹp. Với sự quan tâm đặc biệt của chính phủ đối với việc phát triển ngành khai thác và chế biến các sản phẩm thủy sản cho nên việc vay vốn của ngân hàng đối với
53
kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như thực hiện các mục tiêu chiến lược đã đề ra của công ty.
v Các đối thủ cạnh tranh.
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một quy luật tất yếu. Nếu các đối thủ cạnh yếu hơn công ty, công ty sẽ có cơ hội tăng giá bán và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Ngược lại khi các đối thủ cạnh tranh hiện tại mạnh hơn thì sự cạnh tranh về giá là đáng kể. Nọi sự cạnh tranh về giá đều dẫn đến tổn thất. Thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ngày càng có nhiều doanh nghiệp chế biến ra đời tạo nên sự phong phú, đa dạng nhưng cũng tạo nên một sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt. Các doanh nghiệp không chỉ phải đối mặt với sự cạnh tranh trong nước mà còn cả ở nước ngoài.
· Các đối thủ cạnh tranh trong nước:
Năm 2005, cả nước đã có 439 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu. Trong đó có 171 doanh nghiệp được xếp vào danh sách xuất khẩu vào EU, 300 doanh nghiệp áp dụng chương trình quản lý HACCP, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường mỹ, 222 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc, 295 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.( Nguồn: trung tâm tin học bộ thủy sản).
Vì vậy sự cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt trên cả thị trường tiêu thụ lẫn thị trường nguyên liệu. Hàng thủy sản đang gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ do gặp phải những rào cản thuế quan và phi thuế quan của thị trường các nước nhập khẩu. Mà sản phẩm hầu hết là sản phẩm thô, giá trị gia tăng không cao trong khi nhu cầu của khách hàng ngày càng cao. Bên cạnh đó, Công ty còn gặp khó khăn từ chính thị trường nguyên liệu đầu vào: nguyên liệu thủy sản ở vùng biển Miền Trung ngày càng khan hiếm thế nhưng có rất nhiều doanh nghiệp thủy sản trong tỉnh, các tỉnh lân cận như: Vũng Tàu, Ninh Thuận, Phú Yên, TpHCM... Cũng có mặt tại thị trường này để thu mua vì vậy để đủ nguyên liệu cho sản xuất công ty phải tiến hành thu mua ở các tỉnh miền tây làm cho chi phí tăng.
Hoạt động thủy sản mang tính mùa vụ, do đó vào thời điểm không phải mùa vụ nguyên liệu đầu vào rất khan hiếm. Lúc này sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt. Vì vậy, sự am hiểu các đối thủ cạnh tranh là rất quan trọng, là tiền đề để các nhà quản trị đưa ra các chiến thuật, chiến lược cạnh tranh nhằm giữ vững và phát
triển vị trí của công ty trên thị trường. Công ty phải biết giữ vững các mối quan hệ cũ, tích cực tìm kiếm bạn hàng mới và phải đáp ứng nhu cầu của nhà cung cấp.
· Các đối thủ cạnh tranh ngoài nước.
Nhìn chung Công ty có chung số phận với toàn ngành thủy sản việt nam. Đó là do: các sản phẩm của doanh nghiệp việt nam có đặc điểm là: chưa kiểm soát tốt dư lượng kháng sinh trong hàng hoá, chất lượng sản phẩm chưa thực sự có ưu thế rõ rệt trên thị trường thế giới; năng suất lao động thấp,giá trị gia tăng sản phẩm trong tổng giá trị của sản phẩm nói chung còn thấp hơn nhiều so với mức trung bình thế giới. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thường để mất thị trường do cách làm ăn chụp dật lúc đầu mới tạo lập thì trường là sản phẩm tốt nhưng khi đã có thị trường rồi thì họ lại không đảm bảo lượng hàng như ban đầu và làm mất dần uy tín với khách hàng. Vì vậy, thường bị ép giá và đánh thuế cao hơn sản phẩm của các nước khác trong khu vực như: Thái Lan, Inđônêxia, Philipin, Trung Quốc... Sản lượng thủy sản Việt Nam trên toàn thế giới nhìn chung thấp nhưng ở một số thị trường như: Nhật Bản và EU lại chiếm một con số đáng kể.
Sự cạnh tranh ở thị trường trong nước đã khốc liệt nhưng sự cạnh tranh trên thị trường thế giới thì mức độ khốc liệt còn quyết liệt hơn. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp việt nam cần liên kết với nhau để cùng bảo vệ quyền lợi chung.