Nhóm giải pháp về hoạt động tuyên truyền quảng bá thu hút

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật múa rối nước ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 104)

khách du lịch

Hiện nay, từ các cấp quản lý Nhà nước về hoạt động múa rối nước đến các địa phương, cơ sở cụ thể đã có những hướng đi tích cực cho hoạt động xúc tiến, quảng bá vai trò của nghệ thuật múa rối nước trong và ngoài nước. Đó là các liên hoan toàn quốc về múa rối nói chung, múa rối nước nói riêng, như sự thành công của liên hoan múa rối dân gian toàn quốc lần thứ nhất tại Hải Dương tháng 6/2011 vừa rồi. Bên cạnh đó, việc tích cực tham gia vào các kỳ liên hoan múa rối quốc tế và đăng cai tổ chức liên hoan múa rối quốc tế lần thứ II (9/2009). Trong dự kiến gần nhất, Việt Nam sẽ tham dự liên hoan múa rối quốc tế lần thứ III tại Thành Đô Trung Quốc (6/2012). Thông qua các hoạt động này, nghệ thuật múa rối nước dần dần được xã hội hóa, và khẳng định vai trò của mình trong đời sống xã hội. Về phương diện đối ngoại, hình ảnh múa rối nước đặc biệt là múa rối nước Việt Nam được biết đến rộng rãi, đồng thời làm cho hình ảnh Việt Nam, đặc biệt là du lịch Việt Nam trở nên đặc biệt.

Bên cạnh đó, việc xây dựng cho mình những hướng đi riêng dựa trên thế mạnh riêng của từng đơn vị cũng sẽ làm tăng hiệu quả. Ví dụ như việc xây dựng website riêng với nhiều ngôn ngữ, xây dựng nội dung sinh động, cung cấp các tiết mục đặc sắc, nguyên bản với cung cách phục vụ chuyên nghiệp có thể làm tăng tính biết đến, và tăng đơn đặt hàng từ các đơn vị du lịch, hoặc trực tiếp từ khách hàng là những tổ chức giáo dục, khoa học hay khách du lịch thuần túy…Hiện nay, các đơn vị múa rối chuyên nghiệp đã đang làm tương đối tốt vấn đề này, một số phường rối như Đào Thục, Đồng Ngư đang tiến hành tự mình vận động năng động và bước đầu có những tín hiệu khả quan.

Đối với du khách, một khi đã chuẩn bị tốt các khâu như tổ chức quản lý, nguồn nhân lực và hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến hiệu quả, chắc chắn du khách sẽ đón nhận nồng nhiệt. Tuy nhiên, do đặc thù khác biệt về độ tuổi, giới tính, thị hiếu và sở thích cá nhân, đặc biệt là rào cản về ngôn ngữ, nên việc tuyên truyền và đón tiếp cần có những cách đi hiệu quả hơn nữa để phổ cập hóa giá trị của nghệ thuật múa rối nước đối với du khách.

Đề xuất với các sân khấu múa rối chuyên nghiệp: Dùng con rối lưu niệm tặng cho du khách là trẻ em. Chi phí được lấy từ vé của trẻ em. Hiện nay các sân khấu rối nước thu phí trẻ em bằng người lớn. Với mỗi con rối có kích thước khoảng 12cm, có thể cử động tay hoặc đầu được nhập từ khu vực Hà Nội (Hà Tây cũ) có giá 20,000, bán ra thị trường 50,000 – 60,000. Thông thường số lượng trẻ em trong đoàn chiếm tỷ lệ nhỏ. Nhưng đây lại là đối tượng đặc biệt thích thú với múa rối nước và được du khách người lớn rất quan tâm. Hiện nay các công ty du lịch đều có hình thức lưu niệm cho du khách. Sân khấu múa rối nên học hỏi hình thức này.

Đối với sân khấu múa rối truyền thống: Việc tặng lưu niệm cho du khách sẽ tốn kém chi phí trong khi lượng khách không thường xuyên. Tác giả kiến nghị phối hợp với công ty du lịch chụp ảnh lưu niệm cùng với nhóm khách. Sau đó đưa lên nội dung trang tin điện tử làm tư liệu quảng bá hình ảnh. Cùng với đó, lấy thông tin địa chỉ thư điện tử và gửi cho du khách, hoặc gửi đường dẫn cho du khách lên trang tin điện tử xem và tải về. Như vậy, cùng với một nội dung, khách du lịch, công ty lữ hành và các phường rối nước có thể cùng quảng bá cho hình ảnh múa rối nước.

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật múa rối nước ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)