Hoạt động tuyên truyền, quảng bá thu hút khách du lịch đốivớ

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật múa rối nước ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 83)

với sân khấu múa rối nước chuyên nghiệp

Nhà hát múa rối Việt Nam

Từ khi thành lập, Nhà hát Múa rối Việt Nam đã dựng được gần 100 vở diễn múa rối (vở ngắn và vở dài). Bên cạnh đó, Nhà hát còn sưu tầm, nghiên cứu, phục hồi, nâng cao hàng chục trò múa rối nước cổ truyền. Giúp đỡ về chuyên môn, vật chất cho các phường rối nước Nguyên Xá, Đông Các (Thái

Bình), Nam Chấn (Hà Nam), Hồng Phong (Hải Dương), Tế Tiêu (Hà Tây),…Nhà hát còn giúp thành lập các đoàn múa rối ở các tỉnh như Đoàn Hải Phòng, Đoàn Hà Nội, Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, Đoàn Đắc Lắc,…

Về biểu diễn: Nhà hát đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành, huyện, thị xã,…trên toàn quốc. Thực hiện hàng nghìn buổi biểu diễn, phục vụ hàng triệu lượt người xem. Đặc biệt Nhà hát còn đến tận cơ sở để phục vụ các em nhỏ. vào vùng sâu, vùng xa phục vụ các bà con dân tộc.

Về đối ngoại:Từ năm 1979, Nhà hát mở rộng cánh cửa đối ngoại đã thực hiện trên 40 chuyến lưu diễn. Qua 27 nước khác nhau trên thế giới như Anh, Pháp, Đức, Thuỵ Sĩ, Đan Mạch, Tiệp Khắc, Nga, Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha,…Có nước Nhà hát đến biểu diễn 9 lần như nước Pháp. Dù biểu diễn ở bất cứ nước nào trên thế giới, dù bất đồng ngôn ngữ, không cùng màu da và khác nhau về tín ngưỡng tôn giáo, Nhà hát cũng được đón tiếp rất nhiệt tình và chu đáo. Họ chờ đón và xem rất say mê chú Tễu giáo trò, cáo bắt vịt, chăn trâu, thổi sáo, long ly, quy, phượng, rồng phun lửa, các cô Tiên múa hát,…Tất cả được làm bằng gỗ biểu diễn trên mặt nước trong xanh, dưới ánh đèn lung linh tạo nên sự huyền ảo đến không ngờ. Qua đó có thể khẳng định Múa rối chính là chiếc cầu nối văn hoá Việt Nam gần với bạn bè Quốc tế.

Những tiết mục rối nước truyền thống giành huy chương vàng tại hội diễn sân khấu múa rối toàn quốc năm 1994: Nhi đồng hý thủy; múa bát tiên; múa sư tử; múa rồng; đánh cá; đua thuyền; múa phượng; bát âm.

Nhà hát múa rối Thăng Long

Nhà hát Múa rối Thăng Long tham gia các cuộc liên hoan trong nước và Quốc tế, đoạt nhiều huy chương vàng, huy chương bạc cho các vở: Aladin và cây đèn thần, tiếng gọi trẻ thơ, bù nhìn rơm, huyền thoại Tiên Rồng, trấn Cổ Loa thành... Cùng nhiều bằng khen, giấy khen do Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội tặng thưởng. Năm 2008 được tặng danh hiệu: "Lá cờ đầu của ngành Văn hoá", là nhà hát dẫn đầu doanh thu thực hiện xã hội hoá nghệ thuật sớm nhất cả nước.

Nhà hát Múa rối Thăng Long đã kết hợp hài hoà các nhiệm vụ quản lý Nhà hát, sáng tạo nghệ thuật đáp ứng tâm tư nguyện vọng chính đáng của nghệ sỹ, diễn viên tạo sức mạnh đồng thuận bền vững để phục vụ công chúng. Bốn mươi năm là cuộc hành trình sáng tạo với đội ngũ diễn viên tài năng nhiều kinh nghiệm biểu diễn biên kịch như Hữu Thụ, Đỗ Mùi, Đăng Tiến, Thanh Hiền Chu Lượng, Hoàng Tuấn...

Năm 2005 Nhà hát có doanh thu 9 tỷ đồng; năm 2006 là 11 tỷ đồng; năm 2007 là 15 tỷ đồng; năm 2008 là 16 tỷ đồng. Ngoài doanh thu tăng trưởng Nhà hát còn biểu diễn không doanh thu phục vụ nhiệm vụ chính trị nhân dân Thành phố Hà Nội, tham gia các phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", ủng hộ người nghèo, bão lụt.

Cho đến nay Nhà hát đã lưu diễn trên 40 nước ở khắp các châu lục trên thế giới, giới thiệu nghệ thuật Múa rối Việt Nam với bạn bè quốc. Nhà hát đã phục hồi 17 trò rối nước dân gian cổ xưa, tạo bước đột phá nghệ thuật trước công chúng cả nước.

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật múa rối nước ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)