điểm tham quan
Các điểm tham quan luôn có chiến lược kinh doanh và thu hút khách du lịch đến với mình thông qua kênh mạng điện tử, các phương tiện truyền thông…Trong đó, hoạt động biểu diễn múa rối nước góp phần làm phong phú thêm thực đơn thưởng thức văn hóa truyền thống cho du khách, là một yếu tố góp phần tạo nét khác biệt để lôi cuốn du khách đến với mình. Qua đó, góp phần giới thiệu về nghệ thuật múa rối nước, chung tay góp phần bảo tồn nghệ thuật truyền thống dân tộc. Tùy thuộc vào tính chất nổi trội về kinh doanh hay bảo tồn của các điểm tham quan hoặc khu du lịch, hoạt động múa rối nước có thể được nuôi dưỡng bảo tồn để khai thác hoặc khai thác để bảo tồn.
Tiêu biểu, có thể kể đến Bảo tàng dân tộc học. Bảo tàng mở cửa hằng ngày thông tầm từ 8:30 đến 17:30, chỉ đóng cửa vào các ngày thứ Hai hằng tuần và Tết Nguyên đán. Danh mục thu phí như sau: [80]
VÉ VÀO CỬA:
- Ngƣời lớn : 25.000 đồng
- Diện giảm giá
(theo qui định chung hiện hành) :12.500 đồng
- Sinh viên : 5.000 đồng
- Dƣới 16 tuổi : 3.000 đồng
DỊCH VỤ KHÁC:
- Hƣớng dẫn tham quan
- Tiếng Việt : 30.000 đồng/lượt
- Tiếng Anh : 50.000 đồng/lượt
- Tiếng Pháp : 50.000 đồng/lượt
- Lệ phí chụp ảnh
- Chụp ảnh du lịch : 50.000 đồng/máy
- Chụp ảnh chuyên nghiệp & ảnh cưới. : 300.000 đồng/máy
- Lệ phí quay phim
- Quay phim du lịch : 50.000 đồng/máy - Quay phim chuyên nghiệp : 300.000 đồng/máy
Vé vào cửa bán theo thể thức : Bán trước thời hạn, bán theo đoàn. Liên hệ trực tiếp quầy Lễ tân, số điện thoại : 84-04-37562193
Đặt trước qua Fax : 84-04-38360351
qua E-mail : vme18@vme.org.vn
Bảo tàng Dân tộc học với công ty du lịch
Trước đây, tháng 3/1999, Bảo tàng Dân tộc học lần đầu tiên đã chủ động tổ chức cuộc hội thảo Bảo tàng với công tác du lịch. Những năm qua, lượng khách đến Bảo tàng liên tục tăng lên, nhiều công ty du lịch thường xuyên đưa khách đến Bảo tàng. Cuộc gặp gỡ lần thứ hai (tháng 6/2011) là dịp để một lần nữa Bảo tàng và những người hoạt động trong ngành du lịch trao đổi ý kiến, hiểu biết nhu cầu hiện nay của nhau. Trên cơ sở đó, hy vọng sẽ
tăng cường mối quan hệ giữa hai bên, để du khách đến Bảo tàng tham quan thêm đông, đặc biệt là việc tham quan của du khách đạt hiệu quả và chất lượng cao hơn, cũng như giúp cho Bảo tàng xây dựng các kế hoạch công tác dài hạn sát hợp hơn với nhu cầu của các công ty lữ hành.
Thành tựu đạt được từ hoạt động tuyên truyền, quảng bá thu hút du khách: Mười năm đầu mở cửa, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã đón tiếp khoảng 1.200.000 lượt khách tham quan, trong đó có trên 530.000 khách quốc tế đến từ hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số du khách đến Bảo tàng ngày càng gia tăng, năm 2007 đạt 337.000 lượt người, trong 6 tháng đầu năm 2008 – hơn 210.000 lượt người. [80]
Năm 2010, Bảo tàng đã đón hơn 410.600 lượt khách tham quan, trong đó khách Việt Nam chiếm gần 63% (gần 258.500 lượt người) và khách nước ngoài chiếm hơn 37% (hơn 152.000 lượt người). [80]
Sinh viên chiếm gần 40% số khách trong nước và đây là đối tượng công chúng quan trọng của Bảo tàng từ nhiều năm nay. Thống kê khách tham quan các tháng cho thấy: tháng 2 và 9 có đông khách Việt Nam nhất (30.000 – 33.000 lượt người, trong đó có hơn 12.000 sinh viên mỗi tháng), trong khi khách quốc tế đông hơn cả là vào tháng 3 và 11 (mỗi tháng gần 19.000); tháng 7 và 8 ít khách Việt Nam (10.500 – 11.700), còn tháng 6 và 9 ít khách quốc tế (trên dưới 7.000). [80]
Từ năm 1997, khi Bảo tàng bắt đầu mở cửa đến nay, trong số khách nước ngoài tham quan Bảo tàng, khách Pháp luôn đứng đầu về số lượng. Năm 2010, có gần 32.000 lượt khách Pháp, chiếm 21,15% số lượt người nước ngoài đến Bảo tàng. Tiếp theo là 11 nước thuộc diện có trên 1.500 lượt người: Australia – 5,62%, Hàn Quốc – 5,48%, Mỹ – 5,35%, Đức – 4,48%, Anh – 3,28%, Tây Ban Nha – 2,17%, Singapore – 1,20%, Canada – 1,34%, Trung Quốc – 1,13%, Malaysia – 1,09% và Nhật Bản – 1,04%. Tổng cộng 12 nước hàng đầu này chiếm 52,39% lượt khách quốc tế của Bảo tàng trong năm vừa qua. [80]
Định hướng công tác năm 2011. Hội nghị tổng kết công tác năm 2010 và bàn phương hướng công tác năm 2011 của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã họp ngày 27/12/2010.
Năm 2011, Bảo tàng triển khai ngay từ đầu năm mọi lĩnh vực công tác để bảo đảm cho Bảo tàng hoạt động bình thường và phục vụ công chúng ngày càng tốt hơn, trong đó nổi lên những công việc sau đây:
1. Có hai nhiệm vụ ưu tiên: Thứ nhất là tu chỉnh, đổi mới cho khu trưng bày thường xuyên trong toà nhà trống đồng và khu trưng bày ngoài trời, đồng thời thay thế hệ thống chỉ dẫn của Bảo tàng. Thứ hai là thúc đẩy các công việc chuẩn bị cho việc tiến tới khai trương trưng bày văn hoá Đông Nam Á.
2. Chuẩn bị một số trưng bày chuyên đề năm 2011 và những năm sau. Tổ chức các chương trình sinh hoạt văn hoá vào dịp đầu xuân Tân Mão, tết thiếu nhi và trung thu, duy trì hoạt động trình diễn rối nước cuối tuần.
Trong đó có dự định tu sửa xây mới nhà thủy đình tại khuôn viên trưng bày ngoài trời nhà người Việt. Dự kiến nhà được thiết kế bởi kiến trúc sư Nguyễn Hoàng Giang, có sự tư vấn của kỹ sư, nghệ sỹ, trưởng phường rối nước Đồng Ngư – ông Nguyễn Thành Lai. Mô hình được lấy theo mẫu thủy đình tại chùa Thầy. Nơi còn giữ được tương đối nguyên mẫu thủy đình cổ và tiêu biểu của đồng bằng Bắc Bộ nói riêng, của Việt Nam nói chung. Tổng kinh phí khoảng 1,6 tỷ đồng. Dự kiến hoàn thành và đưa vào hoạt động năm 2012.