0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Hoạt động tuyên truyền, quảng bá thu hút khách du lịch tại sân

Một phần của tài liệu KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ VIỆT NAM PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH (Trang 81 -81 )

sân khấu rối nước truyền thống

Các phường rối nước dân gian với nhiệm vụ chính là phục vụ nhu cầu xem múa rối nước của nhân dân tại địa phương vào dịp lễ hội của làng. Lễ hội diễn ra mỗi năm chỉ một lần. Đến hẹn lại lên, ngày hội quê hương luôn có múa rối nước trên chính ao làng, thủy đình trong khuôn viên đình làng, người dân được sống lại không khí thiêng liêng như nó vốn có. Mặc dù vậy, bởi không phải làng nào cũng có rối nước, nên hết kỳ hội làng mình, các nghệ nhân lại khăn gói lên đường đến với các hội làng bạn. Họ diễn hay, họ diễn đặc sắc, có người đến xem hội làng mình thấy yêu quý, thế là mời cho bằng được phường rối, gánh rối về diễn cho dân làng bên cạnh xem. Đó chính là cách quảng cáo của dân gian, mà ngày nay kinh doanh hiện đại vẫn áp dụng: “tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa” hay “hữu xạ tự nhiên hương”.

Bên cạnh đó, do nhu cầu và xu hướng của cuộc sống mới năng động, các phường rối nước dân gian cũng tự trang bị cho mình những kiến thức công nghệ và kinh nghiệm tồn tại mới, đó là nhờ vào sự phát triển của công nghệ thông tin, truyền thông, internent…Có thể thấy qua hai điển hình là phường rối Thanh Hải và phường rối Đào Thục.

Hiện nay phường rối nước nhờ sự năng động của các thành viên, đặc biệt là người trưởng phường, kết hợp với việc mở hẳn một đơn vị kinh doanh. Điển hình như “công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên múa rối nước Thuận Thành” của ông Nguyễn Thành Lai, trưởng phường rối nước Đồng Ngư. Các thành viên trong phường ngoài lịch diễn chính thức từ khách hàng, thời gian còn lại được vận động kết hợp hoạt động có hạch toán. Và phường có lịch biểu diễn tương đối dày đặc và đều giữa các mùa, tháng trong năm. Chủ yếu là diễn tại các điểm bảo tồn văn hóa như bảo tàng Dân tộc học, khu du lịch sinh thái Minh Hải, Việt Phủ Thành Chương…

Quý III năm 2011 doanh nghiệp múa rối nước Thuận Thành dự kiến sẽ đi biểu diễn lưu động thử nghiệm tại các địa phương ở miền Bắc. Giá vé được niêm yết là 10,000/vé giành cho người lớn và 5,000/vé giành cho trẻ em dưới 12 tuổi. Số khán giả dự kiến khoảng 200 người đổ lại, được quây bạt xung quanh bể diễn. Số thành viên, các vật dụng biểu diễn lưu động được tinh giảm tối đa nhằm tiết kiệm chi phí sinh hoạt, vận chuyển. Dự kiến mỗi địa phương sẽ lưu diễn 02 đêm (tại các đơn vị hành chính cấp huyện, thị trấn, nơi tập trung đông dân cư). Việc tuyên truyền được thực hiện theo hình thức sử dụng phương tiện cá nhân loan báo. Hi vọng dự kiến này sẽ thu hút được sự quan tâm của dân chúng như đã từng thử nghiệm thành công đối với phường rối Nghĩa Trung (Nam Định).

Đồng thời, cùng với lợi thế vùng đất Kinh Bắc giàu truyền thống văn hóa và hệ thống các di tích lịch sử phong phú, nổi bật, rối nước Đồng Ngư hi vọng sẽ được biểu diễn phục vụ du khách ngay chính tại quê nhà. Hiện nay, phường đang phối hợp với nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, làng tranh Đông Hồ tổ chức biểu diễn định kỳ không thu phí của khách (thực chất là được hỗ trợ một phần kinh phí từ chủ nhà). Hoặc theo yêu cầu có thu phí cho du khách tham quan làng tranh Đông Hồ. Theo đó, mở ra định hướng có thể biểu diễn cho du khách tại các điểm tập trung thu hút khách du lịch gần địa phương như chùa Dâu, chùa Bút Tháp…là những điểm du lịch quan trọng ằm trên tyến du

lịch thường xuyên có khách tham quan của các đơn vị lữ hành quốc tế chuyên về du lịch văn hóa như Du lịch đỉnh cao Á Châu (Asia Top Travel), Vidotour, Du lịch du lịch đường mòn Châu Á (Asian Trails), Buffalo tours…

Cũng như phường rối Đồng Ngư, phường Đào Thục không ngừng cải thiện và chăm lo phát triển. Tiêu chí đầu tiên là thành lập website cung cấp toàn bộ thông tin về lịch sử, thực trạng, sản phẩm của phường. Hoạt động quản trị được theo dõi và cập nhật thường xuyên. Từ năm 2002, chính thức mang tên Phường múa rối nước dân gian Đào Thục, phường đã đi biểu diễn không chỉ khắp các tỉnh thành trong nước mà còn đi tới nhiều nước Đông Âu, Tây Âu và nhiều quốc gia khác trên thế giới…Vài năm trở lại đây, các công ty du lịch thường xuyên đưa về làng Đào Thục những đoàn, du khách quốc tế. Có đoàn trên dưới 40 du khách, đủ quốc tịch Pháp, Mỹ, Anh, Đức, Canada... Họ xem múa rối dân gian giữa không gian tự nhiên, giao lưu với nghệ nhân, thăm đình chùa và mua sắm đồ lưu niệm... Đến với cái nôi của Nghệ thuật dân gian để cảm nhận trong bầu không khí làng quê, như thế mới thấy hết được cái kỳ thú, chân thực của văn hóa truyền thống. Tuyến tham quan Đào Thục chủ yếu đến từ các đoàn khách chuyên về văn hóa, hoặc trên đường ra sân bay Nội Bài trong lúc chờ chuyến bay quốc tế (ban đêm) để về nước.

Cho đến nay, phường rối Đào Thục đã có bề dày gần 300 năm với bao biến cố thăng trầm của lịch sử. Phường cũng có thời gian dài ngừng hoạt động vì hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, nhưng nghệ thuật rối nước cổ truyền vẫn không hề mai một.

Một phần của tài liệu KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ VIỆT NAM PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH (Trang 81 -81 )

×