2.1.2.1.Cơ quan quản lý Nhà nước
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật.
Trong số các đơn vị và thành viên trực thuộc, hai đơn vị liên quan trực tiếp đến việc quản lý hoạt động nghệ thuật múa rối nước, là Cục Di sản và Cục Nghệ thuật biểu diễn.
Cục nghệ thuật biểu diễn là cơ quan của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý Nhà nước về nghệ thuật biểu diễn, hoạt động sản xuất, phát hành băng, đĩa ca múa nhạc sân khấu; được Bộ trưởng giao trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động phát triển sự nghiệp nghệ thuật biểu diễn trong cả nước theo đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Các nhiệm vụ chính bao gồm:
Trình Bộ trưởng chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về nghệ thuật biểu diễn.
Trình Bộ trưởng quy định điều kiện cho tổ chức và cá nhân trong nước liên doanh, liên kết, hợp tác với nước ngoài về nghệ thuật biểu diễn; kế hoạch tài trợ, đặt hàng sáng tác, dàn dựng chương trình, tiết mục, vở diễn mới có sử dụng ngân sách nhà nước đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật.
Cấp giấy phép công diễn chương trình, vở diễn cho đơn vị nghệ thuật; cơ sở đào tạo nghệ thuật; hội nghề nghiệp; các tổ chức kinh tế - xã hội thuộc Trung ương. Hướng dẫn và kiểm tra việc cấp giấy phép công diễn chương trình, vở diễn thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
Xây dựng kế hoạch hợp tác, giao lưu về nghệ thuật biểu diễn với các quốc gia, các tổ chức quốc tế và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
Đề xuất với bộ trưởng cử các nghệ sĩ, ban, nhóm, đoàn nghệ thuật đi biểu diễn ở nước ngoài hoặc tham gia các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật quốc tế.
Thẩm định các chương trình, dự án do nước ngoài tài trợ cho lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và tổ chức thực hiện theo quyết định của bộ trưởng.
Định hướng cho các đơn vị nghệ thuật Trung ương nghiên cứu, sưu tầm, giữ gìn và phát huy vốn nghệ thuật truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa nghệ thuật của các nước trên thế giới để xây dựng tiết mục, vở diễn phục vụ khán giả trong và ngoài nước.
Giúp bộ trưởng quản lý nhà nước về nội dung hoạt động của các hội, tổ chức phi chính phủ về nghệ thuật biểu diễn theo quy định của pháp luật.
Phối hợp xây dựng cơ chế hoạt động của tổ chức dịch vụ công, phí, lệ phí về lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định.
Cục Di sản văn hóa là cơ quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về di sản văn hóa, được bộ trưởng giao trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá trong phạm vi cả nước theo đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước.
Các nhiệm vụ chính bao gồm:
Trình bộ trưởng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, tham gia dự thảo, đàm phán điều ước quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Trình bộ trưởng chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Thẩm định trình bộ trưởng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể đăng ký với tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên hợp quốc đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tổ chức thực hiện, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các công ước quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa mà Việt Nam là thành viên.
Hướng dẫn hoạt động phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy di sản văn hóa cho các tổ chức, cá nhân trong cả nước.
Thẩm định trình bộ trưởng phê duyệt dự án, thành lập và xếp hạng các bảo tàng, quản lý hoạt động các bảo tàng.
2.1.2.2. Các tổ chức xã hội
Liên chi hội múa rối Việt Nam (Unima Việt Nam)
Liên chi hội múa rối thế giới: UNIMA (Union Internationale de la Marionnette - International Puppetry Association) là một tổ chức phi chính phủ, thành viên của tổ chức UNESCO (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization - tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên hiệp quốc). Tổ chức này được thành lập năm 1929 tại Prague, cộng hòa Czech. Trong cùng một năm, UNIMA tổ chức họp báo tại Paris. Cho đến nay, tổ chức này đã có 75 thành viên trực thuộc. Trụ sở đóng tại 10, Cours Aristide BRIAND - B.P. 402 - 08107 Charleville-Mézières – Pháp.
