Cơ sở vật chất – kỹ thuật tại các điểm Tham quan – Du lịch

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật múa rối nước ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 61)

Nhận thấy sự độc đáo và hấp dẫn du khách của nghệ thuật múa rối nước, hiện nay tại một số điểm tham quan – du lịch có tổ chức khai thác hoạt động múa rối nước trong du lịch. Điển hình có các đơn vị sau:

Bảo tàng Dân tộc học. Bảo tàng dân tộc học không phải là đơn vị múa rối chuyên nghiệp. Song đây là nơi trung gian giới thiệu đến du khách gần như nguyên gốc nghệ thuật múa rối nước dân gian.

Quy mô và kết cấu của Bảo tàng: Trong khoảng chục năm qua, Bảo tàng có 2 khu vực chính. Khu thứ nhất bao gồm nhà trưng bày, văn phòng và cơ sở nghiên cứu, thư viện, hệ thống kho bảo quản, hệ thống các bộ phận kỹ thuật, hội trường...Các khối nhà liên hoàn với nhau, có tổng diện tích 2.480m2, trong đó 750 m2 dùng làm kho bảo quản hiện vật. Khu thứ 2 là khu trưng bày ngoài trời, rộng khoảng 2 hecta, bắt đầu xây dựng năm 1998 và hoàn thành công trình trưng bày cuối cùng trong năm 2006. Không gian

trưng bày ngoài trời của Bảo tàng rộng khoảng 2 hecta, giới thiệu những phong cách kiến trúc đặc trưng của một số dân tộc ở Việt Nam: Nhà dài người Ê Đê, nhà sàn người Tày, nhà nửa sàn nửa trệt của người Dao, nhà lợp bằng gỗ pơ-mu của người Hmông, nhà mồ người Gia Rai, nhà mồ người Cơ Tu, nhà rông người Ba Na, khuôn viên cư trú của người Chăm, nhà trình tường của người Hà Nhì, khuôn viên cư trú của người Việt. Phía trước nhà người Việt có thủy đình là nơi trình diễn múa rối nước của các phường rối đến từ những làng quê ở Nam Định, Hải Dương, Hà Nội...

Bên cạnh đó, hiện nay Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được cấp thêm hơn 1 hecta đất, nâng diện tích khuôn viên của Bảo tàng lên gần 4,4 hecta. Tại phần đất mở rộng này, từ giữa năm 2007 bắt đầu xây dựng một tòa nhà 4 tầng, mang tên “nhà Cánh diều”, để giới thiệu về văn hóa các dân tộc ngước ngoài, chủ yếu là các dân tộc ở Đông Nam Á. Đây sẽ là khu trưng bày thứ 3 của Bảo tàng.

Tính ưu việt của Bảo tàng: Bảo tàng này là một trung tâm trưng bày và lưu giữ quí giá về văn hoá của đủ 54 dân tộc. Tính đến năm 2000 đã tích luỹ được 15.000 hiện vật, 42.000 phim (kèm ảnh màu), 2190 phim dương bản, 273 băng ghi âm các cuộc phỏng vấn, âm nhạc, 373 băng video và 25 đĩa CDRom. Đồng thời, đây là một trung tâm nghiên cứu dân tộc học với những chuyên gia về các dân tộc, các lĩnh vực chuyên ngành. Người ta đến đây không chỉ để tham quan, giải trí, mà còn để tìm hiểu, nghiên cứu về các dân tộc, các sắc thái văn hoá đa dạng và đặc sắc của từng tộc, từng vùng cũng như những giá trị truyền thống chung của các dân tộc.

Khu du lịch Việt Phủ Thành Chương

Việt Phủ Thành Chương được xây dựng tại xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Là tác phẩm nghệ thuật, văn hóa độc đáo của họa sĩ Thành Chương. Được xây dựng từ năm 2001, ý tưởng ban đầu của họa sĩ Thành Chương là tạo dựng một không gian văn hóa, nghệ thuật, tâm linh rất Việt Nam dành cho riêng ông và gia đình. Nhưng ngay sau đó, công trình thu hút

sự chú ý của công chúng và đến 2009, sau khi chính thức hoàn thành, trở thành điểm đến của nhiều chính trị gia, nhà ngoại giao, tổ chức văn hóa, xã hội và công chúng yêu văn hóa Việt.

Lịch mở cửa: Việt phủ Thành Chương mở cửa các ngày trong tuần, từ thứ ba đến chủ nhật, từ 09h00 sáng đến 17h30 (Mùa hè); 17h00 (Mùa đông). Nghỉ thứ hai (Lịch có thể thay đổi. Lịch nghỉ không áp dụng cho các đoàn đã đặt trước.). Phòng trưng bày nghệ thuật: Từ 10h đến 11h30 và từ 14h đến 16h30. Phòng vé sẽ đóng cửa 30 phút trước khi giờ tham quan kết thúc.

