Vai trò của các đơn vị tổ chức quản lý trong việc tổ chức các

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật múa rối nước ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 78)

hoạt động tuyên truyền, quảng bá múa rối nước

Các cơ quan quản lý đóng vai trò khởi xướng, tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến cho nghệ thuật múa rối nước. Một trong số những hình thức quan trọng là thông qua các liên hoan múa rối trong nước và việc tham dự liên hoan múa rối quốc tế. Gần đây nhất, có thể kể đến liên hoan tiêu biểu:

Liên hoan múa rối dân gian quốc lần thứ nhất (tháng 06/2011)

Đơn vị chỉ đạo: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Cục nghệ thuật biểu diễn, phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương, Hội Nghệ sỹ sân khấu, Liên chi hội múa rối – UNIMA Việt Nam.

Mục đích, ý nghĩa

Liên hoan múa rối dân gian lần thứ I – 2011 là dịp để các nghệ nhân dân gian toàn quốc giới thiệu các giá trị độc đáo của nghệ thuật múa rối dân gian ở các phương rối. Đây cũng là ngày hội để các nghệ nhân có điều kiện gặp gỡ giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị trong nghệ thuật múa rối dân gian.

Qua hoạt động của liên hoan, các nhà quản lý có dịp hiểu và quan tâm đến phương thức hoạt động và đời sống của các nghệ nhân của các phường múa rối, từ đó định hướng để bảo tồn và phát triển nghệ thuật múa rối dân

gian,đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao của khán giả trong thời kỳ hội nhập.

Yêu cầu về chủ đề, nội dung tư tưởng, và nghệ thuật của tác phẩm

Các tiết mục tham dự liên hoan là những tiết mục múa rối cạn, rối nước truyền thống hoặc mới sáng tạo, phản ánh sâu sắc những nét đẹp trong đời sống văn hóa, lao động, sinh hoạt của con người Việt Nam trong quá khứ và hiện tại.

Các tiết mục cần có sự tìm tòi, sáng tạo về phương pháp nghệ thuật, hình thức thể hiện, giữ được những đặc trưng của từng loại hình nghệ thuật (Rối cạn và Rối nước), thể hiện rõ các chức năng cơ bản của văn học nghệ thuật là: nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ.

Đối tượng tham dự liên hoan là các phường múa rối dân gian trên toàn quốc bao gồm cả rối cạn và rối nước.

Yêu cầu đối với các đơn vị tham dự liên hoan

- Liên hoan chấp nhận tất cả các thể loại của nghệ thuật múa rối dân gian. - Thời lượng của mỗi tiết mục từ 30 đến không quá 45 phút.

Địa điểm, thời gian tổ chức liên hoan

- Thời gian: Từ ngày 13 đến hết 18 tháng 06 năm 2011.

- Địa điểm khai mạc: Trung tâm văn hóa tỉnh Hải Dương – số 08 Hồng Quang, Thành phố Hải Dương.

- Địa điểm biểu diễn

+ Trung tâm đào tạo, huấn luyện và thi đấu thể thao dưới nước tỉnh Hải Dương - số 01 đường Thanh Niên, thành phố Hải Dương (đối với rối nước)

+ Trung tâm văn hóa tỉnh Hải Dương - số 08 Hồng Quang, Thành phố Hải Dương (đối với rối cạn).

Kinh phí

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm về kinh phí tổ chức, kinh phí giải thưởng, hỗ trợ một phần kinh phí dàn dựng tiết mục, kinh phí ăn ở trong thời gian tham dự liên hoan. Cụ thể, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hỗ trợ mỗi phường rối 20 (hai mươi) triệu đồng kinh phí.

- Các phường rối dân gian lo kinh phí dàn dựng tiết mục, kinh phí đi lại, ăn ở cho các nghệ nhân, cán bộ công nhân viên của phường tham gia liên hoan.

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương lo kinh phí địa điểm biểu diễn, kinh phí tuyên truyền quảng bá, âm thanh, ánh sáng, trang trí khánh tiết, lễ tân trong quá trình diễn ra liên hoan.

Khen thưởng

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao cho cục Nghệ thuật biểu diễn có những hình thức khen thưởng như sau:

- Tặng thưởng giải A, giải B cho các tiết mục, các cá nhân, đơn vị và nhóm các nghệ nhân biểu diễn đạt các tiêu chí trong Quy chế chấm thi và khen thưởng. (Số lượng giải thưởng không quá 40% tổng số diễn viên chính và phụ trong các tiết mục tham gia liên hoan). Theo đó, giải nhất cá nhân, giải tiết mục từ 3 đến 5 triệu.

- Ngoài các giải thưởng chính thức, Ban tổ chức sẽ xem xét để trao một số giải phụ khác như thiết kế con rối đẹp, vv…theo đề xuất của Ban giám khảo và được sự đồng ý của Ban chỉ đạo. Các giải thưởng có giấy khen nhận kèm theo tiền thưởng của Cục nghệ thuật biểu diễn.

Kết quả, thành tựu của Liên hoan

Kết thúc liên hoan Ban tổ chức đã trao 6 giải A, 7 giải B cho các tiết mục xuất sắc và 2 giải tạo hình con rối xuất sắc.

03 Giải A - Giải chương trình xuất sắc: trao cho phường Thanh Hải (huyện Thanh Hà, Hải Dương); phường Bảo Hà và Nhân Hòa (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng). 6 giải A - Giải tiết mục xuất sắc cho các tiết mục: Rước ảnh Bác Hồ (phường Bùi Thượng, Hải Dương); Tuồng Sơn Hậu - trích đoạn chém Tá (phường Tế Tiêu, Hà Nội); trò Thị Mầu lên chùa (phường Đông Các, Thái Bình); Múa hát văn (phường Nghĩa Trung, Nam Định); Rồng đốt lá đề, ngựa chiến trên dàn sóc (phường Thanh Hải, Hải Dương); Múa Tứ linh (phường Minh Tân, Hải Phòng). Giải tạo hình con rối xuất sắc cho phường Nam Chấn (xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, Nam Định) và Đồng Ngư (huyện Thuận Thành, Bắc Ninh).

Liên hoan thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều cấp, nhiều ngành và các phương tiện truyền thông. Tin tức về liên hoan được cập nhật trên các trang tin điện tử của Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch, Cục nghệ thuật biểu diễn, hội Nghệ sỹ sân khấu, các tỉnh thành và các trang tin văn hóa trong nước, các đại sứ quán của Việt Nam ở nước ngoài…góp phần quảng bá hơn nữa hình ảnh múa rối nước. Cùng với đó, liên hoan cũng là động lực cho các phường rối thi đua tìm hiểu, rèn luyện tay nghề để có những tiết mục tinh xảo hơn để được công chúng đón nhận. Đồng thời, đây là tiếng nói góp phần tác động đến chính quyền địa phương, xã hội cần quan tâm hơn nữa đến sự phát triển rối nước ở địa phương mình.

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật múa rối nước ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)