Sản phẩm phục vụ phát triển Du lịch của sân khấu múa rố

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật múa rối nước ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 74)

chuyên nghiệp

Sân khấu múa rối chuyên nghiêp là các đơn vị sự nghiệp có thu, được xây dựng nên nhằm mục đích bảo tồn hoạt động múa rối nước thông qua việc khai thác phục vụ công chúng, đặc biệt là khách du lịch.

Hiện nay, các sân khấu múa rối chuyên nghiệp đều xây dựng trang tin điện tử (website) với đầy đủ các nội dung về tiểu sử đơn vị, chức năng, nhiệm vụ, tình hình hoạt động, thời gian làm việc, lịch biểu diễn, giá vé, hình thức liên hệ, và kho dữ liệu liên quan đến rối nước. Nội dung phong phú, ngôn ngữ

trình bày thông thường gồm tiếng bản địa, tiếng Anh và tiếng Pháp. Hệ thống các ca biểu diễn cố định. Các đơn vị lữ hành có lượng khách tương đối ổn định ký kết hợp đồng dài hạn, được ưu đãi giảm giá so với giá công bố, đồng thời quy trình đặt và thanh toán thuận tiện hơn. Hàng tháng điều hành gửi số lượng vé cần qua fax hoặc thư điện tử . Vào một ngày quy định trong tháng đến lấy mặt vé. Tùy thuộc vào tính chất thị trường du khách, các sân khấu này có chính sách hoạt động phù hợp. Ví dụ, đối với nhà hát múa rối Thăng Long, do vị trí thuận lợi gần nơi lưu trú khách du lịch, nhà hát có chính sách ưu đãi giành cho khách đoàn có số lượng ổn định phần lớn đến từ các đơn vị lữ hành. Nhà hát luôn có số lượng vé nhất định giành cho khách du lịch tự mua. Họ luôn được chào đón đến với nhà hát bất cứ lúc nào mà không phải e ngại tâm lí độc quyền, mặc dù nhà hát thường xuyên trong tình trạng quá tải, nhất là với đơn vị lữ hành. Bên cạnh đó, với tính chất số lượng đoàn đông, nhưng không ổn định (thị trường khách Á là chủ yếu), nhà hát múa rối Việt Nam lại áp dụng hình thức xác nhận đặt số lượng, đến ngày tham gia hướng dẫn viên thanh toán theo số lượng khách thực tế mà không cần điều hành đến lấy cuống vé trước. Và giá vé cho đoàn đông áp dụng theo giá không mặc định (ROH) là 50,000/vé. Trong khi đó, nhà hát múa rối Thăng Long áp dụng chính sách hai giá cho hai vị trí khác nhau trong rạp là 60,000 cho vé loại II (vị trí xa sân khấu, hiệu quả xem thấp hơn) và giá loại I là 100,000. Điều này phù hợp với tính chất đoàn vừa phải, có nhóm nhỏ và có khách lẻ. Trong khi hầu hết các nhà hát ở Thủ đô phải gian nan tìm cách mưu sinh thì Nhà hát Múa rối Thăng Long lại có lịch đỏ đèn suốt tất cả các ngày trong năm để phục vụ người xem, chủ yếu là du khách quốc tế. Tổng cộng trong năm 2009, Nhà hát đã biểu diễn 1.682 buổi, phục vụ 370.000 lượt khách.

Cùng với đó, công tác lễ tân đón tiếp du khách được chú trọng. Lễ tân, nhân viên được đào tạo kỹ năng giao tiếp, biết sử dụng ngoại ngữ, trả lời các thắc mắc của khách du lịch. Màn giới thiệu và chương trình bằng tiếng Anh. Mỗi khách được phát một tờ rơi, tập gấp (brocher) bằng tiếng Anh, Pháp giới

thiệu tổng thể về chương trình để bắt nhịp với chương trình biểu diễn. Những yếu tố này tại các đơn vị múa rối chuyên nghiệp mang lại hiệu ứng rất tốt. Bởi dù múa rối nước mang tính trực quan sinh động, song không phải du khách nào cũng hiểu hết được ý nghĩa của nó. Việc tóm gọn và dịch sang ngôn ngữ của khách, phát cho từng khách, kích thước nhỏ gọn họ có thể lưu lại và góp phần quảng bá cho múa rối nước và đơn vị tổ chức.

Chính vì công tác tổ chức, kinh doanh phù hợp, các đơn vị này có hoạt động hiệu quả và mang lại doanh thu ấn tượng. Điển hình là nhà hát múa rối Thăng Long: năm 2005 Nhà hát có doanh thu 9 tỷ đồng; năm 2006 là 11 tỷ đồng; năm 2007 là 15 tỷ đồng; năm 2008 lên đến 16 tỷ đồng. Ngoài doanh thu tăng trưởng Nhà hát còn biểu diễn không doanh thu phục vụ nhiệm vụ chính trị nhân dân thành phố Hà Nội, tham gia các phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", ủng hộ người nghèo, bão lụt [79].

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật múa rối nước ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)