Điện thoại : +33 (0)3 24 32 85 63 - Fax : +33 (0)3 24 32 76 92 Website: http://www.unima.org
Email: president@unima.org/Email General Secretary: sgi@unima.org Các kỳ đại hội của hiệp hội múa rối thế giới được tổ chức bốn năm một lần thông qua các các liên hoan múa rối thế giới. Đến nay, họ đã tổ chức thành công 20 kỳ liên hoan tại rất nhiều thành phố thuộc các quốc gia như Washington DC (Mỹ), Munich (Đức), Moscow (Nga), Tokyo and Osaka (Nhật Bản), Charleville-Mézières (Pháp), Ljubljana (Slovenia), Budapest (Hungary), Magdeburg (Đức), Rijeka (Croatia), Perth (Australia)...Năm 2012, đại hội lầ và liên hoan múa rối quốc tế lần thứ 21 sẽ diễn ra tại Thành Đô (Trung Quốc), từ ngày 29/05 đến 02/06. Việt Nam có 02 thành viên tham dự liên hoan. Theo ông Nguyễn Trung Lương – chủ tịch liên chi hội múa rối UNIMA Việt Nam, thành viên lần này đến từ đoàn múa rối Hải Phòng.
Liên chi hội múa rối Việt Nam tập hợp các chi hội thành viên là các phường rối nước dân gian, phường rối cạn dân gian và các đơn vị rối chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Liên chi hội là quy tụ và thiết lập các mối quan hệ tương trợ lẫn nhau về nghề nghiệp và kinh nghiệm giữa các nhà hát, phường rối cổ truyền và các đội múa rối cũng như giữa các nghệ sĩ múa rối; tập trung động viên các nghệ sĩ sáng tạo những tác phẩm có nội dung sâu sắc, tính nghệ thuật cao, đào tạo nâng cao tay nghề sáng tạo và bồi dưỡng các tài năng trẻ, đồng thời tăng cường tổ chức cho các đơn vị nghệ thuật và phường rối giao lưu, học hỏi kinh nghiệm. Bên cạnh đó, Liên chi hội cũng dự định mở rộng thị trường múa rối ra quốc tế, tư vấn, trình Hội nghệ sỹ sân khấu và Cục nghệ thuật biểu diễn tổ chức các kỳ liên hoan múa rối và các đợt lưu diễn ở nước ngoài, và mời các đoàn múa rối nước ngoài đến biểu diễn tại Việt Nam.
Cả nước hiện có 04 nhà hát chuyên nghiệp với 196 nghệ sĩ, diễn viên, hai đoàn múa rối bán chuyên nghiệp, 03 đoàn rối cạn cổ truyền và 14 phường rối nước cổ truyền với trên 300 nghệ sĩ, nghệ nhân và các đội múa rối tại các địa phương trên toàn quốc.
Mặc dù vậy, hiện nay, liên chi hội múa rối Việt Nam không có địa điểm văn phòng cố định, hiện đang nhờ vào mối quan hệ cá nhân đóng tại Nhà hát múa rối Việt Nam. Việc thu phí sinh hoạt không đầy đủ và thiếu kinh phí cho các bộ phận như kế toán, marketing, đối ngoại để làm cầu nối các chi hội với các tổ chức có nhu cầu mời đi biểu diễn; kêu gọi, vận động tài trợ từ các tổ chức, cơ quan duy trì hoạt động của liên chi hội.
2.1.2.3. Các tổ chức phi chính phủ Quỹ Việt Nam – Thụy Điển
Quỹ văn hóa Việt Nam – Thụy Điển thuộc chương trình hợp tác nghiên cứu Việt Nam – Thụy Điển giai đoạn 1-1-2004 đến 31-12-2007, đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Với 10 triệu Curon Thụy Điển (tương ứng với 1,5
triệu USD), quỹ có mục đích hỗ trợ các ý tưởng, đề tài nghiên cứu mới nảy sinh, có tính ứng dụng cao, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của quá trình phát triển, đặc biệt là các đề tài nghiên cứu liên ngành, liên quan tới các lĩnh vực công nghệ sinh học, nông nghiệp và phát triển nông thôn, y tế, văn hóa, xã hội.
Cơ quan chủ quản là Bộ Khoa học và Công nghệ (MOST). Cơ quan thực hiện tại Việt Nam: Văn phòng chương trình hợp tác nghiên cứu Việt Nam – Thụy Điển (PMU).