Vé vào cửa: Giá vé: 100.000 VNĐ/vé/người lớn; 50.000 VNĐ/vé/trẻ em. Mỗi vé kèm theo 01 sách hướng dẫn (tiếng Việt/tiếng Anh), bản sơ đồ và nội quy tham quan. Việt Phủ có thu phí chụp ảnh đám cưới 4.000.000 VNĐ/một đám cưới. Ngoài mục đích lưu niệm cá nhân, việc chụp ảnh với các mục đích khác đều phải được sự đồng ý của ban quản lý.

Việt Phủ Thành Chương với hoạt động biểu diễn nghệ thuật và nghệ thuật múa rối nước.

Đến thăm Việt phủ Thành Chương, du khách có thể thưởng thức nghệ thuật ẩm thực miền Bắc truyền thống tại nhà hàng Hương Việt kết hợp xem một chương trình biểu diễn rối nước đích thực với sân khấu ngoài trời, chương trình ca nhạc truyền thống với ca trù, quan họ, chầu văn, múa hầu đồng tại nhà hát Long Đình. Họ đều là những nghệ sĩ có uy tín trong các môn nghệ thuật nói trên được mời đến biểu diễn. Chi phí ăn ở, đi lại và công tác phí do khu du lịch chi trả.

Khu du lịch sinh thái Minh Hải

Khu du lịch sinh thái Minh Hải thuộc Công ty gốm sứ Minh Hải, có địa chỉ tại làng Bát Tràng, xã Minh Hải, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Cách thủ đô Hà Nội 9km về phía Đông Nam, khu du lịch sinh thái Minh Hải – Làng thủ công mỹ nghệ Việt Nam có diện tích 100.000 m2 là điểm tham quan nghỉ dưỡng cuối tuần lý tưởng, có khả năng đón tiếp lên đến khoảng 1000 du khách một ngày.

Khu du lịch là nơi tập hợp tinh hoa của các làng nghề truyền thống Việt Nam như dệt lụa Vạn Phúc, gỗ Đồng Kỵ, mộc mỹ nghệ Sơn Đồng, sản phẩm thêu Khoái Nội, chạm bạc Đồng Xâm, ngoài ra còn những sản phẩm nổi tiếng khác trong nước gốm Chăm, gốm Đồng Nai, thổ cẩm thêu Sa Pa, đá quý Lục Ngạn…đặc biệt là gốm sứ Bát Tràng.

Các dịch vụ tại khu du lịch sinh thái Minh Hải:

- Nặn gốm và vẽ sản phẩm gốm sứ: 60.000đ/khách

- Nặn gốm và vẽ sản phẩm gốm sứ (nung chín thành phẩm và gửi đến khách sạn ngày hôm sau): 100.000đ/khách

- Du lịch xe trâu tham quan trong khu du lịch sinh thái Minh Hải (15- 20 phút): 60.000đ/khách

- Du lịch xe trâu tham quan làng Bát Tràng, (30 phút): 120.000đ/khách Giá áp dụng cho đoàn từ 6 khách trở lên. Đối với đoàn dưới 6 khách khu du lịch áp dụng tăng 15% trên giá dịch vụ. Hình thức thanh toán có thể bằng tiền mặt trực tiếp theo từng chương trình (bởi hướng dẫn viên) hoặc chuyển khoản khi kết toán cuối tháng. Công ty du lịch được hưởng ưu đãi 10% trên giá trị hợp đồng trước thuế. Ngoài ra, dịch vụ ăn uống được tính linh hoạt, mức ăn đặt sẵn thấp nhất từ 170,000/khách (từ 2 khách trở lên), không bao gồm đồ uống.

Ngoài các hoạt động tham quan, giải trí, du lịch xe trâu, khu du lịch tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật định kỳ. Du khách có thể xem chương trình biểu diễn nghệ thuật dân gian truyền thống như: múa rối nước, hát chèo, hát quan họ, chầu văn, ca trù, do các nghệ nhân làng ĐàoThục, Đồng Ngư, Bắc Ninh thể hiện. Để làm được điều đó, khu du lịch đã đầu tư một nhà thuỷ đình kiên cố để trình diễn múa rối nước.

Được biết, đã có một số công ty du lịch hợp tác khai thác và xây dựng tour thử nghiệm tại Minh Hải, như OSC, APEC, Vinatour, Asia Top Travel... và bắt đầu có hiệu ứng tốt từ du khách nước ngoài.

Bên cạnh mục đích bảo tồn và gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của Bảo tàng Dân tộc học, các khu du lịch sinh thái, điểm tham quan du lịch này cũng ngày càng quan tâm đến việc giới thiệu đến du khác các loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc, nhất là nghệ thuật múa rối nước. Bởi rối nước có sự kết hợp của nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống khác, và là nghệ thuật được cảm nhận bằng nhiều giác quan. Với du khách quốc tế, múa rối nước gần như không có rào cản ngôn ngữ. Với khách du lịch trong nước, nội dung múa rối nước phong phú, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau về độ tuổi, ngành nghề…Khán giả yêu mến múa rối nước với tính nhạc, tính thơ, tình chuyển động; bởi sự hồn nhiên, ngây thơ, nhưng không kém phần tài tình.

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật múa rối nước ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)