Giải pháp về hỗ trợ xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Giày Thụy Khuê (Trang 83)

a. Giải pháp từ phía Nhà nƣớc

- Thể chế hóa các chính sách và biện pháp khuyến khích xuất khẩu.

- Tích cực đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại song phương – đa phương,… tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xuất khẩu.

- Gia nhập ký kết các hiệp ước quốc tế để tạo điều kiện thúc đẩy tự do buôn bán. - Phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát.

- Tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa; giảm tốc độ và tỷ trọng cho vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán.

b. Giải pháp từ phía doanh nghiệp

- Thiết lập chính sách xúc tiến xuất khẩu thông qua chính sách thúc đẩy xuất khẩu.

- Xây dựng chiến lược, định hướng xuất khẩu.

- Thành lập trung tâm cung cấp thông tin ở các thị trường tiềm năng. - Đào tạo cán bộ, chuyên gia.

- Lập văn phòng đại diện ở nước ngoài.

3.3.7. Giải pháp khác

a. Đẩy mạnh công tác thiết kế sản phẩm

Hầu như Công ty chỉ thiết kế các sản phẩm dựa trên những mẫu mã của khách hàng khi đặt hàng và chỉ cải tiến đôi chút để tạo ra sản phẩm của mình. Vì thế mà Công ty chưa tạo ra được các sản phẩm độc đáo mang phong cách riêng của mình. Sự yếu kém của công tác này là do sự yếu kém về trình độ thiết kế, sự hạn chế về trang thiết bị máy móc và hạn chế về nguồn thông tin thị trường.

Việc nâng cao trình độ thiết kế nằm trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Công ty. Công ty cần tuyển dụng thêm các nhà thiết kế trẻ, đào tạo lại đội ngũ thiết kế của Công ty giúp họ bắt kịp với xu hướng thời trang hiện đại.

Đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc giúp các nhà thiết kế chuyên nghiệp hóa công việc thiết kế của mình. Công ty cần áp dụng công nghệ thông tin vào việc thiết kế và sản xuất mẫu như ứng dụng các chương trình phần mềm dành cho thiết kế thời trang giúp nâng cao hiệu quả công việc thiết kế. Hiệu quả này được đánh giá làm tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều mẫu mã và giảm thiểu sai sót khi thiết kế.

Kết hợp với công tác nghiên cứu thị trường để nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng, xu hướng tiêu dùng sản phẩm để thiết kế ra các sản phẩm mà

lấy ý tưởng từ cuộc sống đa dạng của con người. Sự độc đáo được thể hiện trong kiểu dáng, chất liệu và màu sắc. Sản phẩm giày dép là sản phẩm mang tính thời vụ. Chính vì vậy, công tác này cần đẩy nhanh khả năng đổi mới sản phẩm để thu hút khách hàng.

b. Tạo nguồn vốn

Nguồn vốn tự có sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong các khoản đầu tư vào hoạt động kinh doanh theo chiều sâu. Khi có lợi nhuận, Công ty cần có kế hoạch phân chia lợi nhuận bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh sau mỗi kỳ kinh doanh. Đây là biện pháp tốt nhất để nâng cao nguồn vốn tự có của doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp thì vốn luôn luôn là yếu tố giới hạn. Ngoài nguồn vốn tự có, doanh nghiệp cần huy động cả nguồn vốn bên ngoài để giải quyết nhu cầu vốn.

Nguồn vốn bên ngoài được huy động từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong nước và quốc tế. Muốn huy động được nguồn vốn bên ngoài, doanh nghiệp cần kinh doanh có hiệu quả. Đây là căn cứ để các ngân hàng, các tổ chức tín dụng đánh giá được khả năng hoàn trả vốn. Kinh doanh hiệu quả sẽ tạo nên uy tín cho doanh nghiệp, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư vốn khi xuất vốn cho Công ty vay.

Việc vay vốn cũng sẽ dễ dàng hơn khi Công ty vừa xây dựng mối quan hệ làm ăn lâu dài với một số ngân hàng, tổ chức tín dụng vừa mở rộng mối quan hệ với các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Giày Thụy Khuê (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)