Thông tin liên hệ:
Văn phòng chương trình hợp tác nghiên cứu Việt Nam – Thụy Điển
Phòng 390, Khách sạn Hoà Bình, 27 Lý Thường Kiệt, Hà Nội Tel: 84-4-9362866 Fax: 84-4-9362867
Email: vnsarec.pmu@fpt.vn Website: http://www.sarec.gov.vn
Mục tiêu dự án
Về năng lực: Nâng cao năng lực quản lý của PMU/MOST nhằm giúp Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý chương trình hợp tác nghiên cứu Việt Nam - Thụy Điển theo đúng hiệp định đã ký giữa hai nước thực hiện trong giai đoạn từ 2004-2007.
Về nghiên cứu: Văn phòng chương trình được thành lập nhằm mục đích quản lý và điều phối các dự án trực thuộc chương trình hợp tác nghiên cứu Việt Nam – Thụy Điển, do đó sẽ không thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học.
Hoạt động chính
- Hỗ trợ các dự án phân bổ ngân sách 2004 – 2007, xây dựng các kế hoạch hoạt động và ngân sách cho từng năm;
- Ký hợp đồng và chuyển kinh phí cho các dự án theo kế hoạch đã được phê duyệt;
- Quản lý tài chính của chương trình; - Liên kết các dự án thuộc chương trình;
- Soạn thảo Sổ tay quản lý chương trình/dự án thuộc chương trình hợp tác nghiên cứu Việt Nam – Thụy Điển;
- Soạn thảo qui chế về quỹ nghiên cứu;
- Đóng vai trò là thư ký cho hội đồng tư vấn khoa học;
- Thường xuyên thực hiện các chuyến giám sát tới các dự án;
- Tổ chức các cuộc họp ban chỉ đạo, các cuộc họp điều phối viên tiểu chương trình;
- Tổ chức các cuộc họp lập kế hoạch thường niên, các đợt kiểm điểm năm giữa Việt Nam và Thụy Điển;
- Hỗ trợ công tác kiểm toán chương trình/dự án.
Nhân sự chủ chốt của dự án
1. Giám đốc dự án: ông Thạch Cần,
2.Phó Giám đốc dự án: ông Trần Dũng Tiến, 3.Cán bộ chương trình: ông Lục Gia Thái,
4.Kế toán chương trình: ông Nguyễn Phương Thắng.
Các kết quả đạt được:
Năng lực quản lý hành chính và tài chính của văn phòng PMU được tăng cường để có thể hỗ trợ một cách hiệu quả các dự án trong chương trình trong công tác lập kế hoạch, báo cáo, quản lý tài chính, giám sát thực hiện, kiểm toán, vv…đáp ứng được các qui định của chính phủ Việt Nam và tổ chức Sida/SAREC.
Tăng cường mối liên kết hợp tác giữa các đối tác Việt Nam và đối tác Thụy Điển tham gia chương trình nghiên cứu, giữa các cơ quan và tổ chức có liên quan của Việt Nam, giữa chương trình nghiên cứu với các dự án phát triển khác.
Các hướng dẫn về quản lý hành chính và tài chính dự án, hướng dẫn thực hiện quỹ nghiên cứu của chương trình.
Một số hoạt động đào tạo như lớp học, hội thảo về các chủ đề liên quan đến quản lý dự án và hoạt động điều phối, liên kết sẽ được PMU tổ chức cho các cán bộ có liên quan của các dự án trong chương trình.
Quỹ Ford
và được cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nội vào tháng 10 năm 1996. Trong những năm này quỹ đã phê duyệt hơn 625 dự án tài trợ, với tổng số tiền là 84.5 triệu đô la Mỹ, cho các tổ chức và cá nhân ở Việt Nam, cũng như cho các cơ quan nước ngoài hoạt động vì lợi ích của Việt Nam. Trong năm 2007, hoạt động tài trợ ở Việt Nam tổng cộng là 10 triệu đô la Mỹ. Quỹ tài trợ trong sáu lĩnh vực: tài chính phát triển; giáo dục và học thuật; môi trường và phát triển; hợp tác quốc tế; truyền thông, văn hoá và nghệ thuật; tình dục và sức khoẻ sinh sản.
