Sản phẩm phục vụ phát triển Du lịch của các điểm tham quan

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật múa rối nước ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 76)

Các điểm tham quan có cơ cấu tổ chức – quản lý, cơ sở vật chất – kỹ thuật, nhân lực, sản phẩm, và phương hướng tuyên truyền quảng bá cho hoạt động của du lịch, điểm tham quan của mình gần giống với các sân khấu múa rối chuyên nghiệp về độ bài bản và chuyên nghiệp. Ngoài ra, với tính chất múa rối nước là một bộ phận trong hệ thống các hạng mục, việc bố trí nhân lực, quảng bá…có quy mô, mức độ đầu tư về vật chất và tinh thần nhỏ hơn sân khấu múa rối chuyên nghiệp. Ngược lại, các đơn vị múa rối dân gian được bê nguyện vẹn từ đồng quê lên sân khấu. Như vậy, đây là nơi sự pha trộn giữa cái nguyên gốc, mộc mạc của sân khấu múa rối truyền thống, trong không gian gần với nơi xuất phát nhất. Bên cạnh đó, có sự tham gia tư vấn, hoàn thiện và đổi mới của khu du lịch, điểm tham quan. Ví dụ, tại bảo tàng dân tộc học, các chuyên gia có tư vấn về giao tiếp, giao lưu với khán giả; có giới thiệu bằng ngoại ngữ (tiếng Anh) thu hút du khách nán lại buổi biểu diễn, hiểu về nguồn gốc, phường biểu diễn và nội dung các tiết mục, đem lại hiệu quả cao hơn.

Mặc dù có sự khác biệt nhất định, song khi đề cập tới việc xây dựng múa rối nước trở thành sản phẩm phục vụ phát triển du lịch, không thể không nhắc tới vai trò quan trọng của việc bán các sản phẩm múa rối nước cho du khách với hình thức quà lưu niệm. Hiện nay, hệ thống sản phẩm quà lưu niệm rối phong phú về mẫu mã, mô phỏng các nhân vật rối. Hệ thống trưng bày chủ yếu tại các sân khấu múa rối chuyên nghiệp và các điểm tham quan.

Ngoài ra, tại các cửa hàng lưu niệm chuyên phục vụ cho khách du lịch như khu vực phố cổ, các cửa hàng lưu niệm trong các khách sạn…cũng có bày bán. Tuy nhiên, phổ biến nhất là các con rối có kích thước nhỏ, chất liệu gỗ không nhất thiết từ gỗ sung, mà nhiều loại gỗ khác được tận dụng trong quá trình làm mộc, làm rối biểu diễn. Hiện nay, các nguồn nhập buôn chủ yếu từ các làng mộc khu vực Hà Tây (cũ). Giá bán ra từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn. Với những khách hàng có yêu thích đặc biệt, nhu cầu tìm hiểu và mua những con rối thực sự đầu tư về chiều sâu, có thể liên hệ đặt hàng các nghệ nhân rối với giá lên tới vài triệu (vài trăm đô la Mỹ) tùy theo nhu cầu. Những con rối này có kích thước lớn hơn, được làm đúng quy trình và chất liệu, thậm chí có thể đem ra biểu diễn.

Bên cạnh đó, một số ấn phẩm về nghệ thuật múa rối nước bằng ngôn ngữ tiếng Việt và ngoại ngữ (tiếng Anh) được xuất bản và bày bán tại các trung tâm thông tin du lịch, các điểm tham quan có đông du khách như bảo tàng Dân tộc học…góp phần quảng bá hình ảnh múa rối nước hơn nữa. Các ấn phẩm này thường được trình bày trên chất lượng giấy tốt, nhiều hình ảnh trực quan, màu sắc phong phú, đẹp, kích thước, độ dày vừa phải, nội dung ngắn gọn, súc tích nhưng đầy đủ, thuận tiện cho việc đóng gói, vận chuyển. Giá bán trên dưới một trăm nghìn đồng (4 – 6 đô la Mỹ). Du khách quan tâm và yêu mến có thể tùy ý lựa chọn.

Như vậy, bằng các sản phẩm biểu diễn, lưu niệm, ấn phẩm (tờ rơi, tập gấp, sách…), múa rối nước đã được bạn bè năm châu lưu giữ như một hình ảnh văn hóa đặc trưng của Việt Nam. Đó là ấn tượng về hình ảnh, âm thanh

những buổi biểu diễn, những thước phim, bức ảnh, dòng chữ, và vật phẩm về múa rối nước. Múa rối nước theo chân du khách quốc tế về miền đất xa xôi, truyền tải một Việt Nam sống động, yên bình, giàu truyền thống văn hóa và hiếu khách. Cùng một lúc, chúng ta đã xuất khẩu tại chỗ múa rối nước, mang lại hiệu quả kinh tế và văn hóa đáng kể.

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật múa rối nước ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)