Một môi trường nghệ thuật, văn hóa và truyền thông thịnh vượng là cần thiết đối với một xã hội giàu mạnh. Nằm trong sáng kiến tạo không gian giao thoa và biểu đạt sáng tạo, các chương trình tập trung vào xây dựng kiến thức trong lĩnh vực quản lý văn hoá nghệ thuật; tài liệu hoá và bảo tồn các truyền thống văn hoá nghệ thuật đa dạng của Việt Nam. Các tài trợ cho đại học Văn hoá Hà Nội và Trung tâm nghiên cứu, hỗ trợ và phát triển văn hóa; tài trợ thành lập quỹ di sản văn hoá phi vật thể cũng như việc hỗ trợ cho các tổ chức như Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đang giải quyết các vấn đề này thông qua các chương trình tài trợ nhỏ, triển lãm văn hóa sống và video do cộng đồng biên tập.
Sứ mệnh của Quỹ Ford:
- Tăng cường các giá trị dân chủ - Giảm nghèo đói và bất công - Phát triển hợp tác quốc tế
- Thúc đẩy thành tựu của con người
Địa chỉ liên hệ
Quỹ Ford
320 East 43rd Street, New York, NY 10017 USA
Website: www.fordfound.org Quỹ Ford Việt Nam
Tầng 14, tòa nhà Pacific Palace 83B Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội, VIỆT NAM
Điện thoại (+84) 4-946-1428 Fax (+84) 4-946-1417 Email: ford-hanoi@fordfound.org
*Tài trợ của Quỹ Ford ở Việt Nam từ (1996-2007)
- Giáo dục và học thuật: Cải thiện việc đào tạo, xây dựng nguồn trí lực và hỗ trợ nghiên cứu khoa học xã hội: 17.852.200 USD.
- Tài chính phát triển cải thiện khả năng tiếp cận đến các dịch vụ tài chính cho các hộ gia đình có thu nhập thấp, các nhóm dân tộc thiểu số và phụ nữ: 1.296.900 USD.
- Môi trường và phát triển thúc đẩy việc tạo lập sự phồn thịnh bền vững tại các cộng đồng thiệt thòi phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên: 13.177.975 USD.
- Tình dục và sức khoẻ sinh sản: Xây dựng năng lực và cam kết đảm bảo để các nhóm người dễ bị tổn thương có thể thực thi quyền tiếp cận thông tin và dịch vụ về sức khoẻ tình dục và sinh sản:16.380.583 USD.
- Hợp tác quốc tế: Đào tạo về quan hệ quốc tế và đa dạng hoá các mối quan hệ với Hoa Kỳ: 24.009.214 USD.
- Truyền thông nghệ thuật và văn hóa: Xây dựng kiến thức về quản lý văn hóa nghệ thuật, tài liệu hóa và bảo tồn các truyền thống đa dạng của Việt Nam, tái phát triển ngành công nghiệp điện ảnh, khuyến khích nghệ sỹ thu hút sự chú ý của thế giới xung quanh: 11.663.700 USD.
2.1.2.4. Cơ cấu tổ chức, quản lý các đơn vị múa rối Sân khấu múa rối chuyên nghiệp
Sân khấu múa rối chuyên nghiệp là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân. Vì vậy, tùy thuộc vào quy mô và tình hình hoạt động của mỗi đơn vị, có thể có sự khác biệt. Song nhìn chung đều theo mô hình doanh nghiệp dưới sự quản lý của Nhà nước.
Trưởng phường Phó phường 1 Phó phường 2 Nghệ sỹ tạo hình (01) Nhạc công (03) Ca nương (02) Nghệ sỹ biểu diễn (16) (16) Giám đốc Phó giám đốc 1 Phó giám đốc 2
Các phòng chức năng và đoàn biểu diễn Tổ chức trực thuộc
Phòng hành chính – Tổng hợp Phòng tổ chức – biểu diễn Đội nhạc Phòng nghệ thuật Đoàn nghệ thuật 2 Đoàn nghệ thuật 1 Ban quản lý rạp Trung tâm thiết kế, trang trí,